Đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh bằng mô hình định lượng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam (Trang 141 - 151)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Đánh giá ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng người bệnh

4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh bằng mô hình định lượng

4.4.2.1. Kết quả ước lượng mô hình

Kiểm tra độ tin cậy của mô hình định lượng: Nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy của ước lượng từ mẫu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp lấy mẫu lặp lại Bootstrap có thay thế để so sánh (lựa chọn 500 mẫu khác nhau theo cách thức lặp lại và có thay thế).

Từ 500 mẫu này máy tính sẽ ước lượng ra 500 cặp hệ số ước lượng và tính trung bình của các ước lượng đó. Sai lệch giữa giá trị ước lượng từ mẫu ban đầu và giá trị trung bình các ước lượng từ Bootstrap có trị tuyệt đối càng nhỏ thì mô hình định lượng càng tốt.

Bảng 4.18. Kết quả ước lượng với kiểm định bằng Bootstrap (n=500)

Biến số Hệ số Sai số chuẩn

Trung bình

Chênh lệch

Sai số chuẩn của chênh lệch

Giá trị tới hạn (CR)

KN_MB <- Datuchu 0,216 0,021 0,218 0,002 0,001 2,000

CSVC <- Datuchu 0,302 0,020 0,303 0,001 0,001 1,000

TD_DV <- Datuchu 0,273 0,021 0,274 0,001 0,001 1,000

KN_MB <- intervar1 0,063 0,020 0,063 0,000 0,001 0,000 CSVC <- intervar1 0,058 0,020 0,058 0,000 0,001 0,000 TD_DV <- intervar1 0,043 0,020 0,043 0,000 0,001 0,000

g1i2 <- KN_MB 0,335 0,051 0,333 -0,003 0,002 -1,500

g1i2 <- CSVC 0,372 0,039 0,374 0,001 0,002 0,500

g1i2 <- TD_DV 0,195 0,047 0,192 -0,003 0,002 -1,500

Nguồn: NCS tính toán từ số liệu thu thập, khảo sát Từ mẫu nghiên cứu ban đầu với 2.532 quan sát, luận án thực hiện ước lượng được các hệ số hồi quy (kết quả đã được chuẩn hóa). Kiểm định bằng Bootstrap (kết quả thể hiện ở Bảng 4.18) cho thấy mức chênh lệch (bias) giữa giá trị hệ số hồi quy ước lượng (estimated) và cột giá trị trung bình (mean) có giá trị tuyệt đối rất nhỏ và giá trị tới hạn (CR) nhỏ hơn hoặc bằng 2. Vì vậy, có thể coi mô hình xây dựng có độ chệch rất nhỏ ở mức ý nghĩa 5% (hay khoảng tin cậy 95%). Nói cách khác, kết quả ước lượng từ mô hình ban đầu và kết quả trung bình của 500 lần ước lượng trong kiểm định Bootstrap cho kết quả gần như đồng nhất nhau. Do đó, mô hình định lượng đảm bảo độ tin cậy.

Mô hình chuẩn hóa:Ảnh hưởng của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh được thể hiện qua mô hình định lượng sau:

Hình 4.1. Kết quả mô hình chuẩn hóa ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh

Nguồn: NCS xây dựng từ số liệu khảo sát Trong đó:

- Biến ph thuc: g1-2 - Mức độ hài lòng của người bệnh.

- Các biến độc lp s dng trong mô hình bao gm:

+ KN-MB: Khả năng tiếp cận và Sự minh bạch thông tin, thủ tục khám, chữa bệnh.

+ CSVC: Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh.

+ TD-DV: Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ.

.34

.37

.19 .22

.04

.30

.06 .06

.27

+ NhomBVdaTC (Datuchu): biến thể hiện sự tự chủ của các bệnh viện. Nó nhận giá trị bằng 1 nếu người bệnh khám, chữa bệnh ở nhóm bệnh viện đã tự chủ; nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

+ intervar1: biến tương tác giữa biến NhomBVdaTC SauthoigianTC, biến số này nhận giá trị bằng 1 nếu người bệnh ở nhóm bệnh viện đã thực hiện tự chủ và được khảo sát sau thời điểm tự chủ, bằng 0 trong các trường hợp còn lại (trong đó:

SauthoigianTC biến thể hiện thời gian tự chủ của các bệnh viện. Nó nhận giá trị bằng 1 nếu người bệnh KCB được khảo sát sau thời điểm các bệnh viện Nhóm 1 thực hiện tự chủ, nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại).

Ý nghĩa của biến số intervar1: Nếu chỉ so sánh mức độ hài lòng của người bệnh giữa nhóm bệnh viện đã thực hiện tự chủ và nhóm bệnh viện chưa thực hiện tự chủ thì chưa thể kết luận được việc tự chủ bệnh viện có thực sự tác động đến sự hài lòng hay không, bởi có thể giữa 2 nhóm bệnh viện này cũng đã tồn tại những khác biệt không xuất phát từ yếu tố tự chủ bệnh viện. Do vậy, nếu so sánh đơn thuần như trên thì không thể đưa ra kết luận sự hài lòng của người bệnh ở nhóm bệnh viện đã thực hiện tự chủ cao hơn so với nhóm bệnh viện chưa thực hiện tự chủ là do tác động của tự chủ bệnh viện. Để có kết luận gần nhất về tác động của tự chủ bệnh viện, luận án sử dụng biến tương tác giữa biến nhóm bệnh viện tự chủ (NhomBVdaTC - Datuchu) và biến thời điểm thực hiện tự chủ (SauthoigianTC), biến tương tác này được đặt tên là intervar1.

Biến intervar1sẽ giúp chỉ ra được tác động theo phương pháp DID (khác biệt trong khác biệt), nghĩa là có sự so sánh trước và sau thời gian thực hiện tự chủ, và giữa nhóm bệnh viện đã thực hiện tự chủ và nhóm đối chứng là nhóm bệnh viện chưa thực hiện tự chủ. Biến intervar1 chính là biến biểu thị sự tác động của tự chủ bệnh viện.

Bảng 4.19. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của tự chủ đến sự hài lòng của người bệnh

Biến số Hệ số

ước lượng Độ lệch

chuẩn Giá trị

tới hạn (CR) Giá trị p

KN_MB <--- Datuchu 0,216 0,019 11,139 ***

CSVC <--- Datuchu 0,302 0,027 15,958 ***

TD_DV <--- Datuchu 0,273 0,020 14,293 ***

KN_MB <--- intervar1 0,063 0,021 3,269 0,025

CSVC <--- intervar1 0,058 0,030 3,051 0,001

TD_DV <--- intervar1 0,043 0,022 2,235 0,002

g1i2 <--- KN_MB 0,335 0,355 20,483 ***

g1i2 <--- CSVC 0,372 0,248 22,697 ***

g1i2 <--- TD_DV 0,195 0,339 11,864 ***

Ghi chú: *** thể hiện hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Nguồn: NCS tính toán từ số liệu thu thập, khảo sát

Kết quả ước lượng cho thấy, tất cả các hệ số hồi quy đều khác 0 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% hoặc 1% (hay khoảng tin cậy 95% và 99%).

4.4.2.2. Ảnh hưởng của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện đến các khía cạnh đánh giá sự hài lòng của người bệnh

Kết quả ước lượng từ mô hình định lượng thể hiện tại Bảng 4.19 nêu trên đã khẳng định ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện tới các khía cạnh đánh giá sự hài lòng người bệnh đối dịch vụ KCB của các bệnh viện, cụ thể như sau:

- Ảnh hưởng của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện tới “Khả năng tiếp cận và sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh”

Kết quả ước lượng biến Datuchu lên biến KN_MB là 0,216 ở độ tin cậy 99% cho thấy những người bệnh ở các bệnh viện đã thực hiện tự chủ đánh giá về “Khả năng tiếp cận; Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh” tốt hơn so với nhóm chưa thực hiện tự chủ. Bên cạnh đó, hệ số biến tương tác giữa nhóm đã thực hiện tự chủ và biến thời gian thực hiện tự chủ (interva1) là 0,063 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều này ngụ ý rằng người bệnh đánh giá cao hơn về “Khả năng tiếp cận; Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh” ở nhóm các bệnh viện đã thực hiện tự chủ và ở thời điểm sau khi thực hiện tự chủ so với thời gian trước tự chủ và so với nhóm bệnh viện chưa tự chủ.

Như vậy, các gi thuyết H1.1 và H1.2: “Tự chủ bệnh viện” có ảnh hưởng tích cực tới “Khả năng tiếp cận” và “Sự minh bạch thông tin, thủ tục khám chữa bệnh”

được chp nhn .

- Ảnh hưởng của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện tới “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh”

Kết quả ước lượng chỉ ra rằng chính sách tự chủ bệnh viện có tác động tích cực đến đánh giá của người bệnh về “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh”, hệ số ước lượng biến Datuchu lên biến CSVC là 0,302, khác 0 ở độ tin cậy 99%

cho thấy nhóm người bệnh ở các bệnh viện đã thực hiện tự chủ đánh giá “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh” của bệnh viện cao hơn so với những đánh giá về khía cạnh này của người bệnh ở nhóm bệnh viện chưa thực hiện tự chủ.

Bên cạnh đó, biến tương tác giữa nhóm đã thực hiện tự chủ và thời gian thực hiện tự chủ (interva1) có hệ số hồi quy ước lượng là 0.058, khác 0 và có ý nghĩa thống kê (p=0,001), điều này cho thấy người bệnh ở nhóm bệnh viện đã thực hiện tự chủ và ở thời điểm sau khi thực hiện tự chủ đánh giá về “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh” cao hơn so với thời gian trước tự chủ và cao hơn so với đánh giá của người bệnh thuộc nhóm bệnh viện chưa thực hiện tự chủ.

Kết quả này cho thấy, gi thuyết H1.3: “Tự chủ bệnh viện” có ảnh hưởng tích cực tới “Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ người bệnh” đã được chp nhn.

- Ảnh hưởng của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện tới “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ

Kết quả ước lượng chỉ ra rằng tự chủ bệnh viện có tác động tích cực đến đánh giá của người bệnh về “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ, hệ số ước lượng biến Datuchu lên biến TD_DV là 0,273, khác 0 ở độ tin cậy 99% cho thấy nhóm người bệnh ở các bệnh viện đã thực hiện tự chủ đánh giá tốt hơn về “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ so với nhóm người bệnh ở các bệnh viện chưa thực hiện tự chủ.

Hệ số biến tương tác giữa nhóm đã thực hiện tự chủ và thời gian thực hiện tự chủ (interva1) là 0,043, khác 0 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều này cho thấy người bệnh ở nhóm bệnh viện đã thực hiện tự chủ đánh giá về “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ cao hơn so với nhóm bệnh viện chưa tự chủ, đồng thời ở thời điểm sau khi thực hiện tự chủ, mức đánh giá này của người bệnh cao hơn so với thời gian trước khi thực hiện tự chủ.

Kết qu này khng định s chp nhn ca các gi thuyết H1.4 và H1.5: Việc thực hiện quyền “Tự chủ bệnh viện” có ảnh hưởng tích cực tới “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế” và “Kết quả cung cấp dịch vụ”.

Như vậy, kết quả trình bày nêu trên cho biết, nếu không tính đến thời điểm thực hiện tự chủ thì tác động của nhóm bệnh viện đã tự chủ lên yếu tố “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh” (biến CSVC) là mạnh nhất, hệ số ước lượng là 0,303. Sau thời gian tự chủ thì tổng hệ số tác động của chính sách tự chủ bệnh viện đến biến KN_MB (“Khả năng tiếp cận” và “Sự minh bạch thông tin, thủ tục khám chữa bệnh”) bằng 0,216 + 0,063 = 0,279; tổng hệ số tác động đến biến CSVC (“Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh”) là: 0,302 + 0,058 = 0,360 và tổng hệ số tác động đến biến TD_DV (“Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế” và

“Kết quả cung cấp dịch vụ”) là: 0,273 + 0,043 = 0,316. Từ kết quả này cho thấy, tự chủ bệnh viện có tác động mạnh nhất đến yếu tố “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh”, tiếp theo là yếu tố “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế” và “Kết quả cung cấp dịch vụ” và cuối cùng là yếu tố “Khả năng tiếp cận” và “Sự minh bạch thông tin, thủ tục khám chữa bệnh”.

4.4.2.3. Tác động của các khía cạnh đánh giá đến sự hài lòng của người bệnh Kết quả ước lượng từ mô hình định lượng thể hiện tại Bảng 4.19 nêu trên cũng cho biết những tác động của các khía cạnh đánh giá tới sự hài lòng người bệnh đối dịch vụ KCB của các bệnh viện, cụ thể:

- Tác động của “Khả năng tiếp cận và sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh” tới sự hài lòng của người bệnh.

Kết quả tác động của “Khả năng tiếp cận và sự minh bạch thông tin, thủ tục khám chữa bệnh” (KN_MB) đến mức độ hài lòng của người bệnh từ mô hình nghiên cứu với hệ số ước lượng là 0,335 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) đã cho thấy, “Khả năng tiếp cận và sự minh bạch thông tin, thủ tục khám chữa bệnh” có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện. Như vậy, các gi thuyết H2.1 và H2.2: “Khả năng tiếp cận và Sự minh bạch thông tin, thủ tục khám chữa bệnh”

có mối quan hệ cùng chiều với “Sự hài lòng của người bệnh” được chp nhn trong nghiên cu này.

- Tác động của “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh” tới sự hài lòng của người bệnh.

Tương tự vậy, tác động của “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh”

(CSVC) đến mức độ hài lòng của người bệnh từ mô hình nghiên cứu có kết quả ước lượng bằng 0,372 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này cũng cho thấy “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh” có tác động tích cực đến mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB và gi thuyết H2.3:Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh có mối quan hệ cùng chiều với Sự hài lòng của người bệnh” đã được chp nhn.

- Tác động của “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ” tới sự hài lòng của người bệnh.

Từ kết quả ước lượng của mô hình cho thấy, tác động của Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ (TD_DV) đến mức độ hài lòng của người bệnh có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số ước lượng là 0,195. Do đó, “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ” có tác động tích cực đến mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB, điu này khng định s chp thun ca các gi thuyết H2.4 và H2.5: “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của NVYT và Kết quả cung cấp dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với Sự hài lòng của người bệnh”.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh (CSVC) có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người bệnh với hệ số ước

lượng mức độ ảnh hưởng là 0,372 lớn hơn hệ số ước lượng mức độ ảnh hưởng của yếu tố KN_MB (0,335) và hệ số ước lượng mức độ ảnh hưởng của yếu tố TD_DV (0,195).

4.4.2.4. Tổng hợp kết quả tác động của việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

Kết quả từ mô hình định lượng cho thấy, việc thực hiện quyền tự chủ bệnh viện có tác động trực tiếp đến 3 nhóm khía cạnh, bao gồm: “Khả năng tiếp cận, Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh” (KN_MB); “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh” (CSVC) và “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ” (TD_DV). Tiếp theo đó, ba nhóm yếu tố này lại tác động trực tiếp đến sự hài lòng của người bệnh. Như vậy, tự chủ bệnh viện có tác động gián tiếp đến sự hài lòng của người bệnh thông qua ba nhóm khía cạnh nêu trên.

Mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động của các biến trong mô hình nghiên cứu định lượng được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.20. Tổng tác động (đã được chuẩn hóa) - Standardized Total Effects Tổng tác động

intervar1 Datuchu KN_MB CSVC TD_DV

KN_MB 0,063 0,216

CSVC 0,058 0,302

TD_DV 0,043 0,273

g1i2 0,051 0,238 0,335 0,372 0,195

Tác động trực tiếp (Standardized Direct Effects)

intervar1 Datuchu KN_MB CSVC TD_DV

KN_MB 0,063 0,216

CSVC 0,058 0,302

TD_DV 0,043 0,273

g1i2 0,335 0,372 0,195

Tác động gián tiếp (Standardized Indirect Effects)

intervar1 Datuchu KN_MB CSVC TD_DV

KN_MB CSVC TD_DV

g1i2 0,051 0,238

Nguồn: Tính toán của NCS từ mô hình định lượng

Theo mô hình định lượng, tác động gián tiếp của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB thông qua ba nhóm khía cạnh KN_MB, CSVC và TD_DV của 2 biến Datuchu và biến tương tác interva1, được xác định bằng tích của hệ số tác động trực tiếp: i) từ hệ số ước lượng của Datuchu và biến tương tác interva1 đến KN_MB, CSVC và TD_DV, và ii) hệ số ước lượng ảnh hưởng của KN_MB, CSVC và TD_DV đến mức độ hài lòng của người bệnh. Tổng hợp kết quả tác động gián tiếp của tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB được mô tả như sau:

Bảng 4.21. Tổng hợp tác động gián tiếp của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng thông qua KN_MB, CSVC và TD_DV

Biến số KN_MB CSVC TD_DV Tổng tác động

intervar1 0,021 0,022 0,008 0,051

Datuchu 0,072 0,112 0,053 0,238

Nguồn: Tính toán của NCS từ mô hình định lượng Theo kết quả tổng hợp tại Bảng 4.21 nêu trên, ảnh hưởng gián tiếp của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh được thể hiện như sau:

- nh hưởng ca t ch bnh vin ti s hài lòng ca người bnh thông qua

“Kh năng tiếp cn và s minh bch thông tin và th tc khám cha bnh”

Kết quả đánh giá bằng mô hình định lượng về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB thông qua “Khả năng tiếp cận; Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh” cho giá trị hệ số ước lượng của biến intervar1 là 0,021 và biến Datuchu là 0,072. Như vậy, có thể nói tự chủ bệnh viện thông qua việc tăng cường “Khả năng tiếp cận và Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh” có tác động tích cực đến mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện.

- nh hưởng ca t ch bnh vin ti s hài lòng ca người bnh thông qua

“Cơ s vt cht và phương tin phc v ca người bnh”

Kết quả đánh giá bằng mô hình định lượng về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB thông qua kênh đánh giá về

“Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh” (CSVC) có hệ số ước lượng là 0,022 (intervar1) và đối với biến Datuchu là 0,112. Do vậy, có thể thấy tự chủ bệnh viện đã có tác động tích cực đến mức độ hài lòng của người bệnh thông qua đánh giá của họ về “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh”. Nói cách khác, tự chủ bệnh viện thúc đẩy các bệnh viện đầu tư cải thiện các điều kiện về “Cơ sở vật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam (Trang 141 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)