Luật pháp và chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về người cao tuổi

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi

1.2.3. Luật pháp và chính sách của Nhà nước

Quan điểm của Đảng và Bác Hồ được thể hiện trong Hiến pháp 1946, Điều 14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Điều 32 Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ người già, người đau yếu và tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe và cứu trợ xã hội…”. Điều 64 Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ…”, Điều 87 ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” [50].

Ngày 23/11/2009, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XII, Quốc hội đã ban hành Luật NCT [49], trong đó quy định về quyền, nghĩa vụ của NCT, trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc sức khỏe NCT của con, cháu,.... Luật NCT là nền tảng

pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích của NCT, là cơ sở để hình thành chính sách và giải pháp phù hợp với xu thế già hóa, tốc độ già hóa dân số ở nước ta. Các quy định của Luật NCT đã từng bước đi vào cuộc sống, phục vụ đắc lực cho công tác an sinh xã hội, chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai trò NCT.

Luật Hôn nhân và Gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật…khoản 2 Điều 47 quy định “Cháu có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại”.

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1992) đã dành một chương về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe NCT… trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật quy định “…NCT được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình”.

Luật Lao động quy định tại Điều 124: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm...

Điều 151 Bộ luật Hình sự quy định “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình”. Điều 152 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định một số tình tiết giảm nhẹ khi người phạm tội là người già.

1.2.3.2. Chính sách của Nhà nước Việt Nam về người cao tuổi Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, năm 1982, nước ta có tổ chức năm quốc tế NCT. Nhiều tổ chức của NCT đã thành lập tại khắp mọi miền của đất nước và có những hoạt động đa dạng, phong phú và hiệu quả, như Hội trọng thọ, Câu lạc bộ (CLB) hưu trí, Hội phụ lão… Ngoài ra, trong nhiều tổ chức quần chúng khác NCT cũng là những thành viên tích cực, như CLB sức khỏe ngoài trời, CLB dưỡng sinh, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ… Các tổ chức đã tạo điều kiện cho NCT có nơi sinh hoạt, có cơ hội đóng góp cho xã hội, đất nước.

Trong công cuộc bảo vệ sức khỏe NCT cần tính đến điều kiện thuận lợi này, có sự hướng dẫn chu đáo dựa trên những hiểu biết sinh – y học hiện đại và truyền thống tốt đẹp của NCT Việt Nam. Ngành y tế từ rất sớm (1970) đã có hẳn một chương trình nghiên cứu y học tuổi già, năm 1980 thành lập đơn vị nghiên cứu y học tuổi già và năm 1983 thành lập Viện bảo vệ sức khỏe NCT.

Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117-TTg về chăm sóc NCT và hỗ trợ hoạt động cho Hội NCT Việt Nam [59]. Chỉ thị khẳng định:

“Kính lão đắc thọ” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là đạo lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Để phát huy truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội NCT, Thủ tướng đã chỉ thị:

(1) Về chăm sóc người cao tuổi

Uỷ ban Nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc quyền thường xuyên quan tâm làm tốt công tác chăm sóc NCT và được thể hiện trong kế hoạch phát triển KT-XH ngắn hạn và dài hạn, trong chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng cuộc sống mới. Dành tỷ lệ thích đáng ngân sách để giải quyết các vấn đề XH, chăm sóc, phát huy vai trò NCT và hỗ trợ Hội NCT.

(2) Đối với Hội người cao tuổi

Hội có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ phù hợp với Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ của Chính phủ về kinh phí và điều kiện hoạt động.

(3) Đối với các Bộ, ngành

Bộ LĐ-TB&XH quản lý về mặt nhà nước đối với Hội NCT,có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn Hội hoạt động theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho Hội NCT ở Trung ương, xã, phường và thị trấn.

Các Bộ, ngành khi soạn thảo văn bản pháp luật về chính sách đối với NCTcần tham khảo ý kiến Hội NCT trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.

Chỉ thị 117-TTg cũng đã đề cập đến Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Tổng cục TDTT, Mặt trận tổ quốc Việt Nam… tạo điều kiện và phối hợp chăm sóc và phát huy vai trò NCT.

Pháp lệnh NCT của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2000) ra đời là bước đi thích hợp để chăm sóc NCT. Pháp lệnh NCT đã dành chương 2 (14 Điều) về phụng dưỡng, chăm sóc NCT. Tập trung đề cập trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc phụng dưỡng chăm sóc NCT [48].

Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh NCT”. Điều 9 nêu rõ:

NCT được chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 8 năm 1989; NCT được hưởng dịch vụ ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/ HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), NCT từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.

Căn cứ Nghị định số 30/CP, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 16/TT / 2002 “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 30/CP của Chính phủ”.

Nghị định 120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/CP năm 2002. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, gia đình của NCT mua thẻ BHYT cho NCT.

Nghị định 121/CP năm 2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn ghi rõ chế độ đối với Chủ tịch Hội NCT cấp xã.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-BYT hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe NCT,trong đó quy định: NCT được chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; Uỷ ban ND các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe cho NCT tại địa phương.

Ngành y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe NCT…Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khỏe và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại địa phương. Trường hợp NCT bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của NCT…[14].Có thể nói, thông tư 35/2011 của Bộ Y tế đã tiến một bước dài trong việc thể chế hoá chính sách y tế cho NCT.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 141, năm 2004 về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về NCT Việt Nam.

Quyết định số 47, năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lí và sử dụng Quỹ chăm sóc NCT.

Nghị định 67/CP/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, được hưởng 120.000 đ/tháng.

Bằng thực tiễn hoạt động Hội NCT Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể vào các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, tham mưu giúp Nhà nước những vấn đề cụ thể về NCT như: Thành lập Uỷ ban Quốc gia về NCT Việt Nam, xây dựng Chương trình hành động Quốc gia về NCT giai đoạn 2006 – 2010, tổng kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh NCT, chế độ trợ cấp cho NCT từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH, chế độ khám chữa bệnh cho NCT, chế độ cho cán bộ Hội theo Công văn 372 của Bộ Nội vụ (2008).

Tuy nhiên, các chính sách về NCT hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về NCT và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn công tác NCT những năm qua, đó là:

Thứ nhất, Các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện về quyền và nghĩa vụ chăm sóc và phát huy vai trò NCT; phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò NCT; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với công tác NCT trong điều kiện đất nước phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, mặc dù Pháp lệnh NCT và các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của NCT đã được ban hành và tổ chức thực thi trong thực tế nhưng ở mức hạn chế vì các văn bản đó đều là các văn bản dưới luật. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về NCT còn chưa đầy đủ, thiếu hệ thống đồng bộ; các điều luật nặng về tuyên bố nên gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khi tổ chức thi hành trong thực tiễn. Hơn nữa, Pháp lệnh NCT ra đời trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, tỷ lệ NCT mới chiếm khoảng 8% dân số.

Vì thế, việc nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật NCT, trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh NCT và các văn bản hiện hành sẽ góp phần thể chế hoá đầy đủ, toàn diện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về NCT ở nước ta hiện nay, vừa đáp ứng được nhu cầu hội nhập vừa có tính lâu dài.

Tóm lại, từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp qui của Nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhất quán: Coi trọng và đề cao vai trò của NCT trong lịch sử, cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ chăm sóc và phát huy vai trò NCT; Nhiệm vụ chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội được nâng lên tầm cao mới là NCSK với nguyên lý thực hiện thể hiện ở ba hoạt động chính: Xây dựng chính sách, Tạo khả năng - gồm tạo một môi trường thuận lợi, cung cấp thông tin, hướng dẫn kỹ năng sống và tạo ra các cơ hội chọn lựa những điều có lợi cho sức khoẻ và Phối hợp liên ngành.

Tuy nhiên, các chính sách về NCT hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về NCT và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn công tác NCT những năm qua, bao gồm cả việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp qui và việc triển khai, tạo điều kiện cho NCT được lựa chọn những điều có lợi cho việc

NCSK. Chính vì vậy, việc lựa chọn và xây dựng các giải pháp NCSK cho NCT cũng là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w