Thống kê mô tả thang điểm Likert đối với các thang đo được rút ra từ kết

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 96 - 110)

quả phân tích hồi qui (Phụ lục số 7)

Căn cứ vào kết quả phân tích hồi hồi quy, chúng ta thực hiện việc thống kê mô tả

trên các nhóm biến có ảnh hưởng nhất định đến sự thỏa mãn của CBCNV đang công tác tại công ty Long Shin.

* Thang đo “Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới”

Theo kết quả bảng thống kê mô tả thang điểm (thang điểm Likert) CBCNV đánh giá từng tiêu chí trong thang đo này cho thấy các tiêu chí trong thang đo này đều được đại đa số

CBCNV đánh giá tương đối tốt và không bất cứ tiêu chí nào bị nhân viên đánh giá ở dưới mức bình thường. Trong đó đặc biệt là tiêu chí “Tôi tôn trọng cấp trên vì họ có nhiều kinh nghiệm” tại công ty Long Shin được nhân viên đánh giá cao nhất với điểm bình quân là 3.9458, số nhân viên cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với điều trên khi làm việc tại công ty là 226 trường hợp (trong tổng số 295 trường hợp) chiếm tỷ trọng 76.6 %.

Bảng 4.12: Thống kê mô tả thang đo “Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới” N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Cấp trên đối xử với tôi một cách tôn trọng 295 1.00 5.00 3.2610 .86681 Cấp trên tin tôi làm được việc khi giao việc cho tôi 295 1.00 5.00 3.4610 .71262 Tôi tôn trọng cấp trên vì họ có nhiều kinh nghiệm 295 2.00 5.00 3.9458 .74945 Tôi tôn trọng cấp trên vì họ rất có năng lực 295 2.00 5.00 3.8881 .74072 Tôi rất hài lòng với cấp trên của tôi 295 1.00 5.00 3.4203 .76460 Tôi thấy cấp trên đối xử công bằng với mọi người

lao động 295 1.00 5.00 3.3627 .79580

Tôi luôn nhận được sựđối xử công bằng 295 1.00 5.00 3.3763 .83143

Valid N (listwise) 295

* Thang đo “Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân”

Các tiêu chí trong thang đo này, tiêu chí “Tổ chức chúng tôi đồng cảm với những vấn đề cá nhân” được nhân viên đánh giá tương đối cao với mức điểm bình quân là 3.5424, cụ thể có 153 trường hợp cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với tiêu chí này, chiếm tỷ trọng 51.9 %. Tiêu chí “Tôi cảm thấy thoả mãn cả việc công ty lẫn việc gia

đình” có điểm bình quân là 3.1390, tương đối khá thấp với khoảng 62 % nhân viên đánh giá ở tiêu chí này từ mức “không có ý kiến trở xuống”.

Bảng 4.13: Thống kê mô tả thang đo “Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Tôi cảm thấy thăng bằng giữa

công việc và gia đình 295 1.00 5.00 3.3525 .84382 Tôi cảm thấy thoả mãn cả việc

công ty lẫn việc gia đình 295 1.00 5.00 3.1390 .89841 Khối lượng công việc giao cho

tôi không quá tải 295 1.00 5.00 3.3492 .87099 Tổ chức chúng tôi đồng cảm

với những vấn đề cá nhân 295 1.00 5.00 3.5424 .84358 Valid N (listwise) 295

* Thang đo “Tiền lương và chếđộ chính sách”

Các tiêu chí trong thang đo này, tiêu chí “Tôi hài lòng với tất cả các khoản trợ cấp của tôi” được nhân viên đánh giá cao nhất so với các tiêu chí khác với mức điểm bình quân là 3.3627, cụ thể có 136 trường hợp cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với tiêu chí này, chiếm tỷ trọng 46.1 %. Tiêu chí “Lương tôi được trả không thua kém công việc tương tự nơi khác” có điểm bình quân là 2.9593, thấp hơn với mức bình thường, cụ thể có 205 trường hợp

đánh giá “không có ý kiến” , “ không đồng ý” và “rất không đồng ý” với khoảng 69.5 %. Đây là

điều công ty cần lưu ý khi nhân viên so sánh mức lương được trả với ở mức lương nơi khác, dường như công nhân cảm thấy không hài lòng về vấn đề này.

Bảng 4.14: Thống kê mô tả thang đo “Tiền lương và chếđộ chính sách”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Tôi được trả lương tương xứng

với công việc tôi đang làm 295 1.00 5.00 3.1153 1.19819 Lương tôi được trả không thua

kém công việc tương tự nơi khác 295 1.00 5.00 2.9593 .95745 Tôi hài lòng với tất cả các khoản trợ cấp của tôi 295 1.00 5.00 3.3627 .93712 Việc nâng lương, thăng tiến công bằng, minh bạch 295 1.00 5.00 3.1322 .96511 Valid N (listwise) 295

* Thang đo “Môi trường, điều kiện làm việc”

Các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên đều đánh giá trên mức bình thường.

Đặc biệt, tiêu chí “Nơi tôi làm việc sạch sẽ” và “Nơi tôi làm việc đảm bảo an toàn” được

đánh giá với điểm bình quân lần lượt là 3.7627 và 3.7593. Đây là sự cố gắng lớn của công ty nhằm tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhất cho nhân viên. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa quan tâm đến khen thưởng kịp thời cho nhân viên khi họ giữ vệ sinh, duy trì

điều kiện làm việc tốt. Công ty cần có chính sách động viên kịp thời hơn về vấn đề này.

Bảng 4.15: Bảng thống kê mô tả thang đo “Môi trường, điều kiện làm việc”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Nơi tôi làm việc sạch sẽ 295 2.00 5.00 3.7627 .66851 Nơi tôi làm việc đảm bảo an toàn 295 1.00 5.00 3.7593 .65442 Nơi tôi làm việc tiện nghi 295 1.00 5.00 3.3458 .93083 Làm việc tốt, tôi được cấp trên

đánh giá, khen thưởng kịp thời 295 1.00 5.00 3.0000 .87287 Valid N (listwise) 295

* Thang đo “Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp”

Các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên đều đánh giá trên mức bình thường.

Đặc biệt, tiêu chí “Tôi có thể nêu quan điểm riêng mà không sợ bị trù dập” được đánh giá với điểm bình quân là 3.3661, số nhân viên cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với

điều trên khi làm việc tại công ty là 158 trường hợp (trong tổng số 295 trường hợp) chiếm tỷ trọng 53.3 %.Đây là sự thể hiện sự tôn trọng của nhà quản lý với những chính kiến cá nhân của nhân viên. Tuy nhiên, công ty cũng cần quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa đến sự phát thể hiện của nhân viên. Đây là một nhu cầu cấp cao của con người.

Bảng 4.16: Bảng thống kê mô tả thang đo “ Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Tôi có thể nêu quan điểm

riêng mà không sợ bị trù dập 295 1.00 5.00 3.3661 .86987 Tại công ty, những người có

chính kiến luôn được coi trọng 295 1.00 5.00 3.2542 1.01004 Cấp trên quan tâm đến sự phát

triển nghề nghiệp của tôi 295 1.00 5.00 3.2034 .83665 Valid N (listwise) 295

* Thang đo “Triển vọng phát triển công ty”

Các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên đều đánh giá tương đối tốt, cao hơn hẳn với mức bình thường. Đặc biệt , tiêu chí “Nhu cầu khách hàng được công ty coi trọng hàng

đầu” được đánh giá với điểm bình quân là 4.0949, số nhân viên cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với điều trên khi làm việc tại công ty là 235 trường hợp (trong tổng số 295 trường hợp) chiếm tỷ trọng 79.7 %. Đây là sự quan tâm lớn của công ty khi định hướng về

khách hàng đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững cho công ty. Là người lao động, ai cũng muốn công ty mình tồn tại và phát triển bền vững mãi theo thời gian.

Bảng 4.17: Bảng thống kê mô tả thang đo “Triển vọng phát triển công ty”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Công ty rất hiểu nhu cầu khách hàng 295 2.00 5.00 3.8407 .64816 Nhu cầu khách hàng được công ty

coi trọng hàng đầu 295 2.00 5.00 4.0949 .71272 Valid N (listwise) 295

* Thang đo “Hiệu quả công tác đào tạo”

Các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên đều đánh giá tương đối tốt, cao hơn hẳn với mức bình thường. Đặc biệt , tiêu chí “Sau đào tạo, tôi làm việc tốt hơn” được

đánh giá với điểm bình quân là 3.8203, số nhân viên cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn

đồng ý” với điều trên khi làm việc tại công ty là 228 trường hợp (trong tổng số 295 trường hợp) chiếm tỷ trọng 77.3 %. Đây là sự phản ánh cảm nhận của chính sách đào tạo, huấn luyện nghề nghiệp cho nhân viên rất hiệu quả và thiết thực.

Bảng 4.18: Bảng thống kê mô tả thang đo “ Hiệu quả công tác đào tạo”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Sau đào tạo, trình độ nhận thức

của tôi tốt hơn nhiều 295 2.00 5.00 3.6305 .59683 Sau đào tạo, tôi làm việc tốt hơn 295 2.00 5.00 3.8203 .54548

Valid N (listwise) 295

* Thang đo “Mức độ thỏa mãn chung của CBCNV”

Các tiêu chí trong thang đo này, hầu hết nhân viên đều đánh giá trên mức bình thường.

Đặc biệt, tiêu chí “Nhìn chung, tôi hài lòng với triển vọng phát triển của công ty” được đánh giá với điểm bình quân là 3.6847, là sự đánh giá tương đối cao. Tuy nhiên, tiêu chí “Nhìn

chung, tôi hài lòng với tiền lương và các chế độ chính sách” có giá trị trung bình là 2.9356 dưới mức trung bình. Công ty cần phải điều chỉnh, thay đổi hơn nữa về vấn đề tiền lương và chếđộ chính sách mới hy vọng tăng sự hài lòng của CBCNV hiện nay.

Bảng 4.19: Thống kê mô tả thang đo “Mức độ thỏa mãn chung của CBCNV”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Nhìn chung, tôi hài lòng với tiền

lương và các chếđộ chính sách 295 1.00 5.00 2.9356 .88020 Nhìn chung, tôi hài lòng với

công việc mà tôi đang làm 295 2.00 5.00 3.5254 .63770 Nhìn chung, tôi hài lòng với các cơ

hội thăng tiến, quyền lợi cá nhân 295 1.00 5.00 3.1763 .72100 Nhìn chung, tôi hài lòng với

văn hoá công ty 295 1.00 5.00 3.6407 .64921 Nhìn chung, tôi hài lòng với

công tác đào tạo của công ty 295 1.00 5.00 3.5797 .66975 Nhìn chung, tôi hài lòng với

triển vọng phát triển của công ty 295 1.00 5.00 3.6847 .63267 Tóm lại, tôi hoàn toàn hài

lòng với tổ chức của mình 295 1.00 5.00 3.5661 .82985 Valid N (listwise) 295

4.8.2.2 Kiểm định

Thực hiện kiểm định phi tham số (kiểm định Kruskal – Wallis) kết hợp với kiểm

định tham số (kiểm định Bonferroni)đối với các biến kiểm soát như: giới tính, tuổi, chức danh, thâm niên, và trình độ học vấn để kiểm định xem có sự khác biệt hay không sự đánh giá của CBCNV theo từng nhóm biến khác nhau như trên khi đánh giá từng tiêu chí thuộc các nhân tố đo lường các thành phần của sự thỏa mãn của CBCNV. Vậy, để thực hiện kiểm định trên, có các giả thuyết Ho như sau:

a. Giới tính: (Ho): Không có sự khác biệt giữa giới tính Nam và Nữ của CBCNV trong sự đánh giá đối với lần lượt từng tiêu chí thuộc các thang đo: (1) Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới, (2) Sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân, (3) Tiền lương và chế độ

chính sách, (4) Môi trường, điều kiện làm việc, (5) Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp, (6) Triển vọng phát triển công ty, (7) Hiệu quả công tác đào tạo.

b. Độ tuổi: (Ho): Không có sự khác biệt giữa nhóm độ tuổi khác nhau của CBCNV trong sựđánh giá đối với lần lượt từng tiêu chí thuộc các thang đo: (1) Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới, (2) Sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân, (3) Tiền lương và chế độ chính sách, (4) Môi trường, điều kiện làm việc, (5) Sự thể hiện, phát triển nghề

c. Chức danh nghề nghiệp: (Ho): Không có sự khác biệt giữa nhóm chức danh nghề

nghiệp khác nhau của CBCNV trong sựđánh giá đối với lần lượt từng tiêu chí thuộc các thang

đo: (1) Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới, (2) Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân, (3)Tiền lương và chếđộ chính sách, (4) Môi trường, điều kiện làm việc, (5) Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp, (6) Triển vọng phát triển công ty, (7) Hiệu quả công tác đào tạo.

d. Thâm niên công tác: (Ho): Không có sự khác biệt giữa nhóm thâm niên công tác khác nhau của CBCNV trong sựđánh giá đối với lần lượt từng tiêu chí thuộc các thang đo: (1) Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới, (2) Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân, (3)Tiền lương và chế độ chính sách, (4) Môi trường, điều kiện làm việc, (5) Sự thể hiện, phát triển nghề

nghiệp, (6) Triển vọng phát triển công ty, (7) Hiệu quả công tác đào tạo.

e. Trình độ học vấn: (Ho): Không có sự khác biệt giữa nhóm trình độ học vấn khác nhau của CBCNV trong sự đánh giá đối với lần lượt từng tiêu chí thuộc các thang

đo: (1) Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới, (2) Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân, (3) Tiền lương và chế độ chính sách, (4) Môi trường, điều kiện làm việc, (5) Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp, (6) Triển vọng phát triển công ty, (7) Hiệu quả công tác đào tạo.

Vì những giảđịnh của phép kiểm định ANOVA là khá chặt chẽ, đối chiếu với thực tế nghiên cứu (mẫu điều tra, phương pháp lấy mẫu…) và căn cứ vào nội dung cần phân tích, thấy rằng chỉ nên kiểm định phi tham số là phù hợp (Theo Trọng & Ngọc, 2006).

Nếu băn khoăn sẽ phải làm thế nào nếu không chắc mình nên sự dụng kiểm định tham số hay kiểm định phi tham số cho một tình huống cụ thể. Nếu vậy, cứ tiến hành cả hai cách, nếu cả hai cho cùng một kết quả thì không còn gì phải lo lắng. (Theo Trọng & Ngọc, 2006)

SPSS gọi p-value là Sig. (viết tắt của Observed significance level là mức ý nghĩa quan sát) Từ qui tắc của p-value, ta sẽ quyết định kết luận kết quả kiểm định theo nguyên tắc: + Chấp nhận Ho nếu sig. > α (Mức ý nghĩa α)

+ Bác bỏ Ho nếu sig. < α

Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis và kiểm định Bonferroni

Bước thứ nhất: Trước tiên ta tiến hành kiểm định Kruskal – Wallis rút ra những kết quả có ý nghĩa thống kê (Phụ lục số 9).

Bước thứ hai: Từ kết quả bước thứ nhất tiến hành kiểm định Bonferroni đểđưa ra kết luận.

a. Về giới tính: Kết quả kiểm định cho thấy có đủ căn cứ khẳng định có sự khác biệt trong đánh giá từng tiêu chí trong mỗi thang đo trong mô hình đánh giá sự thỏa mãn đối với tổ chức của CBCNV tại công ty TNHH Long Shin.

* Trong thang đo “Mối quan hệ cấp trên & cấp dưới”

Nhóm nhân viên giới tính Nam đánh giá cao hơn nhóm nhân viên giới tính Nữở

tiêu chí “Tôi luôn nhận được sựđối xử công bằng” có sự khác biệt với độ tin cậy 99%.

* Trong thang đo “Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân”

Nhóm nhân viên giới tính Nữđánh giá cao hơn nhóm nhân viên giới tính Nam ở tiêu chí “Tôi cảm thấy thoả mãn cả việc công ty lẫn việc gia đình” có sự khác biệt với độ tin cậy 95%.

* Trong thang đo “Tiền lương và chếđộ chính sách”

Nhóm nhân viên giới tính Nam đánh giá cao hơn nhóm nhân viên giới tính Nữở tiêu chí “Việc nâng lương, thăng tiến công bằng, minh bạch” có sự khác biệt với độ tin cậy 99%.

* Trong thang đo “Môi trường, điều kiện làm việc”

Nhóm nhân viên giới tính Nữđánh giá cao hơn nhóm nhân viên giới tính Nam ở

cả ba tiêu chí: tiêu chí “Nơi tôi làm việc sạch sẽ” có sự khác biệt với độ tin cậy 95%; tiêu chí “Nơi tôi làm việc đảm bảo an toàn” có sự khác biệt với độ tin cậy 95%; tiêu chí “Nơi tôi làm việc tiện nghi” có sự khác biệt với độ tin cậy 99%.

* Trong thang “Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp”

Nhóm nhân viên giới tính Nam đánh giá cao hơn nhóm nhân viên giới tính Nữ ở

cả ba tiêu chí: tiêu chí “Tôi có thể nêu quan điểm riêng mà không sợ bị trù dập” có sự

khác biệt với độ tin cậy 99%; tiêu chí “Tại công ty, những người có chính kiến luôn được coi trọng” có sự khác biệt với độ tin cậy 95%; tiêu chí “Cấp trên quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của tôi” có sự khác biệt với độ tin cậy 99%.

* Trong thang đo “Triển vọng phát triển công ty”

Nhóm nhân viên giới tính Nam đánh giá cao hơn nhóm nhân viên giới tính Nữ ở

tiêu chí “Công ty rất hiểu nhu cầu khách hàng” có sự khác biệt với độ tin cậy 95%.

* Trong thang đo “Hiệu quả công tác đào tạo”

Nhóm nhân viên giới tính Nam đánh giá cao hơn nhóm nhân viên giới tính Nữở tiêu chí “Sau đào tạo, trình độ nhận thức của tôi tốt hơn nhiều” có sự khác biệt với độ tin cậy 99%

b. Vềđộ tuổi:

Có đủ căn cứ để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên thuộc các nhóm có độ tuổi khác nhau của công ty khi đánh giá về từng tiêu chí trong mỗi thang đo,

chủ yếu tập trung có sự khác biệt trong đánh giá các tiêu chí thuộc bốn thang đo là “Mối quan hệ cấp trên & cấp dưới”, “Môi trường, điều kiện làm việc”, “Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp”, và thang đo “Triển vọng phát triển công ty”.

Để biết rõ chính xác có sự khác biệt trong nhóm độ tuổi nào, ta kết hợp phân tích sâu ANOVA dùng phương pháp kiểm định Bonferroni. (Xem phụ lục 8).

* Trong thang đo “Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới”

+ Nhóm nhân viên có độ tuổi “trên 50” đánh giá cao hơn nhóm nhân viên có độ tuổi “41 – 50” về tiêu chí “Cấp trên đối xử với tôi một cách tôn trọng” với độ tin cậy 95%.

+ Nhóm nhân viên có độ tuổi “31 - 40” đánh giá cao hơn nhóm nhân viên có độ

tuổi “21 – 30” về tiêu chí “Cấp trên tin tôi làm được việc khi giao việc cho tôi” và tiêu chí “Tôi tôn trọng cấp trên vì họ có nhiều kinh nghiệm” với độ tin cậy 95%.

* Trong thang đo “Sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp”

+ Nhóm nhân viên có độ tuổi từ “15 - 20” đánh giá cao hơn nhóm nhân viên có độ tuổi “21 - 30” về tiêu chí “Tại công ty, những người có chính kiến luôn được coi trọng” với độ tin cậy 99%.

* Trong thang đo“Triển vọng phát triển công ty”

+ Nhóm nhân viên có độ tuổi “21 – 30” đánh giá cao hơn nhóm nhân viên có độ tuổi “15 - 20” về tiêu chí “Nhu cầu khách hàng được công ty coi trọng hàng đầu” với độ tin cậy 99%.

c. Về chức danh nghề nghiệp:

Có đủ căn cứ để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên thuộc các nhóm chức danh khác nhau của công ty khi đánh giá về từng tiêu chí trong mỗi thang đo, chủ yếu tập trung có sự khác biệt trong đánh giá các tiêu chí thuộc hai thang đo là “Sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân” và “Môi trường, điều kiện làm việc”.

Để biết rõ chính xác có sự khác biệt trong nhóm chức danh nào, ta kết hợp phân tích sâu ANOVA dùng phương pháp kiểm định Bonferroni. (Xem phụ lục 8).

* Trong thang đo “Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân”

+ Nhóm công nhân đánh giá cao hơn nhóm nhân viên điều hành về tiêu chí “Tôi cảm thấy thoả mãn cả việc công ty lẫn việc gia đình” với độ tin cậy 95%.

* Trong thang đo “Môi trường, điều kiện làm việc”

+ Nhóm công nhân đánh giá cao hơn nhóm nhân viên điều hành về tiêu chí “Nơi tôi làm việc sạch sẽ” với độ tin cậy 95%.

+ Nhóm công nhân đánh giá cao hơn nhóm nhân viên điều hành về tiêu chí “Nơi tôi làm việc đảm bảo an toàn” với độ tin cậy 95%.

+ Nhóm công nhân đánh giá cao hơn nhóm nhân viên điều hành về tiêu chí “Nơi

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 96 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)