Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 58 - 60)

Nghiên cứu này dùng để khám phá, điều chỉnh, và bổ sung mô hình sự thỏa mãn cán bộ công nhân viên cũng như các biến quan sát dùng đểđo lường các thành phần của nó.

Mô hình sự thỏa mãn và thành phần của nó được xây dựng dựa vào các lý thuyết vềđộng viên và sự thỏa mãn đã được xây dựng tại nước ngoài và Việt Nam. Cụ thể là lý thuyết Maslow, Herzbeg, Patton và các mô hình nghiên cứu trước của Wiley (1997), Trần Kim Dung (1999), McKinsey & Company (2000), Navigos Group & ACNielsen (2006), và Phạm Thị Ngọc (2007). Do vậy chúng cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với người lao động tại công ty TNHH Long Shin.

Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung là một trong những công cụ thích hợp để thực hiện việc này. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, kết hợp lấy ý kiến của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp thảo luận tay

đôi với người lao động tại công ty, kỹ thuật đóng vai.

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua:

1. Ý kiến của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia quản lý nhân sự. 2. Thảo luận tập trung và tay đôi với người lao động.

3. Kỹ thuật đóng vai trong công việc.

3.2.1.1 Nghiên cứu này đã tham khảo ý kiến của rất nhiều cán bộ lãnh đạo, chuyên gia

nhân sự:

1. Tiến sỹ Bùi Thị Thanh, Giảng viên Quản trị nguồn nhân lực - Đại học Kinh tế Tp. HCM.

2. Thạc sỹ Vương Vĩnh Hiệp, Phó Tổng Giám Đốc thứ I, Công ty TNHH Long Shin. 3. Ông Trần Văn Minh, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Công ty TNHH Long Shin.

4. Ông Quách Hữu Nhuận, Trưởng phòng KCS – Vi sinh, Công ty TNHH Long Shin. 5. Thạc sỹ Trần Trọng Thanh, Chủ tịch Công đoàn - Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang.

6. Tiến sỹ Huỳnh Long Quân, Phó Giám đốc - Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood - F17.

7. Thạc sỹĐào Công Thiên – Giám đốc Sở Thủy sản Khánh Hòa.

8. Tiến sỹ Phạm Phi Yên, Giảng viên Quản trị nguồn nhân lực – Đại học Kinh tế

Tp. HCM.

9. Thạc sỹ Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Giảng viên - Đại học Kinh tế Tp. HCM, và nhiều chuyên gia khác.

Nghiên cứu này cũng trao đổi thảo luận, xin ý kiến với những giảng viên, cộng tác viên: 1. Thạc sỹ Trần Công Tài. 2. Tiến sỹ Dương Trí Thảo. 3. Thạc sỹĐỗ Thị Thanh Vinh. 4. Tiến sỹ Nguyễn Văn Ngọc. 5. Thạc sỹ Nguyễn Thành Cường. 6. Thạc sỹ Phạm Thành Thái. 7. Cử nhân Phạm Thế Anh. 8. Cử nhân Trương Thị Tố Nga.

* Các câu hỏi được đặt ra đối với các nhà lãnh đạo, chuyên gia là:

1. Người lao động khi đến công ty làm việc họ phải bỏ sức lao động, sự cố gắng và thời gian vậy họ mong đợi điều gì từ doanh nghiệp và nhà quản lý?

2. Trong các yếu tố trên (cho họ xem thang đo ban đầu Phụ lục 1), yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì, ba…? Yếu tố nào họ không quan tâm?

3. Ngoài những yếu tố trên theo ông (bà) có còn yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhân viên nữa không?

5. Trong doanh nghiệp công nghiệp chế biến thủy sản người lao động họ quan tâm

đến điều gì?

6. Trong công ty TNHH Long Shin vấn đề bức xúc về quản lý nhân sự và động viên cán bộ nhân viên theo ông (bà) là gì? Cần làm gì để khắc phục?

7. Cho họ xem các yếu tố trong mô hình lý thuyết đề xuất xem yếu tố nào là quan trọng và phù hợp với thực trạng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói chung và công ty TNHH Long Shin nói riêng?

3.2.1.2 Nghiên cứu này còn được tiến hành qua phỏng vấn sâu và thảo luận tay đôi đối

với 20 người đang làm việc tại Công ty vào ngày 09/4/2008 tại văn phòng Công ty. Đại diện là các nhà quản lý, quản đốc phân xưởng, nhân viên văn phòng và công nhân trực tiếp sản xuất…

3.2.1.3 Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng kỹ thuật đóng vai, tức là tự bản thân tác giả cũng là một người lao động. Tác giả tự đặt mình vào vai trò của người lao động (nhà quản lý, nhân viên, công nhân,..) để tìm hiểu nhu cầu của họđối với tổ chức.

* Các câu hỏi được nêu ra là:

1. Các tiêu chí (biến quan sát) trong thang đo của Công ty Navigos Group & ACNielsen, thang đo của của Trần Kim Dung,.. áp dụng với công ty này có phù hợp không?

2. Là một người lao động thì bản thân mong mỏi gì ở cơ quan công ty? Công ty

đối xử với mình như thế nào thì mình mới hài lòng, mới gắn bó?...

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 58 - 60)