Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 50 - 53)

1.5. Tổng quan về câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời

1.6.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

Những nội dung đã đề cập và phân tích trên đây đã cho thấy, Yoga và các phương pháp vận động từ lâu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, tuy tiếp cận muộn hơn nhưng việc ứng dụng các phương pháp tập luyện khoa học, phù hợp với đặc điểm thể chất và tình trạng sức khỏe của NCT, phù hợp với nhu cầu và điều kiện khách quan nhằm duy trì và NCSK cho NCT đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.

Tác giả Tô Như Khuê (1990) nghiên cứu tìm hiểu tác dụng dưỡng sinh của võ thuật đã đưa ra kết luận: Xây dựng được phương pháp tập luyện dưỡng sinh phỏng theo nhu quyền Thái cực Vịnh Xuân, thực nghiệm đã chứng minh tác dụng về mặt tâm sinh lý đối với người trẻ tuổi, đáp ứng được những yêu cầu nâng cao khả năng lao động điều khiển hiện đại [30].

Tác giả Dương Xuân Đạm (1997) [19], Trịnh Hữu Lộc (2007) [37] nghiên cứu ứng dụng phương pháp tập luyện dưỡng sinh đối với NCT bao gồm 3 nội dung chính: luyện thở, vận động và thư giãn ở 3 tư thế nằm, ngồi, đứng, mỗi tư thế 6 động tác; Bổ trợ bằng xoa bóp và day huyệt; thực hiện 5 lời khuyên về lối sống lành mạnh. Tác giả đi đến kết luận: tập dưỡng sinh theo phương pháp đã được xây dựng có hiệu quả góp phần NCSK NCT.

Tác giả Trần Thị Hòa (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình tập luyện tổng hợp được xây dựng gồm: TDDS, chạy và đi bộ, cầu lông, trò chơi vận động, xoa bóp và thở khí công đã chứng minh thể lực NCT được nâng lên một cách rõ rệt.

Tại Hội thảo khoa học về hiệu quả bài TCTS đạo (1999), GS. Dương Nghiệp Chí đã tổng kết: Bài TCTS kế thừa được tinh hoa của dưỡng sinh phương Đông, phù hợp với truyền thống, hoàn cảnh và con người Việt Nam.

Bước đầu xác nhận TCTS là bài tập dưỡng sinh mang lại sức khỏe, đặc biệt cho NCT. TCTS là bài tập dưỡng sinh cần được phát triển, cần biên soạn bài tập rút gọn bên cạnh bài tập hoàn chỉnh. Khi nghiên cứu sâu về bài tập TCTS cần chú trọng nghiên cứu tổng quát cơ sở khoa học của phép dưỡng sinh.

Tác giả Đỗ Đình Hồ và Phạm Huy Hùng (2002) có kết luận về tác dụng của hệ thống bài tập liên hợp, trong đó các bài tập được yêu thích là bài gậy dưỡng sinh, thể dục tay không 7 động tác cho tuổi trung niên và NCT, bài TCQ 24 thức, bài tập của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, bài TCTS 128 nhịp [24].

Tác giả Lê Anh Tuấn và cs (2003) đã khảo sát tình hình tập dưỡng sinh của NCT ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội; đồng thời xây dựng mô hình CLB dưỡng sinh và đề xuất giải pháp phát triển CLB dưỡng sinh. Kết luận: Nhu cầu tập luyện TDTT và TDDS tương đối cao; bài TCQ có tác dụng cải thiện chức năng hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh và điều chỉnh rối loạn lipid máu ở NCT [67].

Tác giả Lê Thị Thanh Thúy (2004) nghiên cứu tập bài TDDS tay không 10 động tác theo phương pháp của Nguyễn Văn Hưởng trong 3 tháng, mỗi ngày 20 – 30 phút, một tuần 3 buổi sẽ có lợi cho sức khỏe, chống cứng khớp nhất là ở cột sống, cải thiện một số chức năng hô hấp, tim mạch ở NCT [60].

Tác giả Trịnh Hữu Lộc (2007) có kết luận về tác dụng của TCQ, TCTS theo phương pháp cải tiến đối với chức năng hệ hô hấp, tuần hoàn, trao đổi chất và là phương tiện tập luyện phù hợp với NCT nữ [37].

Tại Hội thảo khoa học “Chăm sóc người có tuổi” do Viện lão khoa Việt Nam phối hợp với Hiệp hội NCT quốc tế tổ chức (2009) [11], các nhà khoa học đã đưa ra một số kết luận về phương pháp tập luyện cổ truyền như sau:

Với kết quả thăm dò qua 1000 mẫu phiếu điều tra,tác giả Nguyễn Như Ất đã có kết luận: bài tập TCQ phù hợp với NCT và có tác dụng đến sức khỏe, tâm lý và tinh thần.

Nguyễn Thiên Quang đã nhận thấy luyện tập khí công có thể đạt được các hiệu quả sau: chống lão suy, kéo dài tuổi thọ, duy trì sức khỏe.

Tác giả Trần Thúy đã chỉ ra hiệu quả của các bài tập dưỡng sinh chủ yếu dựa trên thuyết “tinh – khí – thần” của y học phương Đông.

Theo tác giả Dương Trọng Hiếu, TCQ có quan hệ chặt với khí công, đặc biệt là nội công. TCQ kết hợp hơi thở với vận động giúp vận khí, là phương pháp tập giúp con người rèn luyện cả về tâm trí lẫn thể chất.

Tác giả Nguyễn Phương Chi, sau 6 tháng nghiên cứu trên 79 NCT tập TCTS đã kết luận: Bài tập TCTS có tác dụng cải thiện một số chức năng cơ thể: lực bóp tay tăng, chức năng tuần hoàn cải thiện, huyết áp có xu hướng giảm, chức năng hô hấp ít biến đổi, nhịp alpha điện não đồ tăng, giấc ngủ được cải thiện, ăn uống tốt hơn, tinh thần vui vẻ lạc quan [15].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Ái Khuê, Trần Thị Thu Hoài (2010) về tác dụng của các bài tập thể dục ở NCT bị tăng huyết áp cho thấy, các bài tập thể dục, trong đó có bài tập Yoga, đều có tác dụng làm giảm cả HATT, HATTr.

Ngoài ra còn làm giảm nhịp tim và tăng cường chức năng hô hấp [28].

Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2011), nghiên cứu tìm hiểu tác dụng võ cổ truyền Bình Định đã đưa ra kết luận: Các bài quyền (Hùng kê quyền, Thiền sư, Thái sơn) có khối lượng, cường độ vận động và độ khó phù hợp sức khỏe NCT, phù hợp với loại hình tập luyện nhằm duy trì sức khỏe cho NCT.

Thực nghiệm cho thấy, nhiều chỉ số chức năng cơ thể ở cả nam và nữ được cải thiện đáng kể. Các đối tượng đều cảm thấy khỏe, nhanh nhẹn hơn [53].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Ái Khuê, Phạm Thị Hằng Nga (2011) về tác dụng của tập Yoga ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) cho thấy: luyện tập Yoga có tác dụng làm giảm một số chỉ số hình thái như vòng bụng, cân nặng, BMI và một số chỉ số sinh hóa như giảm đường máu, giảm lipid máu như cholesterol, triglycerid, LDL-chol và tăng HDL-chol ở bệnh nhân ĐTĐ [29].

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w