1.5. Tổng quan về câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời
1.6.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
K.E. Innes và H.K. Vincent (2007) đã thống kê từ 25 nghiên cứu, bao gồm 15 thử nghiệm không kiểm soát được, 6 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên không kiểm soát và 4 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về tác dụng của Yoga đối với bệnh ĐTĐ đã cho thấy các thay đổi có lợi trong một số yếu tố nguy cơ ĐTĐ, bao gồm cả dung nạp glucose và độ nhạy insulin, cả về hàm lượng lipid máu, đặc điểm nhân trắc học, huyết áp, căng thẳng, tăng cường chức năng hô hấp. Các nhà khoa học đã kết luận: Yoga vừa có tác dụng loại bỏ các yếu tố nguy cơ ĐTĐ vừa có tác dụng giảm hàm lượng đường máu.
Yoga là liệu pháp phòng và hỗ trợ điều trị có hiệu quả bệnh ĐTĐ [87].
Gần đây ở Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu tác dụng của Yoga với bệnh ĐTĐ.
Trong một nghiên cứu ở New Delhi trên 149 bệnh nhân ĐTĐ tip II, 69% đáp ứng tốt với liệu pháp yoga. Các tác giả kết luận:Yoga là một liệu pháp đơn giản, kinh tế và hữu ích cho các bệnh nhân ĐTĐ phụ thuộc insulin và không phụ thuộc vào insulin. Nghiên cứu từ New Delhi về bệnh ĐTĐđã cố gắng để tìm hiểu Yoga sana có thể giúp bệnh nhân ĐTĐ bằng cách giải phóng insulin từ tuyến tụy [74].
Theo nghiên cứu của McCaffrey, Ruknui, Hatthakit, Kasetsomboon (2005) cho thấy, trước thực nghiệm huyết áp trung bình 160,89/ 98,52 mmHg, sau 8 tuần thực hành yoga, huyết áp đo được 136,04/81,01 mmHg [88].
Các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) đã rút ra kết luận khi thực hiện cuộc khảo sát về hiệu quả của Yoga đối với sự thay đổi cân nặng, độc lập với các yếu tố như ăn kiêng và những hoạt động thể chất khác. Hầu hết người ở độ tuổi từ 45 đến 55 đều tăng thêm 0,5 kg mỗi năm.
Nghiên cứu của McCaffrey, Ruknui P (2005) về hiệu quả cuả tập luyện Yoga lên bệnh nhân tăng huyết áp ở Thái Lan cho thấy, luyện tập Yoga có tác dụng làm giảm stress, các chỉ số huyết áp, tần số tim, chỉ số khối cơ thể [88].
Nghiên cứu mù đôi của Cohen DL, Bloedon LT và cs (2011) về hiệu quả của tập Iyengar Yoga lên các chỉ số huyết áp ở bệnh nhân cho thấy, tập Iyengar Yoga làm giảm có ý nghĩa các chỉ số HATT, HATTr và huyết áp trung bình ở bệnh nhân tiền cao huyết áp và cao huyết áp giai đoạn 1 [78].
Hagins M, States R, Selfe T và cs (2013) phân tích gộp 17 nghiên cứu về vai trò của tập Yoga lên chỉ số huyết áp cho thấy, tập Yoga làm giảm HATT (-6,35, -
1,99, p = 0,0002) và HATTr (-4,92, 1,6, p = 0,0001). Các tác giả khuyến cáo tập Yoga như một liệu pháp đầu tiên bên cạnh các phương pháp khác [89].
Nghiên cứu của Latha Au, Kaliappan KV và cs (1991) về tác dụng của luyện tập Yoga Pranayama cho thấy tác dụng giảm stress và HATT, HATTr [90].
Nghiên cứu của Pal A, Srivastava N và cs (2011) về tác dụng của luyện tập Yoga lên các chỉ số lipid máu cho thấy tác dụng làm giảm có ý nghĩa các chỉ số Cholesterol, Triglycerid, LDL-chol và tăng chỉ số HDL-chol [91].
Tác giả Trần Trường Hương và cs (2018) nghiên cứu phương pháp can thiệp bằng tâm lý sinh học sức khoẻ tới trạng thái sức khoẻ và tinh thần của người già neo đơn cho thấy, sau 3 tháng can thiệpcảm giác cô đơn giảm, sức khoẻ được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao [98].
Tác giả Lý Phong và cs (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gia đình và trạng thái sức khỏe đối với hạnh phúc của NCT cho thấy, trạng thái sức khỏe tự thân, quan hệ gia đình, giao lưu là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hạnh phúc của NCT và kiến nghị sử dụng các biện pháp can thiệp tổng hợp [96].
Các công trình trên đã có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn trong việc giữ gìn, NCSK cho NCT. Song có thể nhận thấy, phần lớn các công trình tập trung đánh giá hiệu quả tác động của một phương pháp tập luyện lên hình thái, chức năng cơ thể ở một mặt bệnh nhất định, chưa tác giả nào đề cập đến việc phối hợp tập luyện Yoga với các hình thức vận động trong tự nhiên cho NCT. Đặc biệt, hệ thống các tiêu chí được sử dụng chưa cho phép đánh giá một cách toàn diện trạng thái sức khỏe của NCT.
Tóm tắt chương 1:
(1) Tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Năm 2011,Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn dân số già. Tuổi thọ người Việt Nam được tăng cao phản ánh những thành tựu to lớn của sự phát triển KT-XH, trong đó có sự đóng góp của công tác bảo vệ, chăm sóc và NCSK nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, sự nỗ lực tham gia thực hiện của nhân dân.
(2) Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đều thể hiện tư tưởng nhất quán: Coi trọng và đề cao vai trò của NCT trong lịch sử, cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, từ đó xác định quyền, nghĩa vụ chăm sóc và phát huy vai trò NCT; Nhiệm vụ
chăm sóc NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội và được nâng lên tầm cao mới là NCSK với nguyên lý được thể hiện ở ba hoạt động chính: Xây dựng chính sách, Tạo khả năng và Phối hợp liên ngành.
Tuy nhiên, các chính sách về NCT hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về NCT và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn công tác NCT, bao gồm cả việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp qui và việc triển khai, tạo điều kiện cho NCT được lựa chọn những điều có lợi cho việc NCSK.
(3) Lão hóa là một quá trình sinh học tự nhiên và diễn ra liên tục trong đời sống cá thể sau tuổi trung niên, kết thúc ở cái chết. Lão hóa gây nên những thay đổi về cấu tạo của cơ thểvà chức năng sinh lý với các biểu hiện: giảm khả năng thích nghi, mất khả năng thích ứng và sự suy giảm chức năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Lão hóa không thể ngăn chặn, nhưng có thể làm chậm quá trình đó nhờ vào sự nhận thức và hoạt động tích cực nhằm hạn chế các tác động bất lợi đối với sức khỏe, trong đó tập luyện TDTT giữ vai trò then chốt.
(4) Tập luyện TDTT thường xuyên không chỉ nâng cao thể lực mà còn giúp NCT cảm thấy vui vẻ, lạc quan, yêu đời, giảm căng thẳng trong cuộc sống. Các hình thức tổ chức, các phương pháp và phương tiện tập luyện NCSK cho NCT rất đa dạng, phong phú, trong đó Yoga, các bài tập thể dục và võ dưỡng sinh, các hình thức vận động trong tự nhiên là những phương pháp tập luyện khá phổ biến và được cho là phù hợp với đối tượng NCT.
(5) Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các phương pháp TDDS, các bài tập vận động đã có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn trong việc duy trì, NCSK, hỗ trợ điều trị cho NCT. Song phần lớn các công trình chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả tác động của một phương pháp tập luyện lên hình thái, chức năng của NCT ở một mặt bệnh nào đó. Các đề tài chưa lựa chọn nội dung và xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp với điều kiện và nhu cầu của NCT không mắc bệnh, chưa đề cập đến việc phối hợp Yoga với vận động trong tự nhiên và nâng cao nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT thường xuyên cho NCT. Đặc biệt, hệ thống các tiêu chí chưa cho phép đánh giá toàn diện sức khỏe của NCT.
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả tập luyện và làm phong phú thêm những giải pháp tập luyện cho NCT nói chung và NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thì vấn đề lựa chọn giải pháp tập luyện duy trì và NCSK là vấn đề cần thiết và cấp thiết.