3.3.1. Tổ chức thực nghiệm
Phương pháp: Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm tự đối chiếu và so sánh song song giữa 2 nhóm thực nghiệm.
Thời gian: 12 tháng, từ tháng 12/2016 tới tháng 12/2017.
Địa điểm: Trung tâm VH–TT&TT, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đối tượng: Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng NCT, lứa tuổi 60 – 70 sinh hoạt tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đối tượng thực nghiệm được chia làm 2 nhóm. Việc phân nhóm thực nghiệm được dựa trên kết quả đăng ký của NCT trước khi tổ chức tập luyện, vì vậy việc phân nhóm là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Tất cả các đối tượng khảo sát không mắc bệnh hiểm nghèo, mạn tính, không dùng thuốc điều trị dài ngày và thường xuyên.
Các đối tượng tự nguyện tham gia.
Nhóm thực nghiệm 1 (TN1):
Ứng dụng chương trình tập luyện theo các giải pháp duy trì và NCSK cho NCT mà luận án đã xây dựng gồm: chương trình tập luyện Yoga và chương trình Đi bộ định lượng) kết hợp với giải pháp nâng cao nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT thường xuyên, về lợi ích của Yoga và Đi bộ định lượng đối với cơ thể người tập.
Nhóm TN1 gồm 15 nữ NCT, được ứng dụng đồng thời 03 giải pháp:
Giải pháp mở rộng hình thức tập luyện:
Nội dung tập luyện: Yoga và Đi bộ định lượng.
Hình thức tập luyện: CLB và nhóm.
Hình thức tổ chức tập luyện: có người hướng dẫn.
Thời gian tập luyện: 6 buổi/tuần; 60-90 phút/buổi; từ 16h30-18h.
Địa điểm tập luyện: sàn tập tầng 2, Trung tâm VH-TT&TT Quận.
Giải pháp nâng cao nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT thường xuyên, của Yoga và Đi bộ định lượng:
Bổ sung các phương pháp kiểm tra, bao gồm cả kiểm tra sư phạm, kiểm tra nhân trắc, kiểm tra y học và tự kiểm tra y học. Trên cơ sở kết quả kiểm tra thu được tiến hành tọa đàm giữa chuyên gia và NCT để nhận xét đánh giá kết quả.
Giải pháp kết hợp loại hình tập luyện:
Phương án tập luyện: Tập đan xen: 3 buổi tập Đi bộ + 3 buổi tập Yoga Nhóm thực nghiệm 2 (TN2):
Nhóm TN2 gồm 15 nữ NCT chỉ ứng dụng chương trình tập luyện Yoga duy trì và NCSK cho NCT kết hợp với giải pháp nâng cao nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT thường xuyên và về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập.
Điểm khác biệt với nhóm TN1 là: Tập 3 buổi/tuần; Nội dung tập luyện: Yoga. Các điều kiện CSVC, HLV, hướng dẫn viên Yoga và giải pháp nâng cao nhận thức đều chung.
Công tác kiểm tra, đánh giá:
Thời điểm: Trước thực nghiệm và sau 12 tháng thực nghiệm.
Nội dung kiểm tra:
Căn cứ mục tiêu các giải pháp được lựa chọn, nội dung kiểm tra gồm: đánh giá trạng thái sức khoẻ và đánh giá nhận thức của NCT tham gia tập luyện TN. Các nội dung cụ thể:
Đánh giá trạng thái sức khoẻ NCT tại CLB thông qua kiểm tra trực tiếp 30 NCT tham gia TN theo 6 nội dung với 25 tiêu chí đã được lựa chọn.
Đánh giá nhận thức của NCT tham gia thực nghiệm tại CLB về hiệu quả tác động của tập luyện TDTT thường xuyên theo 07 tiêu chí;
nhận thức của NCT lợi ích của Yoga và Đi bộ định lượng đối với cơ thể người tập theo 14 tiêu chí đã được lựa chọn (điểm 2, tiểu mục 3.1.1.2).
Các bước tiến hành thực nghiệm:
Thực nghiệm được tiến hành theo 03 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị:
Chuẩn bị tài liệu: Chương trình tập luyện; Thông tin chiêu sinh, mở lớp.
Liên hệ với trung tâm Yoga mời HLV tham gia hướng dẫn tập luyện.
Liên hệ với lãnh đạo Trung tâm VH-TT&TT Quận làm thủ tục tổ chức TN và thống nhất công tác tổ chức, quản lý CLB Yoga và Đi bộ định lượng.
Thống kê số lượng, lên danh sách 02 nhóm tham gia thực nghiệm.
Kiểm tra đối tượng thực nghiệm (thời điểm trước thực nghiệm) làm căn cứ để đánh giá hiệu quả chương trình.
Giai đoạn thực nghiệm:
Phối hợp với Trung tâm triển khai và quản lý hoạt động của CLB.
Thường xuyên kiểm tra nắm bắt thông tin hoạt động của CLB.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện (thời điểm kết thúc).
Giai đoạn sau thực nghiệm:
Hoàn thiện hồ sơ thực nghiệm.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện đã xây dựng 3.3.2.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm tự đối chiếu và so sánh song song giữa 2 nhóm TN1và TN2 để đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện được xây dựng. Trước TN luận án kiểm tra kết quả lập test của 2 nhóm để so sánh với kết quả sau TN, qua đó chỉ rõ hiệu quả của các giải pháp được áp dụng.
Việc so sánh kết quả lập test giữa 2 nhóm ở thời điểm trước TN, trước hết là để xem xét mức độ đồng nhất của 2 nhóm, đồng thời từ kết quả nghiên cứu này sẽ định hướng cách thức đánh giá hiệu quả khi kết thúc TN:
Nếu giữa 2 nhóm không có sự khác biệt, nghĩa là 2 nhóm đồng nhất, luận án sẽ chỉ cần so sánh kết quả kiểm tra giữa 02 nhóm ở thời điểm kết thúc TN.
Nếu giữa hai nhóm có sự khác biệt, khi đó không thể chỉ sử dụng phương pháp so sánh song song để đánh giá so sánh hiệu quả giữa 02 nhóm mà cần phải tiến hành đánh giá trên cơ sở bổ sung kết quả tự đối chiếu trong từng nhóm để xác định mức độ khác biệt thông qua giá trị nhịp tăng trưởng.
Với quan điểm đó, luận án tiến hành kiểm tra trước TN theo các nội dung và các tiêu chí đánh giá nhận thức và trạng thái sức khỏe NCT đã được lựa chọn.
(1) Kết quả kiểm tra, đánh giá nhận thức về tác dụng của tập luyện thể dục thể thao trước thực nghiệm