Phương pháp kiểm tra y học

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học

Thông qua việc sử dụng các tiêu chí y sinh học để đánh giá thực trạng sức khỏe của 60 NCT đang tham gia tập luyện tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và 30 NCT đối tượng tham gia thực nghiệm tại 2 thời điểm trước và sau quá trình thực nghiệm.

Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong luận án được phân theo các nhóm, gồm: Các tiêu chí hình thái - mật độ xương, Các tiêu chí chức năng hô hấp, Các tiêu chí chức năng tim mạch, Các tiêu chí chức năng thần kinh - thần kinh cơ.

(1) Các tiêu chí đánh giá hình thái:

Trọng lượng cơ thể (kg); chiều cao đứng (cm); chỉ số béo/ gầy (BMI).

a. Trọng lượng cơ thể (kg)

Được xác định bằng cân bàn y học của Trung Quốc, độ chính xác ± 10g. Cân được kiểm tra chuẩn trước khi sử dụng. Cân theo kỹ thuật thường quy: cân được đặt trên nền nhà bằng phẳng, khi đo mặc quần đùi không đi giầy, dép, đặt hai bàn

chân ở chính giữa bàn cân và đứng lên, đọc kết quả khi kim đứng yên.

Đơn vị trọng lượng là kg [22], [46].

b. Chiều cao đứng (cm)

Được đo bằng thước nhân trắc thẳng dài của Thụy Sỹ ở tư thế đứng.

Đo theo kỹ thuật thường quy: khi đo không đi giầy dép, tư thế đứng nghiêm, hai gót chân chụm hình chữ V, mắt nhìn thẳng sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường ngang. Đảm bảo 4 điểm phía sau cơ thể chạm vào thước đo là chẩm, lưng, mông và gót chân. Đơn vị đo là cm [22], [46].

c. Chỉ số béo/ gầy (Body Mass Index – BMI) [46]:

Được tính theo công thức:

Cân nặng (kg) BMI = ---

[Chiều cao (m)]2

Việc đánh giá phân loại tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành theo chỉ số khối cơ thể của người Châu Á - Thái Bình Dương để phù hợp với đặc điểm nhân chủng học. Tiêu chuẩn phân loại cụ thể:

Thiếu cân : BMI < 18.5

Bình thường : BMI từ 18.5 – 22.99 Thừa cân : BMI từ 23.00 – 24.99 Béo phì : BMI ≥ 25

Béo phì độ 1: BMI từ 25,00–29.99 Béo phì độ 2: BMI từ 30.00 – 39.99

Béo phì độ 3:BMI ≥ 40.0

(2) Các tiêu chí đánh giá chức năng hô hấp:

Dung tích sống (ml); Dung tích sống đột ngột (ml); Chỉ số Tiffeneau (%DTS). a. Dung tích sống (ml)

Dụng cụ đo DTS là máy đo phế dung điện tử của Nhật. Phương pháp đo:

người lập test trong tư thế đứng, sau khi đã hít vào gắng sức ngậm miệng vào đầu dây đo của máy, thổi vào từ từ, gắng sức tối đa. Giá trị thu được là đại lượng DTS tuyệt đối. Do giá trị tuyệt đối còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố hình thể, cấu trúc và chức năng đường dẫn khí, vì vậy trong thực tiễn thể thao người ta thường sử dụng đại lượng DTS tương đối để đánh giá chức năng hô hấp [22].

b. Dung tích sống đột ngột(ml)

DTS đột ngột là lượng không khí thổi ra đột ngột, gắng sức trong thời gian 1 giây sau khi đã hít vào tối đa. Dụng cụ là máy đo phế dung kế của Nhật và phương pháp đo tương tự khi đo DTS.

Đánh giá kết quả bằng cách so sánh các giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối hoặc dùng để tính chỉ số Tifeneau.

c. Chỉ số Tiffeneau (%DTS)

Kết quả được đánh giá theo tỷ lệ phần trăm của DTS đột ngột so với DTS. Nếu đạt 80% là trung bình, trên 80% là tốt và dưới mức đó là kém, trong đó chỉ số < 80–60

% DTS được đánh giá là bậc tắc nghẽn nhẹ, < 60 là tắc nghẽn nặng [22].

(3) Các tiêu chíđánh giá chức năng tim mạch:

Tần số mạch tĩnh (lần/phút); Huyết áp động mạch (HATT, HATTr, mmHg);

Hiệu số huyết áp (mmHg); Thể tích tâm thu (ml); Lưu lượng phút (lít/phút).

a. Tần số mạch tĩnh (l/p)

Tần số mạch được xác định ở động mạch quay cổ tay trái trong thời gian 1 phút ở điều kiện yên tĩnh tương đối. Đơn vị đo: lần/phút.

b. Huyết áp động mạch (mmHg)

Huyết áp động mạch được xác định bằng huyết áp kế đồng hồ của Nhật ở tư thế nằm yên tĩnh. Băng huyết áp quấn ở cánh tay, bờ dưới của băng cách nếp gấp khuỷu 1 - 2 cm. Huyết áp được đo 2 lần, nếu số đo lần thứ hai bằng lần thứ nhất thì kết quả đó được ghi nhận, nếu khác thì cho đối tượng nghỉ 3 - 5 phút và đo lại lần thứ 3. Đơn vị huyết áp: mmHg.

c. Thể tích tâm thu (ml)

Được tính gián tiếp theo công thức của Starr (1954): Vt = 90,97 + 0,5. HSHA – 0,57.

HATTr – 0,61. T Trong đó:

Vt: thể tích tâm thu (ml)

HSHA (hiệu số huyết áp) (mmHg) = HATT – HATTr HATTr: huyết áp tâm trương (mmHg) T: tuổi (năm)

d. Lưu lượng phút (lít/phút)

Được tính theo công thức: VLT = Vt x f Trong đó:

VLT: lưu lượng phút hay thể tích máu lưu thông/ phút (lít/phút) Vt : thể tích tâm thu (lít)

f : tần số mạch (lần/phút)

(4) Các tiêu chí đánh giá chức năng thần kinh-thần kinh cơ:

Test đánh giá khả năng chú ý; Test trí nhớ ngắn hạn; Tapping Test. a. Test đánh giá khả năng chú ý (số xếp đúng)

Khối lượng và sự di chuyển chú ý được đánh giá bằng phương pháp sắp xếp 25 chữ số lộn xộn. Tiến hành: Cho đối tượng quan sát một bảng gồm 25 chữ số (lựa chọn ngẫu nhiên) có giá trị dưới 100 được sắp xếp không theo trình tự. Yêu cầu đối tượng quan sát và sắp xếp lại các chữ số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn vào một bảng có 25 ô trống theo chiều từ trái sang phải, từ trên xuống dưới trong thời gian 2 phút. Đánh giá kết quả theo số lượng chữ số xếp được đúng [53]:

Loại giỏi: xếp được > 22 số Loại khá: xếp được 17 – 22 số

Loại trung bình: xếp được 12 – 16 số Loại kém: xếp được < 12 số

b. Test trí nhớ ngắn hạn (số nhớ được)

Được đánh giá bằng phương pháp nhìn – nhớ chữ số. Thực hiện:Cho đối tượng quan sát một bảng gồm 12 chữ số hàng chục. Đối tượng quan sát và ghi nhớ các chữ số đó trong 30 giây. Sau đó ghi lại các chữ số đã nhớ được. Đánh giá kết quả dựa vào số chữ số đã nhớ được [53]:

Loại giỏi: nhớ được > 8 số Loại khá: nhớ được 6 – 8 số

Loại trung bình: nhớ được 4 – 5 số Loại kém: nhớ được < 4 số

c. Tapping Test (số chấm/10 giây)

Mục đích: Đánh giá độ linh hoạt cơ năng thông qua độ linh hoạt cổ tay.

Dụng cụ: tờ giấy có kẻ sẵn 4 ô vuông, mỗi cạnh 10cm, bút và đồng hồ bấm giây có độ chuẩn xác 1/100 giây.

Phương pháp tiến hành: Phổ biến cách thực hiện. Khi có hiệu lệnh người được thử nghiệm chấm vào mỗi ô vuông với tốc độ tối đa trong 10 giây (tổng 40 giây, khi có hiệu lệnh thì dừng lại), thu giấy lại và xử lý

số liệu. Yêu cầu: Người thực hiện cần tập trung chú ý cao.

Tiêu chuẩn đánh giá:

Nếu đạt > 70 đánh giá: tốt

Nếu đạt 60 - 70đánh giá: trung bình

Nếu đạt < 60 đánh giá: kém

(5) Đánh giá mật độ xương (MĐX): Điểm T-Score Mục đích: đánh giá mức độ loãng xương.

Phương pháp: xác định mật độ xương bằng tia X năng lượng kép.

Tiến hành và đánh giá: Tất cả các đối tượng được đo mật độ xương ở vị trí

cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp DEXA (máy Hologic Explorer sản xuất tại Mỹ).

Chỉ số T-Score được ước tính theo công thức sau:

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w