Thông qua câu hỏi nhóm 3 khảo sát về tính giá thành tác giả nghiên cứu về phƣơng pháp tính giá thành tại các công ty viễn thông di động.
Để nghiên cứu về phƣơng pháp tính giá thành ở các công ty, tác giả sử dụng câu hỏi về các cách tính giá thành đƣợc sử dụng ở công ty nhƣ tính giá thành theo chi phí đầy đủ, và tính giá thành theo chi phí biến đổi. Kết quả trả lời thu đƣợc là 100% các công ty đều tính giá thành theo chi phí đầy đủ. Chƣa có công ty nào sử dụng cách tính giá thành theo chi phí biến đổi. Khảo sát thực tế tại các đơn vị, nhiều nhân viên kế toán còn chƣa có khái niệm về giá thành theo chi phí biến đổi. Tìm hiểu lý do các công ty chƣa sử dụng cách tính giá thành theo chi phí biến đổi qua câu hỏi số 16, tác giả thu đƣợc kết quả: các phiếu trả lời không biết có phƣơng pháp này là 34,6% (9/26 phiếu); số phiếu trả lời chƣa thấy lợi ích của phƣơng pháp là 38,5% (10/26 phiếu); và chƣa có nhu cầu sử dụng là 26,9% (7/26 phiếu).
Khi trả lời câu hỏi: ―Công ty có cần thiết phải áp dụng phƣơng pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi để tính giá thành dịch vụ viễn thông di động hay không?‖ Kết quả thu đƣợc phù hợp với kết quả trả lời của câu hỏi 16. Những phiếu trả lời không biết có phƣơng pháp này hoặc chƣa thấy lợi ích của phƣơng
pháp đều trả lời là ―không có ý kiến‖. Kết quả trả lời cụ thể cho câu hỏi này thể hiện ở bảng 2.3 nhƣ sau:
Bảng 2.3. Kết quả trả lời câu hỏi 16 Rất không cần thiết Không cần thiết Không có ý kiến Cần thiết Rất cần thiết Số lƣợng 0/26 2/26 16/26 8/26 0/26 Tỷ lệ 0,0% 7,7% 61,5% 30,8% 0,0% Phƣơng pháp tính giá thành dịch vụ
Phƣơng pháp tính giá thành dịch vụ đóng vai trong quan trọng ảnh hƣởng đến sự chính xác của giá thành dịch vụ. Do đặc điểm các sản phẩm viễn thông là vô hình và cùng sử dụng chung hạ tầng mạng nên việc tính giá thành dịch vụ viễn thông rất phức tạp và khó khăn. Để nghiên cứu thực trạng tính giá thành dịch vụ viễn thông của các công ty viễn thông di động, tác giả sử dụng câu hỏi số 19 trong phiếu khảo sát nhƣ sau: ―Công ty anh/chị đang áp dụng phƣơng pháp nào dƣới đây để tính giá thành dịch vụ viễn thông di động‖ với các phƣơng án trả lời là:
Phƣơng pháp giản đơn
Phƣơng pháp hệ số
Phƣơng pháp tỷ lệ
Phƣơng pháp định mức
Phƣơng pháp khác (xin ghi rõ)
Kết quả trả lời cho câu hỏi này nhƣ sau: Các phiếu khảo sát từ Tổng công ty Viễn thông Quân đội đều trả lời là công ty sử dụng phƣơng pháp cộng chi phí (12/26 phiếu). Theo các nhân viên kế toán tại Tổng công ty viễn thông Quân đội, chi phí kinh doanh của toàn Tổng công ty đƣợc tổng hợp từ chi phí của các bộ phận khác nhau có liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông hình thành nên chi phí kinh doanh viễn thông của toàn công ty. Phiếu trả lời từ Công ty Dịch vụ Viễn thông và công ty VMS là Công ty sử dụng phƣơng pháp tỷ lệ (14/26 phiếu).
Để đánh giá tầm quan trọng của phân bổ chi phí chung, tác giả sử dụng câu hỏi 5 về tỷ trọng của chi phí chung trong tổng chi phí: ―Chi phí sản xuất chung chiếm khoảng bao nhiêu % trong giá thành dịch vụ của công ty‖. Các câu trả lời đều cho rằng chi phí chung tại các công ty viễn thông di động chiếm phần lớn trong tổng chi phí kinh doanh với tỷ lệ từ 87 - 92%.
Nghiên cứu tính hình phân bổ chi phí chung cho các đối tƣợng bằng câu hỏi 6, tác giả nhận đƣợc kết quả trả lời ở công ty VMS và Viettel là không phân tích (21/26 phiếu), Công ty Dịch vụ viễn thông là phân bổ cho từng dịch vụ theo tỷ lệ với doanh thu (5/26 phiếu). Về thời điểm, các công ty phân bổ chi phí chung sau khi kết thúc kỳ hạch toán.
Đánh giá sự tin cậy của kết quả phân bổ chi phí chung, các phiếu trả lời đều cho rằng kết quả phân bổ chi phí chung là không chính xác. Tuy nhiên khi hỏi đến phƣơng pháp phân bổ chi phí theo hoạt động thì 80,8% trả lời là không biết (21/26 phiếu) và 18,2% trả lời là biết sơ qua về phƣơng pháp này (5/26 phiếu). Với câu hỏi: ―Theo anh/chị công ty có cần thiết phải áp dụng hạch toán chi phí theo hoạt động (ABC) để phân bổ chi phí sản xuất chung hay không?‖ thì hầu hết các câu trả lời đều là không cần thiết 88,5% (23/26 phiếu) hoặc không có ý kến 15,5% (3/26 phiếu). Nguyên nhân khiến cho phƣơng pháp phân bổ chi phí theo hoạt động chƣa đƣợc áp dụng trong các công ty, các ý kiến đều cho rằng họ chƣa biết và chƣa thấy đƣợc lợi ích của phƣơng pháp này.
Bộ TT&TT đã ban hành Thông tƣ số 16/2012/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2012 Quy định phƣơng pháp xác định và chế độ báo cáo giá thành dịch vụ viễn thông. Theo Thông tƣ này, giá thành dịch vụ viễn thông đƣợc quy định nhƣ sau:
- Đối với doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại dịch vụ viễn thông hoặc nhiều loại dịch vụ viễn thông nhưng đã hạch toán riêng chi phí cho từng loại dịch vụ.
Đầu tiên, doanh nghiệp xác định hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông theo công thức:
kVT =
DTVT TDT Trong đó:
TCP: Tổng chi phí của doanh nghiệp: chi phí này bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông (hay giá vốn hàng bán) (A), Chi phí tài chính (B), Chi phí bán hàng (C), Chi phí quản lý doanh nghiệp (D) và Chi phí khác (E) (đƣợc xác định trên cơ sở BCTC năm của doanh nghiệp).
TDT: Tổng doanh thu của doanh nghiệp, gồm: Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) (đƣợc xác định trên cơ sở Báo cáo quản trị của doanh nghiệp), Doanh thu dịch vụ tài chính (DTTC) và Doanh thu khác (hay thu nhập khác) (DTkhác) (đƣợc xác định trên cơ sở BCTC năm của doanh nghiệp).
Nhƣ vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc phân bổ cho dịch vụ viễn thông theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) trong tổng doanh thu của doanh nghiệp (TDT) (hệ số kVT).
Tiếp theo, Tính chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dịch vụ viễn thông (DVT) căn cứ theo hệ số kVT:
DVT = D x kVT
Nhƣ vậy, tổng chi phí của dịch vụ viễn thông là: TCPVT = A + C + DVT
Tổng chi phí của dịch vụ viễn thông đƣợc phân bổcho dịch vụ viễn thông i theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1, Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ i (kVTi) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ i (DTVTi) trong doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT):
kVTi = DTVti DTVT
Bƣớc 2, Tính tổng chi phí cho dịch vụ i (TCPVTi) theo hệ số kVTi: TCPVTi = TCPVT x kVTi [Điều 9 Thông tƣ 16]
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại dịch vụ viễn thông và chưa hạch toán riêng từng loại dịch vụ viễn thông
Việc hạch toán chi phí và tính giá thành tại các công ty này đƣợc quy định tại điều 10 của Thông tƣ 16/2012/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2012 nhƣ sau:
Bƣớc 1, tính hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho các dịch vụ viễn thông theo doanh thu:
kVT =
DTVT TDT
Bƣớc 2, Tính chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dịch vụ viễn thông (DVT) căn cứ vào doanh thu và hệ số phân bổ chi phí đã tính ở bƣớc 1 ở trên.
DVT = D x kVT Trong đó:
D: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
Bƣớc 3, Tính tổng chi phí của dịch vụ viễn thông (TCPVT): TCPVT = A + C + DVT
Trong đó:
A: chi phí SXKD viễn thông (hoặc giá vốn hàng bán) C: Chi phí bán hàng
Bƣớc 4, Phân bổ chi phí dịch vụ viễn thông theo doanh thu dịch vụ viễn thông
a) Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) là: DTVT =
n 1
I DT(tªndvôVTI).
b) Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ viễn thông theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh trong tổng doanh thu dịch vụ viễn thông, ví dụ:
kVTCĐMĐ = DTVTCĐMĐ
DTVT
c) Tính tổng chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, ví dụ:
TCPVTCĐMĐ = kVTCĐMĐ x TCPVT 3. Phân bổ chi phí của dịch vụ viễn thông cho dịch vụ i
a) Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ i (k(tên dvụ VTi)) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ i trong doanh thu dịch vụ viễn thông.
k(tên dvụ VTi) = DT(tên dvụ VTi) DT(tên dvụ VTI)
b) Tính tổng chi phí cho dịch vụ i theo hệ số k(tên dvụ VTi) TCP(tên dvụ VTi) = TCP(tên dvụ VTI) x k(tên dvụ VTi)
(Nguồn: Thông tư 16/2012/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2012)
Trên thực tế, các doanh nghiệp viễn thông di động gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng Thông tƣ này. Dịch vụ viễn thông di động bao gồm rất nhiều loại dịch vụ trên ba nhóm đó là: Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax; dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác... Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thƣ điện tử; dịch vụ thƣ thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác... Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác...Hơn nữa, lại có nhiều khoản chi phí lại liên quan đến nhiều loại dịch vụ. Do đó việc phân bổ chi phí chung theo tiêu thức doanh thu là khó thực hiện và làm cho việc phản ánh kết quả kinh doanh của từng nhóm dịch vụ cũng còn chƣa rõ ràng và dẫn tới sự lầm tƣởng về lãi, lỗ của từng loại dịch vụ cụ thể. Điều này ảnh hƣởng tới kết quả phục vụ công ích.
Tại Tổng công ty Viễn Thông Quân đội Viettel, việc tính giá thành đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1, Căn cứ vào số lƣợng thuê bao và số phút gọi trong tháng để tính số phút gọi trung bình mỗi thuê bao trong tháng.
Bƣớc 2, Căn cứ lƣu lƣợng của mỗi loại dịch vụ và hệ số quy đổi để tính lƣu lƣợng của mỗi loại thuê bao và tổng lƣu lƣợng để tính giá thành.
Bƣớc 3, Căn cứ vào tổng chi phí để tính giá thành và tổng lƣu lƣợng để tính giá thành tính ra giá thành mỗi phút gọi nửa mạng.
Bƣớc 4, Tính giá thành mỗi phút gọi nội mạng và ngoại mạng theo công thức: Giá thành ngoại mạng = Giá thành nửa mạng + phí kết nối
Giá thành nội mạng = Giá thành nửa mạng x 2
Chi phí tính giá thành cƣớc = 87% tồng chi phí tính giá thành (Do chi phí phân bổ SMS và VAS chiếm 13%)
Ví dụ: Bảng tính giá thành cho 1 phút gọi của Viettel trong năm 2013 thể hiện trong bảng 2.4 và bảng 2.5 nhƣ sau:
Bảng 2.4. Bảng tính giá thành một phút gọi nửa mạng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013
I. Tổng số thuê bao thuê bao 1.947.536
Số thuê bao phát triển mới thuê bao 1.800.000 Thuê bao trả sau phát triển mới thuê bao 666.000 Thuê bao trả trƣớc phát triển mới thuê bao 1.134.000 II. Lƣu lƣợng 1. Trả sau Ngoại mạng Phút 351.855.387 Nội mạng 2 chiều Phút 357.196.544 Tổng lƣu lƣợng trả sau Phút 709.051.931 2. Trả trƣớc Ngoại mạng Phút 186.257.600 Nội mạng 2 chiều Phút 264.798.464 Tổng lƣu lƣợng trả trƣớc Phút 451.056.064
III.Tổng lƣu lƣợng để tính giá thành Phút 1.160.107.995 IV. Tổng chi phí để tinh giá thành Đồng 982.673.167.399
V. Giá thành tính cho nửa mạng Đồng 847
Từ giá thành tính cho nửa mạng, kế toán tính giá thành cho 1 phút gọi nội mạng và ngoại mạng theo bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5. Giá thành 1 phút gọi Giá thành ĐVT Tính cho nửa mạng Giá thành 1 phút Nội mạng Giá thành 1 phút ngoại mạng Năm 2013 Đồng 847 1.694 1.612
(Nguồn Công ty thông tin di động Viettel)
Để đánh giá sự hiểu biết của nhân viên kế toán về vai trò và tầm quan trọng của từng loại thông tin chi phí và giá thành đối với quản trị doanh nghiệp, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 20: ―Theo anh/chị hệ thống kế toán chi phí, giá thành tại đơn vị cần phải cung cấp đƣợc những thông tin sau, xin anh/chị cho biết tầm quan trọng của nó đối với hoạt động quản trị tại đơn vị theo các mức độ tăng dần từ mức 1- không quan trọng đến mức 5 - rất quan trọng bằng cách khoanh tròn)‖. Với 103 phiếu khảo sát nhận đƣợc từ các nhân viên kế toán và các nhà quản trị, tác giả có kết quả trả lời theo bảng 2.6 nhƣ sau:
Bảng 2.6. Kết quả trả lời câu hỏi 20
Loại thông tin chi phí
Mức độ quan trọng
1 2 3 4 5 Chi phí cho từng hoạt động 23 62 18 Giá thành đơn vị của từng loại dịch vụ 25 37 41 Chi phí phát sinh theo từng bộ phận 57 41 5
Khác (xin ghi rõ)
Với kết quả trên, hơn 80% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng việc tính chi phí cho từng hoạt động là rất quan trọng. Tỷ lệ tƣơng tự (75%) cho rằng cần phải tính đƣợc giá thành đơn vị cho từng loại dịch vụ. Tuy nhiên, khi hỏi về sự cần thiết phải tính chi phí phát sinh theo từng bộ phận chỉ có 5% số phiếu trả lời là quan trọng còn lại gần 40% cho rằng mức quan trọng bình thƣờng hoặc thậm chí cho rằng không quan trọng (55,3%).