Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tập luyện của người cao tuổi tại Câu lạc bộ

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 73 - 84)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng hoạt động tập luyện và sức khỏe người cao tuổi sinh hoạt tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3.1.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tập luyện của người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3.1.1.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tập luyện của người cao tuổi tại Câu lạc bộ

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tập luyện của NCT rất đa dạng và được luận án phân thành nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan.

Trong tiến trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tập luyện của NCT tại CLB, luận án quan tâm tới các yếu tố sau:

Các yếu tố chủ quan:

Các yếu tố khách quan [93] : Thực trạng CSVC phục vụ tập luyện;

Thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên.

(1) Thực trạng và nhu cầu tham gia tập luyện của người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội:

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động.

Nhằm mục đích xác định cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn nội dung giải pháp, xây dựng chương trình tập luyện duy trì và NCSK cho NCT một cách khoa học theo hướng đáp ứng nhu cầu người tập, thông qua tham khảo tài liệu chuyên môn, thông qua kết quả tọa đàm và quan sát thực tiễn, luận án bước đầu đã lựa chọn các nội dung và tiến hành phỏng vấn các hội viên đang sinh hoạt tại CLB (Phụ lục 2). Đồng thời để làm rõ sự khác biệt giữa thực trạng và nhu cầu, luận án kiểm định kết quả theo tham số 2 . Kết quả được trình bày tại bảng 3.6.

Kết quả phỏng vấn cho thấy:

Giữa thực trạng và nhu cầu tham gia tập luyện của 70 hội viên CLB NCT ở hầu hết các nội dung có sự phân tán, khác biệt đảm bảo đủ độ tin cậy khi so sánh tỷ lệ giữa các phương án lựa chọn bằng tham số 2 (P<0.05 – 0.01), ngoại trừ một nội dung phỏng vấn về hình thức tổ chức không có sự khác biệt. Điều này đã đặt ra nhiệm vụ khi xây dựng chương trình tập luyện cần quan tâm đến nhu cầu của NCT.

Về hình thức tập luyện mong muốn: 02 hình thức được đa số lựa chọn (theo nhóm và CLB), chiếm tới 77.1%. Đây là 2 hình thức tập không chỉ phát huy được tác dụng giải trí, cải thiện sức khỏe tâm thần, mà còn thuận lợicho việc tổ chức tập luyện dưới hình thức có người hướng dẫn (được 78.6% lựa chọn). Như vậy, nếu tổ chức tập luyện dưới 02 hình thức này sẽ đáp ứng được nhu cầu giao lưu của NCT.

Về nội dung mong muốn (không giới hạn lựa chọn): TDDS và Yoga là 2 hình thức được lựa chọn cao nhất, phù hợp với nhu cầu của NCT hiện nay trong xã hội. Đi bộ định lượng, Bóng chuyền hơi, Bóng cửa cũng nhận được nhiều lựa chọn do đây là các môn thể thao dễ tổ chức, chi phí thấp, phù hợp với sức khỏe NCT và hiện đang được tổ chức tập luyện tại CLB. Kết quả lựa chọn các nội dung yêu thích vừa có sự tương đồng với thực trạng tập luyện, nhưng cũng có sự khác biệt. Cụ thể, Yoga nhận được sự lựa chọn cao (42.9%), Đi bộ định lượng cũng được 27.1% lựa chọn, nhưng cả 02 hình thức này đều chưa được tổ chức tập luyện tại CLB. Có thể nói, đây là những hình thức tập luyện có nhiều ưu thế đối với NCT đã được các nhà khoa học nghiên cứu và khuyến cáo ưu tiên lựa chọn khi tổ chức tập luyện với mục đích duy trì và NCSK cho NCT.

TT Nội dung Thực trạng Nhu cầu So sánh

m % mi % 2 P

i

Ông (bà) TD buổi sáng 18 25.7 04 5.7

1 mong Nhóm 9 12.9 22 31.4

muốn hình CLB 70 100 32 45.7 4.52 <0.05

thức tập Tự tập 13 18.6 12 17.1

luyện nào? Hình thức khác 4 5.7 0 00 Ông (bà) Có hướng dẫn 57 81.4 55 78.6

mong Không có hướng 0 00 0 00

2 muốn hình dẫn 77.5 >0.01

thức tổ Kết hợp 13 18.6 15 21.4

chức nào?

TDDS 30 42.9 32 45.7

Ông (bà) Yoga 0 00 30 42.9

Đi bộ định lượng 15 21.4 19 27.1

mong Võ dưỡng sinh 0 00 3 4.3

3 muốn tập

Bóng chuyền hơi 20 28.6 16 22.9 4.63 <0.01 luyện môn

Bóng cửa 20 28.6 18 25.7

TT nào sau

Bơi lội 10 14.3 8 11.4

đây?

Cờ vua 04 5.7 1 1.4

Khác 5 7.1 0 00

Thời gian 1 buổi 0 00 0 00

2-3 buổi 57 81.4 2 2.9

4 tập luyện 4-5 buổi 9 12.9 65 92.8 8.75 <0.01 /tuần?

Nhiều hơn 04 5.7 3 4.3

Thời gian 45-60 phút 50 71.5 12 17.1

5 tập luyện >60-90 phút 20 28.5 58 82.9 7.48 <0.01 mỗi buổi? >90-120 phút 1 1.4 0 00

Thời điểm 5h-7h 50 71.5 9 12.9

6 tập trong 15h-18h 20 28.5 61 87.1 4.84 <0.01

ngày? Sau 18h 04 5.7 0 00

Thời gian mong muốn được tập luyện có sự lựa chọn khá tập trung:

92.8% lựa chọn với 4-5 buổi/tuần và 82.9% lựa chọn 60-90 phút/buổi. Thời điểm tập luyện trong ngày, từ 15h-18h, nhận được 87.1% lựa chọn.

Như vậy có thể thấy, nhu cầu tập luyện của NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội khá đồng nhất, đồng thời kết quả so sánh cũng chỉ ra những hạn chế về nội dung so với nhu cầu, sự khác biệt về thời điểm tập trong ngày và thời lượng tập luyện/tuần. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng trong việc lựa chọn nội dung cho giải pháp tập luyện nhằm duy trì và NCSK cho NCT tại CLB theo hướng đáp ứng nhu cầu của ngườì tham gia tập luyện.

(2) Thực trạng nhận thức về tác dụng của tập luyện thể dục thể thao:

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người. Nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội. Nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của con người, từ đó có thể lựa chọn biện pháp tác động phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Nhờ có nhận thức mà con người có thể cải tạo được thế giới và cao hơn nữa là có thể cải tạo được chính bản thân mình, phục vụ được nhu cầu của chính mình.

Trong hoạt động tập luyện TDTT thì tác dụng và lợi ích của tập luyện, phương pháp và phương tiện tập luyện... là đối tượng của nhận thức. Nhận thức đúng đắn là cơ sở làm xuất hiện nhu cầu bên trong và là căn cứ để xác định động cơ, xây dựng kế hoạch tham gia tập luyện một cách khoa học và bền vững.

Xuất phát từ quan điểm trên, đồng thời cũng xuất phát từ kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung tập luyện (mục 3, bảng 3.6) của NCT, luận án tiến hành đánh giá thực trạng nhận thức của các hội viên về tác dụng của tập luyện TDTT thường xuyên, lợi ích của Yoga, Đi bộ định lượng đối với cơ thể người tập để làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn nội dung giải pháp duy trì và NCSK cho NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu chuyên môn, với mong muốn kết quả phản ánh chính xác, khách quan nhận thức của người tham gia tập luyện, luận án đã tổng hợp và khái quát hiệu quả tác động của việc tập luyện TDTT thường xuyên, lợi ích của Yoga và Đi bộ định lượng đối với cơ thể dưới dạng các tiêu chí, phù hợp với đặc điểm nhận thức của đối tượng tham gia khảo sát. Đồng thời, để đánh giá sâu hơn về mức độ của nhận thức, luận án phân chia các

tiêu chí thành 02 nhóm: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Sự phân nhóm các tiêu chí chỉ có tính tương đối bởi giữa chúng có mối quan hệ biện chứng khách quan. Kết quả nghiên cứu và bàn luận được trình bày theo 3 nội dung:

Thực trạng nhận thức về tác dụng tập luyện TDTT thường xuyên;

Thực trạng nhận thức về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập;

Thực trạng nhận thức về lợi ích của Đi bộ định lượng với cơ thể.

a. Thực trạng nhận thức về tác dụng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên:

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu chuyên môn luận án đã tổng hợp và khái quát hiệu quả tác động của tập luyện TDTT thường xuyên theo 07 tiêu chí (trong đó tiêu chí 4 là âm tính) phản ánh những hiệu quả tác động chính, phù hợp với nhận thức của NCT. Kết quả phỏng vấn 70 hội viên NCT (Phụ lục 2) được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Thực trạng nhận thức về tác dụng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên của người cao tuổi tại câu lạc bộ (n=70)

TT Nhóm Nội dung phỏng vấn Kết quả lựa chọn

m % 2 P

i

1 Nhận Nâng cao năng lực vận động 70 100.0 2 thức Cải thiện đặc điểm hình thái 68 97.1

3 cảm Kéo dài tuổi thọ 69 98.6

4 tính Tốn kém, mất thời gian 0 00 6.75 <0.05

5 Nhận Phòng và chữa bệnh 56 80.0

Tăng sức đề kháng và năng lực

6 thức lý 50 71.4

thích ứng

7 tính Cải thiện sức khỏe tâm thần 44 62.9 Kết quả phỏng vấn cho thấy:

Tỷ lệ NCT tại CLB có nhận thức đúng đắn, tích cực về tác động của tập luyện TDTT thường xuyên khá cao. Tuy nhiên, nhận thức về từng hiệu quả tác dụng lại có sự phân tán, khác biệt đảm bảo đủ độ tin cậy khi so sánh tỷ lệ lựa chọn các tiêu chí giữa 02 nhóm bằng tham số 2 (P<0.05). Những hiệu quả tác động mang lại như: Nâng cao năng lực vận động, cải thiện đặc điểm hình thái, kéo dài tuổi thọ hay tốn kém, mất thời gian đã nhận được sự lựa chọn gần như tuyệt đối; trong khi các hiệu quả như tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng, cải thiện sức khỏe tâm thần có sự lựa chọn thấp hơn.

Kết quả thu được phù hợp với qui luật của nhận thức do những biểu hiện nhận được sự đồng thuận cao là những tiêu chí phản ánh nhận thức cảm tính (các nội dung 1,2,3,4 trong bảng). Những hiệu quả tác động còn lại phản ánh nhận thức lý tính nên không phải mọi hội viên đều có thể hiểu rõ do trong quá trình tập luyện tại CLB, cũng như bản thân các hội viên, đều chưa sử dụng và kiểm tra các chỉ số (test) y sinh học - là cơ sở trực tiếp phản ánh những hiệu quả này. Đây là vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn giải pháp để nâng cao nhận thức của NCT.

b. Thực trạng nhận thức về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập:

Kết quả nghiên cứu về nhu cầu tập luyện đã cho thấy có 30 hội viên mong muốn được tập luyện Yoga theo chương trình dưới sự hướng dẫn của HLV. Nhằm

xác định cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giải pháp tập luyện, luận

án đánh giá nhận thức của 30 hội viên này về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu chuyên môn luận án đã tổng hợp và khái quát lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập theo 14 tiêu chí (Phụ lục 2). Kết quả phỏng vấn được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thực trạng nhận thức về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập của hội viên Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời (n=30) TT Nhóm Nội dung phỏng vấn Kết quả lựa chọn

m % 2 P

i

1 Phát triển cơ bắp 30 100.0

2 Nhận Giúp máu lưu thông tốt hơn 28 93.3 3 thức Giúp trái tim khỏe mạnh 29 96.7 4 cảm Tăng cường chức năng phổi 30 100.0

5 tính Làm dịu nỗi đau 27 90.0

6 Bảo vệ cột sống 27 90.0

7 Cải thiện hệ thần kinh 23 76.7

5.25 <0.01

8 Giải phóng căng thẳng 23 76.7

9 Ngăn ngừa thoái hóa khớp 21 70.0

10 Nhận Giảm huyết áp 20 66.7

11 thức Giảm lượng đường trong máu 17 56.7 lý tính

12 Tăng cường hệ miễn dịch 20 66.7 13 Xương chắc khỏe, chống 18 60.0

loãng xương

14 Hỗ trợ sự hồi phục 18 60.0

Kết quả phỏng vấn cho thấy:

Nhận thức của 30 hội viên NCT chưa tập luyện Yoga có sự phân tán, khác biệt đảm bảo đủ độ tin cậy khi so sánh tỷ lệ các phương án lựa chọn giữa 2 nhóm tiêu chí bằng tham số 2 (P<0.01). Trong đó, 06 hiệu quả gồm: Phát triển cơ bắp, bảo vệ cột sống, giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp trái tim khỏe mạnh, tăng cường chức năng phổi, làm dịu nỗi đau đã nhận được sự lựa chọn đồng ý gần như tuyệt đối (≥ 90%); Nhóm hiệu quả tiếp theo gồm: Ngăn ngừa thoái hóa khớp, tăng cường hệ miễn dịch, giảm huyết áp, cải thiện hệ thần kinh, giải phóng căng thẳng có sự lựa chọn thấp hơn, đạt tỷ lệ từ 66.7% đến 76.7%. Đặc biệt, các hiệu quả:

xương chắc khỏe, chống loãng xương, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ sự hồi phục nhận được sự lựa chọn thấp, chỉ từ 56.7% đến 60%.

Kết quả phỏng vấn thu được cho thấy, trong khi nhóm các tiêu chí phản ánh các biểu hiện của nhận thức cảm tính đã giúp NCT có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt, thì nhóm các tiêu chí phản ánh những biểu hiện nhận thức lý tính trong bối cảnh đối tượng tham gia phỏng vấn chưa tham gia luyện tập và chưa cập nhật đủ thông tin từ các kết quả kiểm tra, xét nghiệm... đã làm hạn chế mức độ nhận thức của NCT mặc dù đã xuất hiện nhu cầu tham gia tập luyện. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với qui luật của nhận thức.

c. Thực trạng nhận thức về lợi ích của Đi bộ định lượng đối với cơ thể người tập:

Đi bộ là hình thức di chuyển cơ bản và phổ biến của con người trong đời sống xã hội. Cũng từ kết quả nghiên cứu về nhu cầu tham gia tập luyện của 70 hội viên NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã cho thấy có 19 hội viên mong muốn được tham gia tập luyện Đi bộ định lượng theo chương trình dưới sự hướng dẫn của HLV.

Nhằm mục đích xác định cơ sở khoa học cho việc xây dựng chương trình tập luyện thực nghiệm luận án đã nghiên cứu đánh giá nhận thức của 19 hội viên này về lợi ích của Đi bộ định lượng đối với cơ thể người tập theo 14 tiêu chí đã lựa chọn và sử dụng để đánh giá nhận thức về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập. Kết quả phỏng vấn được trình bày trong bảng 3.9 (Phụ lục 2).

Cũng như kết quả thu được ở nội dung trên, nhóm các tiêu chí phản ánh các biểu hiện nhận thức cảm tính (1 – 6 trong bảng) đã giúp NCT cảm nhận được hiệu quả rõ rệt hơn, trong khi nhóm các tiêu chí phản ánh những biểu hiện của nhận thức lý tính có tỷ lệ thấp hơn hẳn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với qui

luật của nhận thức, trong bối cảnh đối tượng tham gia phỏng vấn chưa tham gia luyện tập, đặc biệt là chưa cập nhật đủ thông tin từ các kết quả kiểm tra, xét nghiệm...để làm minh chứng đã làm hạn chế mức độ nhận thức của NCT.

Nếu so sánh mức độ nhận thức về lợi ích của Đi bộ định lượng với nhận thức về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập có thể nhận thấy, cảm nhận của NCT về lợi ích của tập luyện Đi bộ định lượng đối với việc NCSK còn thấp, chưa tương xứng với giá trị mà nội dung tập luyện này mang lại.

Nhìn chung, đây là kết quả tích cực, thuận lợi cho việc nghiên cứu lựa chọn và triển khai ứng dụng các giải pháp tập luyện duy trì, NCSK cho đối tượng thực nghiệm. Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm cũng đặt ra nhiệm vụ cần lựa chọn nội dung (các tiêu chí) kiểm tra và tiến hành kiểm tra các tiêu chí y sinh học phản ánh các tác dụng của tập luyện để làm cơ sở thực tiễn cho việc nâng cao nhận thức của người tập về hiệu quả của tập luyện mang lại.

Bảng 3.9. Thực trạng nhận thức về lợi ích của Đi bộ định lượng đối với cơ thể người tập của hội viên Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời (n=19)

Kết quả lựa chọn

TT Nhóm Nội dung phỏng vấn

mi % 2 P

1 Phát triển cơ bắp 19 100

2 Nhận Giúp máu lưu thông tốt hơn 16 84.2 3 thức Giúp trái tim khỏe mạnh 14 73.7 4 cảm Tăng cường chức năng phổi 14 73.7

5 tính Làm dịu nỗi đau 12 63.1

6 Bảo vệ cột sống 6 31.6

7 Cải thiện hệ thần kinh 7 36.8

8 Giải phóng căng thẳng 9 47.4 5.72 <0.01

9 Ngăn ngừa thoái hóa khớp 6 31.6

10 Nhận Giảm huyết áp 8 42.1

thức lý

11 Giảm lượng đường trong máu 5 26.3 12 tính Tăng cường hệ miễn dịch 4 21.0 13 Xương chắc khỏe, chống loãng 7 36.8

xương

14 Hỗ trợ sự hồi phục 8 42.1

(3) Thực trạngcơ sở vật chất và điều kiện tập luyện cho người cao tuổi tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin & Thể thao Quận Hai Bà Trưng:

Cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ tập luyện luôn là những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định hiệu quả và chất lượng của hoạt động tập luyện. Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng CSVC và điều kiện phục vụ tập luyện cho NCT tại CLB không chỉ nhằm mục đích phản ánh về một thực trạng CSVC phục vụ cho việc tập luyện của NCT, kết quả nghiên cứu này còn là cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn nội dung giải pháp tập luyện NCSK cho NCT nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong tiến trình nghiên cứu của luận án. Với quan điểm đó, luận án không chỉ xem xét đánh giá CSVC và điều kiện phục vụ tập luyện dành riêng cho NCT tại CLB, luận án mở rộng phạm

vi đánh giá tổng thể về CSVC và điều kiện phục vụ tập luyện TDTT hiện có tại Trung tâm VH–TT&TT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phương pháp được sử dụng trong đánh giá là các phương pháp điều tra xã hội học, gồm: phương pháp quan sát, phương pháp tọa đàm và phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu hỏi.

Trước hết, với mục đích đánh giá mức độ đáp ứng về CSVC cho NCT tham gia CLB, luận án tiến hành phỏng vấn bằng phiếu (Phụ lục 1). Với mục đích đánh giá mức độ đáp ứng, vì vậy, câu trả lời chỉ tập trung vào 02 tiêu chí là có hay không và mức độ đáp ứng ở từng nội dung. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3.10.

Qua bảng 3.10 nhận thấy, Trung tâm hiện có các loại CSVC thiết yếu phục vụ tập luyện gồm: đường đi bộ, sàn tập thể dục, sân Bóng đá, sân Bóng chuyền, sân Cầu lông, bàn cờ. Trong đó phần lớn CSVC hiện có đều được người sử dụng đánh giá cao về mức độ đáp ứng (đáp ứng tốt đạt trên 80%).

Duy chỉ có sân Bóng đá còn nhiều người cho rằng chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu (chiếm 54,3%). Như vậy, hiện tại 05 CLB trực thuộc CLB sức khỏe ngoài trời đều đã được đáp ứng khá tốt về CSVC phục vụ tập luyện.

Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ, Trung tâm hiện còn thiếu một số loại CSVC quan trọng như nhà tập thể thao, sân Bóng rổ, bể bơi. Đây là những hạn chế có ảnh hưởng đến việc mở rộng nội dung tập luyện theo nhu cầu của NCT, đặc biệt là đối với nhóm NCT có nhu cầu tham gia tập luyện các môn Bơi lội và Yoga.

Để làm rõ hơn về CSVC và điều kiện phục vụ tập luyện TDTT hiện có tại Trung tâm VH–TT&TT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, luận án sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp tọa đàm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w