Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam (Trang 181 - 233)

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

Luận án đã có những đóng góp nhất định, khẳng định được mối quan hệ của việc trao quyền tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh - chất lượng chức năng của dịch vụ KCB và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy những tác động tích cực của tự chủ bệnh viện, nâng cao chất lượng và hài lòng người bệnh. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các nghiên cứu khác, nghiên cứu này vẫn còn có những điểm hạn chế nhất định:

Thứ nhất, về phạm vi nghiên cứu, do hạn chế về điều kiện nghiên cứu (thời gian, chi phí…), nghiên cứu chỉ triển khai được tại 06 BVC thuộc chuyên ngành sản, nhi tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ Việt Nam. Trong khi còn có nhiều bệnh viện chuyên ngành sản, nhi khác nằm ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Việc thực hiện khảo sát chỉ tập trung vào 06 BVC chuyên ngành sản, nhi này có thể chưa phản ánh chính xác cho toàn bộ hệ thống các bệnh viện chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam. Nếu khảo sát được mở rộng thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính khái quát hơn. Đây có thể là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo.

Thứ hai, về thời gian nghiên cứu, luận án theo dõi, đánh giá hoạt động của bệnh viện nói chung trong khoảng thời gian là 08 năm (từ năm 2015-2022) và theo dõi sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB nói riêng (từ thời điểm 03 năm trước khi các bệnh viện bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ cho đến hết 02 năm sau đó và theo dõi khoảng thời gian tương ứng đối với nhóm các bệnh viện chưa thực hiện tự chủ), với khoảng thời gian như vậy có thể chưa đánh giá hết được ảnh hưởng của chính sách tự chủ. Nếu có thể theo dõi trong một thời gian dài hơn thì kết quả nghiên cứu sẽ đảm bảo tính “bền vững” hơn. Đây cũng có thể là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo.

Thứ ba, do giới hạn về dữ liệu nghiên cứu và công cụ đánh giá, luận án mới chỉ đánh giá được tác động của tự chủ bệnh viện theo “luật định” đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB mà chưa thể đánh giá được ảnh hưởng của mức độ tự chủ theo “thực tế” của các bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB.

Nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung phép đo mức độ tự chủ thực tế của bệnh viện, kiểm định mối quan hệ giữa mức độ tự chủ thực tế của BVC đến sự hài lòng của người bệnh.

Thứ tư, giá cả dịch vụ y tế và việc thống kê, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cũng là những nội dung được người bệnh rất quan tâm và có nhiều băn khoăn, đặc biệt trong bối cảnh các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ (kết quả thu được từ nghiên cứu định tính). Điều này cũng phù hợp với nhận định của Preker and Harding (2003: trang 125), các tác giả cho rằng “sự hài lòng của khách hàng được quyết định bởi chất lượng và giá cả của dịch vụ”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, phần đánh giá về giá cả, chi phí khám, chữa bệnh chỉ gói gọn ở chỉ báo “E5.Ông/Bà đánh mức độ hài lòng về giá cả dịch vụ y tế” nằm trong khía cạnh đánh giá “Kết quả cung cấp dịch vụ” nên có thể kết quả nghiên cứu chưa phản ảnh đầy đủ những đánh giá hài lòng người bệnh đối với giá cả và chi phí khám, chữa bệnh. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tách riêng thành một khía cạnh độc lập và xây dựng các chỉ báo đánh giá về giá cả dịch vụ y tế và việc thống kê, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh để hoàn thiện hơn bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của người bệnh và có thêm kết quả đánh giá của người bệnh về khía cạnh quan trọng này trong nghiên cứu về chính sách tự chủ bệnh viện công.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 5

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4, tại chương 5, NCS thực hiện bàn luận về tính hợp lý của các kết quả nghiên cứu, trong đó chú ý đến việc sử dụng nghiên cứu định tính để giải thích kết quả nghiên cứu định lượng.

Phần tiếp theo của chương 5, dựa trên các kết quả nghiên cứu định lượng, đặc biệt là các nhận định rút ra từ nghiên cứu định tính, NCS đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tự chủ, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB và đảm bảo hài lòng người bệnh sau khi tổng hợp các nội dung khó khăn, vướng mắc đã phát hiện trong nghiên cứu, các giải pháp gồm: 1) Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước và 2) Nhóm giải pháp cho các bệnh viện triển khai tự chủ.

Phần cuối cùng của luận án, NCS đề cập đến điểm mới và những hạn chế của nghiên cứu này, đồng thời định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo trong đánh giá tác động của cơ chế tự chủ bệnh viện công tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc giao quyền tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB được thực hiện tại 06 bệnh viện chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam. Các bệnh viện được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 gồm 03 bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ và nhóm 2 gồm 03 bệnh viện chưa thực hiện cơ chế tự chủ (được sử dụng để so sánh, đối chiếu). Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính với số liệu được thu thập tại 02 giai đoạn tương ứng với các khoảng thời gian trước và sau khi các bệnh viện nhóm 1 thực hiện tự chủ. Nghiên cứu cho thấy một số kết quả đáng lưu ý:

(1) Ở nhóm bệnh viện đã tự chủ, cảm nhận của người bệnh về “Khả năng tiếp cận, sự minh bạch thông tin và thủ tục khám, chữa bệnh”; “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh”; “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ ” giai đoạn sau tự chủ tốt hơn giai đoạn trước.

Tuy nhiên, những chỉ tiêu này ở nhóm bệnh viện chưa tự chủ thì cho kết quả ngược lại. Do đó, có thể thấy rằng người bệnh đã đánh giá tốt hơn về tất cả các khía cạnh nêu trên ở các bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ.

(2) Theo thời gian, người bệnh đánh giá sự hài lòng chung với dịch vụ KCB của cả hai nhóm bệnh viện (các bệnh viện đã và chưa thực hiện cơ chế tự chủ) ở giai đoạn sau đều kém hơn so với giai đoạn trước (người bệnh yêu cầu ngày càng cao đối với dịch vụ KCB). Tuy nhiên, mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB ở nhóm bệnh viện đã tự chủ có sự biến chuyển tốt hơn so với mức độ hài lòng của người bệnh ở nhóm các ở bệnh viện chưa tự chủ.

(3) “Tự chủ bệnh viện” có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ba nhóm khía cạnh, bao gồm: “Khả năng tiếp cận, Sự minh bạch thông tin và thủ tục KCB”; “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh” và “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế và Kết quả cung cấp dịch vụ”. Tiếp theo đó, ba nhóm yếu tố này lại tác động trực tiếp và cùng chiều đến “Sự hài lòng của người bệnh”. Tổng hợp tác động cho thấy, việc thực hiện quyền “Tự chủ bệnh viện”

có tác động gián tiếp và tích cực đến “Sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB” của các bệnh viện thông qua ba nhóm khía cạnh nêu trên. Trong đó, quyền tự chủ bệnh viện có tác động gián tiếp mạnh nhất đến sự hài lòng của người bệnh thông qua yếu tố “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ của người bệnh”, mức tiếp theo là thông qua yếu tố “Khả năng tiếp cận” và “Sự minh bạch thông tin, thủ tục khám chữa bệnh” và mức cuối cùng là thông qua yếu tố “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế” và “Kết quả cung cấp dịch vụ”.

Bên cạnh đó, các kết quả từ nghiên cứu định tính của luận án đã lý giải được phần nào quy luật tác động của việc giao quyền tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh, cụ thể: Thực hiện cơ chế tự chủ, BVC được chủ động trong tổ chức bộ máy, biên chế; tự chủ trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn và phải tự chủ tài chính. Để đảm bảo nguồn tài chính tự chủ cho nhu cầu hoạt động thường xuyên và đầu tư phát triển, các bệnh viện phải tìm cách thu hút và giữ chân người bệnh, ổn định nguồn thu. Do đó, các bệnh viện đã sử dụng quyền tự chủ cùng với các nguồn lực của mình để triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực KCB, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB,... Chính những cố gắng này của các bệnh viện đã tạo điều kiện cho người bệnh sử dụng dịch vụ KCB có chất lượng tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong thăm khám, điều trị… Cuối cùng, những trải nghiệm tốt đẹp trong quá trình sử dụng dịch vụ KCB đem đến cho người bệnh sự hài lòng đối với các dịch vụ KCB của bệnh viện.

Quá trình nghiên cứu, luận án đã khẳng định được ảnh hưởng tích cực và nêu ra được một số tồn tại, vướng mắc của tự chủ BVC, từ đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp: Đầu tiên là khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách… Trong đó, chú trọng đến mở rộng khả năng tự chủ nguồn thu cho các BVC và cải thiện chế độ đãi ngộ cho NVYT; giải quyết những khó khăn trong mua sắm, đấu thầu, giá dịch vụ; chuẩn hóa các quy trình, hướng dẫn chuyên môn; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện tự chủ… Tiếp theo là nhóm giải pháp cho các bệnh viện, bao gồm: Xây dựng phương án, kế hoạch tự chủ; truyền thông, đào tạo NVYT; kiện toàn bộ máy và phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, đơn vị trong bệnh viện và đặc biệt, thực hiện tự chủ, các BVC phải chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; nâng cao năng lực của đội ngũ NVYT, tăng cường cán bộ trình độ cao (cả về số lượng, chất lượng); thiết lập các quy trình, quy định, hướng dẫn nhằm triển khai thành công các hoạt động tự chủ và cải thiện sự hài lòng của người bệnh.

Luận án cũng đã khắc phục được một số hạn chế của các nghiên cứu đi trước và đưa ra được một số điểm mới, cụ thể: i) Luận án đã phát triển cách thức đánh giá ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người và đưa ra cách thức đánh giá tác động của tự chủ bệnh viện đảm bảo tính khả thi, tin cậy, khắc phục được những hạn chế của các nghiên cứu đi trước, cụ thể: Luận án thực hiện đánh giá trên hai nhóm bệnh viện (đã và chưa thực hiện tự chủ) ở cả hai thời điểm (trước và sau khi có can thiệp của chính sách); đồng thời luận án sử dụng kết hợp phương pháp “khác biệt trong khác biệt” (DID) và mô hình hồi quy cấu trúc tuyến tính (SEM) để đánh giá ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện, đảm bảo phù hợp với thiết kế nghiên cứu và cho kết quả thống nhất, tin cậy, có tính thuyết phục hơn so với những nghiên cứu trước đó; ii) Thay vì chỉ ra tác động của tự chủ bệnh viện tới một chỉ số duy nhất là sự hài lòng của người bệnh như các nghiên cứu đi trước, luận án đã thảo luận về tác động của tự chủ bệnh viện lên từng yếu tố của

dịch vụ khám, chữa bệnh và thông qua các yếu tố đó, tự chủ bệnh viện có ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB. Đồng thời, luận án chỉ ra cụ thể về mức độ ảnh hưởng trực tiếp của tự chủ bệnh viện tới các yếu tố của dịch vụ KCB và chỉ ra mức độ tác động gián tiếp tới sự hài lòng của người bệnh thông qua các yếu tố nêu trên. Ngoài ra, luận án đã xây dựng được mô hình đánh giá ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh, với việc tuân thủ chặt chẽ các kiểm định trong ước lượng, mô hình đề xuất được khẳng định là phù hợp và cho kết quả tin cậy.

Tuy nhiên, luận án vẫn còn một số hạn chế liên quan đến phạm vi, thời gian, đối tượng nghiên cứu và việc đo lường mức độ tự chủ “thực tế” của các bệnh viện. Ngoài ra, luận án cũng chưa thực hiện đánh giá chuyên sâu về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB trong mối quan hệ với giá cả dịch vụ KCB. Đây có thể là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về tự chủ bệnh viện và sự hài lòng người bệnh xem xét, đánh giá.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NCS LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hoàng Minh Phương và Trần Minh Điển (2021), “Tự chủ bệnh viện và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ở bệnh viện công”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số tháng 6/2021: 50-52.

2. Hoang MP, Giang LT, & Tran MD. (2023), “Patients’ Satisfaction with Obstetrics- Gynecology, and Pediatric Healthcare Services in Vietnam: A Multicentre Cross- Sectional Study”, Risk Management and Healthcare Policy, Vol.16 (2023): 1411- 1422. (Dove Medical Press, Taylor & Francis)

3. Hoang Minh Phuong, Giang Thanh Long, Nguyen Le Quyen and Tran Minh Dien (2023), “Healthcare Service Quality and Patient Satisfaction in Implementing the Autonomy Mechanism of Obstetric and Pediatric Hospitals in Vietnam”, Vietnam Economic Review, No. 344 (April 2023): 47-57.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdullah, M. T., and Shaw, J. (2007), ‘A review of the experience of hospital autonomy in Pakistan’, The International Journal of Health Planning and Management, 22(1), 45-62.

2. Akhade, G. N., Jaju, S. B., and Lakhe, R. R. (2016), ‘Critical review of global practices in measuring healthcare service quality’, International Journal of Engineering Research, 5(02).

3. Alasad, J., Abu Tabar, N. and Aburuz, M. E. (2015), ‘Patient Satisfaction With Nursing Care: Measuring Outcomes in an International Setting’, J Nurs Adm, 45, 563-8.

4. Al-Abri, R., and Al-Balushi, A. (2014), ‘Patient satisfaction survey as a tool towards quality improvement’, Oman Medical Journal, 29(1), 3.

5. Allen, P., Cao, Q., and Wang, H. (2014), ‘Public hospital autonomy in China in an international context’, Int J Health Plann Manage, 29(2), 141-159.

6. Anbari, Z., Mohammadi, M., and Taheri, M. (2014), ‘Measurement of quality of hospital services via SERVQUAL model’, Life Science Journal, 11(6), 51-56.

7. Andaleeb, S. S. (2001), ‘Service quality perceptions and patient satisfaction: a study of hospitals in a developing country’, Social Science and Medicine, 52,1359-1370.

8. Andaleeb, S. (2008), ‘Caring for children: a model of healthcare service quality in Bangladesh’, International Journal for Quality in Health Care, 20(5), 339-345.

9. Babakus, E., & Mangold, W. G. (1992), ‘Adapting the SERVQUAL scale to hospital services: An empirical investigation’, Health Services Research, 26(6), 767-786.

10. Bạch Xuân Thủy (2017), Sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, Trung tâm y tế huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2017, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

11. Baltussen, R. M. P. M., Yé, Y., Haddad, S., and Sauerborn, R. S. (2002),

‘Perceived quality of care of primary health care services in Burkina Faso’, Health Policy and Planning, 17(1), 42-48

12. Barasa, E. W., Manyara, A. M., Molyneux, S., and Tsofa, B. (2017),

‘Recentralization within decentralization: County hospital autonomy under devolution in Kenya’, PLoS One, 12(8), e0182440.

13. Bossert, T., Kosen, S., Harsono, B., and Gani, A. (1997), ‘Hospital autonomy in Indonesia’, Boston, MA.

14. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế bệnh viện, ban hành ngày 19 tháng 9 năm 1997.

15. Bộ Y tế (2014), Quản lý chất lượng Bệnh viện, tài liệu đào tạo liên tục, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

16. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 6858/QĐ-BYT về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016.

17. Bộ Y tế (2016a), Quyết định số 6859/QĐ-BYT về việc ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016, ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016.

18. Bộ Y tế (2016b), Quyết định số 7051/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2016.

19. Bộ Y tế (2018), Báo cáo chính sách - chỉ số hài lòng người bệnh, Hà Nội.

20. Bộ Y tế (2019), Quyết định số 3869/QĐ-BYT về việc ban ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế, ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2019.

21. Bộ Y tế (2020), Báo cáo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống trọng tâm - 2020, Hà Nội.

22. Bộ Y tế (2022), Báo cáo kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng xây dựng Đề án đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công giai đoạn 2022-2030, Hà Nội.

23. Brochado, A. (2009), ‘Comparing alternative instruments to measure service quality in higher education’, Quality Assurance in Education, 17(2), 174-190.

24. Brown, S. W., and Swartz, T. A. (1989), ‘A gap analysis of professional service quality’, Journal of Marketing, 53(2), 92-98.

25. Buchanan, J., Dawkins, P., and Lindo, J. L. (2015), ‘Satisfaction with nursing care in the emergency department of an urban hospital in the developing world: A pilot study’, International Emergency Nursing, 23(3), 218-224.

26. Bùi Thị Thu Hương (2009), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, năm 2009, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam (Trang 181 - 233)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)