Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam (Trang 106 - 112)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2. Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện

Thảo luận của các chuyên gia (bao gồm các lãnh đạo bệnh viện; cán bộ chuyên trách từ các Phòng Tài chính - Kế toán, Quản lý Chất lượng và Kế hoạch tổng hợp) về triển khai cơ chế tự chủ tại các bệnh viện cho thấy, các bệnh viện đã ý thức được tầm quan trọng của tự chủ bệnh viện đối với việc đảm bảo hoạt động thường xuyên và mục tiêu phát triển bệnh viện. Trước khi thực hiện tự chủ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, phương hướng, mục tiêu phát triển của bệnh viện, năng lực về nhân sự, chuyên môn, tài chính… của mình, các bệnh viện lập “Phương án tự chủ” và trình cấp

có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được giao tự chủ, các bệnh viện thực hiện hàng loạt các hoạt động nhằm triển khai thành công cơ chế tự chủ lại bệnh viên:

Hot động 1: “Xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định triển khai cụ thể hoá chính sách tự chủ tại bệnh viện”

Đầu tiên, các bệnh viện xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc tự chủ bệnh viện. Các chương trình, kế hoạch được xây dựng chi tiết (tháng, quý, năm và từng khía cạnh trong hoạt động tự chủ), đảm bảo tuân thủ pháp luật, phù hợp với các nguồn lực nội tại cũng như định hướng, mục tiêu phát triển của bệnh viện, đảm bảo quyền và lợi ích của bệnh nhân trong hoạt động tự chủ, đồng thời với việc hài hòa lợi ích bệnh viện, quan tâm đến quyền lợi, chế độ cho người lao động. Ngoài ra, bệnh viện tự chủ còn xây dựng các quy trình, quy chế nhằm chuẩn hóa các hoạt động quản lý tại Bệnh viện, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động bệnh viện.

“Bệnh viện căn cứ vào: chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện; phương hướng, mục tiêu phát triển của bệnh viện; năng lực về nhân sự, chuyên môn, tài chính; kinh nghiệm thực hiện các năm trước; khả năng tổ chức quản lý… để xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện tự chủ tại bệnh viện” (Chuyên gia 15).

“Kế hoạch triển khai tự chủ bệnh viện được lập chi tiết theo tuần/tháng/năm và được theo dõi giám sát trong quá trình thực hiện của mỗi đầu công việc. Kế hoạch được thiết kế theo phương hướng thượng tôn pháp luật và đặt lợi ích của bệnh nhân, bệnh viện lên trên. Trong đó, quy định, chế độ cho người lao động được xây dựng đảm bảo công bằng, minh bạch, phù hợp với đóng góp của người lao động trong hoạt động tự chủ” (Chuyên gia 02).

“Sau khi được giao tự chủ, bệnh viện đã xây dựng đề án phát triển bệnh viện, trong đó đưa ra các chương trình hành động, các giải pháp về tự chủ bệnh viện: Nâng cao chất lượng quản lý tài chính (sử dụng kinh phí một cách hiệu quả, đúng theo quy định); giải pháp tăng nguồn thu (thu đúng, thu đủ); giải pháp chi tiêu và chống lãng phí (chi tiêu đúng nguyên tắc, tiết kiệm hiệu quả chống lãng phí ); giải pháp đảm bảo chế độ người lao động (Tiền lương, BHXH, BHYT, thai sản, ốm đau, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…), đặc biệt là giải pháp chăm lo nguồn nhân lực chất lượng cao (đào tạo, chi trả thu nhập tăng thêm…) để nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng hàm lượng chất xám trong dịch vụ y tế…” (Chuyên gia 10).

“Bệnh viện chúng tôi còn xây dựng và triển khai thực hiện các quy trình, quy chế để thúc đẩy thực hiện tư chủ như sau: quy chế quản lý tài sản công, quy chế chi tiêu nội bộ, đề án xã hội hóa các hoạt động y tế, quy chế quản lý nhà thuốc, quy chế tự kiểm tra

tài chính, quy chế đào tạo, quy chế chi trả lương hợp đồng, quy chế tổ chức mua sắm TTB và công cụ , dụng cụ…” (Chuyên gia 14).

Hot động 2: “Hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị, nhân lực và tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách tự chủ trong nội bộ bệnh viện”

Muốn tạo nguồn thu thay thế nguồn kinh phí bị cắt từ NSNN khi triển khai tự chủ thì bệnh viện phải thực hiện những biện pháp nhằm thu hút được người bệnh đến KCB tại bệnh viện và một trong những biện pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất và được ưu tiên hàng đầu trong thu hút người bệnh và đáp ứng đủ nhu cầu KCB của người dân đó là

“Nâng cao năng lực khám, chữa bệnh” và “nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh”.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, quy mô giường bệnh, đầu tư thêm máy móc trang thiết bị, bổ sung nhân lực trong cung cấp dịch vụ đi đôi với đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tăng cường bộ phận hỗ trợ người bệnh; khuyến khích, động viên người lao động là những nội dung công việc đầu tiên và quan trọng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám bệnh của người dân và thu hút người bệnh sử dụng dịch vụ tại bệnh viện, đảm bảo triển khai thành công cơ chế tự chủ của bệnh viện. Việc cải thiện cơ sở vật chất, bổ sung máy móc trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn, y đức và tạo động lực cho NVYT là hoạt động xuyên suốt quá trình thực hiện tự chủ bệnh viện.

“Việc quan trọng nhất để đảm bảo nguồn thu đáp ứng nhu cầu tự chủ của bệnh viện là giữ chân/thu hút người bệnh đến KCB tại bệnh viện và một trong những việc cần làm đầu tiên khi thực hiện tự chủ là cải thiện cơ sở vật chất, đầu tư thêm máy móc trang thiết bị và mở rộng quy mô giường bệnh, bổ sung nhân lực để đáp ứng nhu cầu KCB của người dân…” (Chuyên gia 09).

“Trong thực hiện tự chủ, nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được bệnh viện chú trọng tuyển dụng và tạo môi trường làm việc cũng như chế độ đãi ngộ tốt nhất”

(Chuyên gia 06). “Ban Lãnh đạo bệnh viện đã tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề đi kèm với việc ban hành các chế độ đãi ngộ trong Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế khen thưởng; phân cấp trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng của từng vị trí công việc trong Đề án vị trí việc làm” (Chuyên gia 08) và “Phát triển chất lượng nhân lực sẽ là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình thực hiện tự chủ bệnh viện” (Chuyên gia 09). Ngoài ra, “Thực hiện tự chủ, bệnh viện nâng cao chất lượng phục vụ và hài lòng người bệnh bằng việc đảm bảo tốt dịch vụ chăm sóc - tăng cường điều dưỡng và đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ người bệnh - bằng nhóm nhân viên công tác xã hội, bộ phận nhân viên chăm sóc khách hàng để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người bệnh” (Chuyên gia 14).

Việc tiếp theo cho công tác triển khai tự chủ bệnh viện đó là phổ biến, tuyên truyền cho viên chức, người lao động trong bệnh viện biết về các nội dung của chính sách

tự chủ, những việc cần phải làm, phải đảm bảo và những việc không được làm. Ngoài ra, các bệnh viện cũng phổ biến để viên chức, người lao động biết được các lợi ích đem lại từ tự chủ bệnh viện và những bất cập có thể xảy ra trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ để viên chức, người lao động hiểu và đồng thuận trong triển khai tự chủ bệnh viện. Viên chức, người lao động hiểu rõ, đồng thuận và tự nguyện thực hiện là yêu cầu bắt buộc để hoạt động của bệnh viện được thông suốt, đặc biệt là hoạt động KCB, cần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, thúc đẩy nâng cao CLDV, có thái độ, hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp, làm hài lòng và thu hút người bệnh đến KCB tại bệnh viện, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của triển khai tự chủ.

“Các nội dung về tự chủ bệnh viện được thông báo rộng rãi qua bảng tin của khoa/phòng, giao ban khoa/phòng, được phổ biến tới viên chức, người lao động từng đơn vị trong bệnh viện” (Chuyên gia 02); “Trong các buổi giao ban bệnh viện, giao ban khoa/ phòng có riêng các nội dung phổ biến về các quy định tự chủ bệnh viện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện” (Chuyên gia 09).

“Bệnh viện tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, người lao động để lấy ý kiến, thành lập tổ soạn thảo các quy chế, quy định cụ thể về thực hiện chính sách tự chủ tại bệnh viện và ban hành chi tiết từng đối tượng; tuyên truyền, phổ biến tới từng cán bộ viên chức và người lao động để đưa vào thực tiễn, (đa số cán bộ viên chức, người lao động nhất trí); Các tổ công đoàn thuộc các khoa phòng họp, thảo luận, hướng dẫn chi tiết cụ thể các nội dung về tự chủ, chế độ được xây dựng trong quy chế, nếu có nội dung nào chưa hiểu, chưa nắm bắt được thì phòng Quản lý chất lượng, lãnh đạo Bệnh viện trực tiếp trả lời và đưa ra các căn cứ thực hiện” (Chuyên gia 12).

Chuẩn bị tự chủ, hầu hết các đơn vị đã thực hiện được nội dung hoạt động “Hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị, nhân lực và tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách” nhưng cá biệt vẫn có bệnh viện chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách tự chủ trong nội bộ bệnh viện, điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả thực hiện tự chủ tại bệnh viện.

“Việc tổ chức tuyên truyền, bổ biến về chính sách tự chủ bệnh viện đã thực hiện tuy nhiên cán bộ viên chức vẫn chưa nhận thức rõ để thực hiện” (Chuyên gia 07)

Hot động 3: “Phân công, phối hợp và tổ chức thực hiện chính sách tự chủ tại bệnh viện”

Triển khai tự chủ, lãnh đạo các bệnh viện chủ động phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, đơn vị trong bệnh viện tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch tự chủ đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, các bệnh viện luôn chú trọng đến công tác phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị trong và ngoài bệnh viện. Các cá nhân, đơn vị có liên quan trong

bệnh viện cùng phối hợp hoạt động thống nhất theo các chương trình hành động, kế hoạch do ban lãnh đạo bệnh viện phê duyệt, ban hành và trực tiếp chỉ đạo; bám sát các nội dung phương án, kế hoạch tự chủ và thực hiện điều tiết các hoạt động hoặc bổ sung, chỉnh sửa nội dung kế hoạch tự chủ bệnh viện (nếu cần).

“Bệnh viện đã phân công cụ thể: Phòng KHTH thực hiện các nội dung liên quan đến tự chủ chuyên môn như phát triển danh vụ kỹ thuật, giường bệnh... Phòng TCCB thực hiện các nội dung liên quan đến tự chủ nhân lực như bố trí sắp xếp nhân lực, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo… và Phòng TCKT thực hiện các nội dung liên quan đến tự chủ tài chính như xây dựng, kiểm soát các phương án thu, chi, sử dụng các nguồn lực tài chính bệnh viện…; các khoa, phòng khác trong toàn bệnh viện có trách nhiệm phối hợp thực hiện đúng lộ trình, kế hoạch tự chủ bệnh viện đã đề ra. (Chuyên gia 09).

“Bệnh viện tổ chức triển khai thực hiện theo phương án tự chủ đã xây dựng; thực hiện đề án xã hội hóa các hoạt động y tế đã được phê duyệt và các kế hoạch, quy chế, quy trình đã ban hành; bám sát tổ chức thực hiện dự toán thu-chi tự chủ; điều tiết nội dung thu-chi tài chính và các kế hoạch hoạt động chuyên môn, quy chế quản lý khác trong thực hiện tự chủ bệnh viện” (Chuyên gia 12).

Bên cạnh đó, tại một số bệnh viện, việc phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ bệnh viện chưa tốt hoặc hoạt động tự chủ triển khai vẫn chưa rõ ràng nên có thể chưa thúc đẩy được những mặt tích cực của tự chủ bệnh viện và cũng chưa bộc lộ rõ được những hạn chế, tồn tại của việc áp dụng cơ chế tự chủ vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch và đưa ra các giải pháp phù hợp.

“Phân công, phối hợp giữa các khoa, phòng trong bệnh viện vẫn theo các quy định cũ, không phù hợp điều kiện, hoàn cảnh mới của bệnh viện khi triển khai tự chủ”

(Chuyên gia 07).

“Bệnh viện chúng tôi đã thực hiện tự chủ ở mức 2 (tự chủ chi thường xuyên), các hoạt động tự chủ BV đều đã triển khai thực hiện, tuy nhiên các hoạt động bệnh viện chưa thể hiện được rõ ràng, nổi bật các nội dung thực hiện chính sách tự chủ trong các quá trình quản lý hoạt động bệnh viện, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế tự quyết định, một số công tác chuyên môn chưa được thể hiện rõ ràng tính tự chủ” (Chuyên gia 06).

Hot động 4: “Kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo việc thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện”

Thực hiện tự chủ bệnh viện, hoạt động kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, điều tiết các hoạt động, công khai và báo cáo về thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện luôn là những nội dung rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng mang tính quyết định tới thành công của tự chủ bệnh viện. Kiểm tra, giám sát tốt quá trình

thực hiện tự chủ để đảm bảo hoạt động tự chủ bệnh viện được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật nói chung, quy định về thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện nói riêng;

thực hiện đúng các phương án, kế hoạch đã đề ra; làm đúng các quy trình, quy chế, quy định đã ban hành. Tổ chức sơ kết, tổng kết để chỉ ra các điểm đã làm được, những tồn tại, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các phương án giải quyết. Cuối cùng là công tác công khai và báo cáo kết quả: Công khai kết quả thực hiện tự chủ bệnh viện là hoạt động cần thiết nhằm phổ biến tới viên chức và người lao động những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần chấn chỉnh, hoạt động này vừa tạo động lực cho viên chức, người lao động trong bệnh viện cố gắng thúc đẩy tự chủ vừa giúp viên chức, người lao động biết được những yếu điểm, những tồn tại để chấn chỉnh, khắc phục. Trên cơ sở kết quả đạt được, bệnh viện thực hiện các báo cáo về việc thực hiện tự chủ bệnh viện theo quy định (báo cáo phục vụ quản trị bệnh viện và báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước).

“Bệnh viện thực hiện kiểm tra, giám sát mỗi quý 1 lần nhằm phân tích tình huống;

đánh giá, xác định vấn đề cần ưu tiên; xem xét kết quả đạt được các mục đích tự chủ;

phát hiện những vấn đề nảy sinh để điều chỉnh kế hoạch và lựa chọn giải pháp phù hợp…” (Chuyên gia 15) và “Mọi thu chi tự chủ đều căn cứ Qui chế chi tiêu nội bộ, hàng năm đều có kiểm tra của sở y tế và có sự giám sát thực hiện thường xuyên của thanh tra nhân dân trong quá trình thực hiện tự chủ; có sơ kết theo quý, tổng kết cuối năm và công khai toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động đồng thời báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan quản lý cấp trên” (Chuyên gia 11).

Tuy nhiên, việc thực hiện sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát của một số bệnh viện còn sơ sài, mang tính hình thức và chưa phát huy tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát và chưa đem lại kết quả đáp ứng nhu cầu quản lý công tác tự chủ tại các BVC.

Bệnh viện có thực hiện sơ kết, tổng kết nhưng sơ sài (Chuyên gia 07); “Công tác kiểm tra/giám sát đã được ban giam đốc chỉ đạo xuống từng đơn vị khoa/phòng ban.

Nhưng vẫn còn chưa rõ ràng và tiến độ thực hiện còn chậm, chưa phát huy tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát” (Chuyên gia 02).

Tổng hợp ý kiến các chuyên gia cho thấy, các bệnh viện đều ý thức được tầm quan trọng của tự chủ đối với hoạt động thường xuyên cũng như khả năng phát triển của bệnh viện, công tác chuẩn bị và việc triển khai tự chủ đều được các bệnh viện quan tâm, ưu tiên thực hiện, các nội dung công việc cơ bản trong quá trình tự chủ bệnh viện bao gồm: (1) “Xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định triển khai cụ thể hoá chính sách tự chủ tại bệnh viện”; (2) “Hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị, nhân lực và tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách tự chủ trong nội bộ bệnh viện”; (3) “Phân công, phối hợp và tổ chức thực hiện chính sách tự chủ tại bệnh viện” (4) “Kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết, báo cáo việc thiện chính sách tự chủ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)