Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 71 - 161)

Chương này trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính để điều chỉnh mô hình và thang đo sự thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức. Trên cơ sở này, một mô hình sự thỏa mãn của nhân viên tại công ty Long Shin bao gồm mười một thành phần

được đưa ra. Mười một thành phần này bao gồm (1) Quan hệ nơi làm việc; (2) Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân người lao động; (3) Tiền lương và chế độ chính sách; (4) Sự thể hiện bản thân; (5) Công tác đào tạo; (6) Môi trường, điều kiện làm việc; (7) Sự đánh giá đầy đủ công việc đã làm; (8) Sự công bằng; (9) Cơ hội thăng tiến; (10) Triển vọng phát triển của công ty và (11) Cảm nhận bổn phận cá nhân đối với tổ chức.

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu

Chương 4 này nhằm mục đích giới thiệu nghiên cứu định lượng sử dụng để đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu; đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề ra, dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá các thang

đo, và thực hiện một số kiểm định mô hình nghiên cứu. Chương này bao gồm: thiết kế

nghiên cứu định lượng; mô tả mẫu; làm sạch và xử lý dữ liệu; đánh giá thang đo; phân tích nhân tố, điều chỉnh mô hình sự thỏa mãn CBCNV đối với tổ chức phù hợp với Công ty Long Shin; phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính; kiểm định phi tham số và tham số; và thống kê mô tảđánh giá các thang đo sau khi rút trích từ EFA.

4.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn người lao động tại công ty TNHH Long Shin.

4.2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức này được thực hiện tại công ty Long Shin. Đối tượng nghiên cứu là cán bộ công nhân viên.

4.2.2 Mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu: Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Việc phát các bảng câu hỏi và thảo luận với người lao động được thực hiện bởi chính tác giả và hỗ trợ của Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính và Trưởng phòng KCS - Vi sinh, công ty TNHH Long Shin.

Tại thời điểm điều tra giữa tháng 4/2008, ông Vương Vĩnh Hiệp – Phó TGĐ thứ I cho biết thời điểm đó chưa phải là đỉnh cao nhất của mùa khai thác thủy sản nên công ty chỉ có 600 công nhân viên hợp đồng dài hạn làm việc.

Kích thước mẫu: Có nhiều quan điểm rất khác nhau về kích thước mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác đinh rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML3 thì kích thước mẫu tối thiểu là phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 200 (vd, Hoelter 1983). Theo Paul Hague (2002) thì đối tượng nghiên cứu trên 100.000 thì độ lớn của mẫu là 384.

Theo kinh nghiệm nguyên tắc chọn mẫu là = Số biến * 10 là số mẫu tối thiểu, theo kinh nghiệm này thì số mẫu tối thiểu là 62*10 = 620 mẫu.

Theo kinh nghiệm của nhà nghiên cứu (Cao Hào Thi; Phạm Xuân Lan) cho rằng: Số lượng mẫu cần thiết bằng số lượng câu hỏi (biến quan sát) * 5. Bảng câu hỏi này có 62 biến quan sát (xem Phụ lục số 2: Bảng câu hỏi định lượng). Vì thế, nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu một biến quan sát thì kích thước mẫu cần là 62 * 5 = 310.

Vì lý do kinh tế, nên nghiên cứu này dự định kích thước mẫu n trong khoảng từ

200 đến 310. Đểđạt được kích thước mẫu đề ra, 500 câu hỏi được chuẩn bị.

Thời gian lấy mẫu từ 15/4/2008 đến 21/4/2008 lúc đó tổng số lao động 600 người. Phiếu được phát ra là 500, thu về 391 phiếu tỷ lệđạt 78.20%, 96 phiếu bị loại bỏ

do có quá nhiều ô trống. Cuối cùng 295 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là 295.

Tỷ lệ số công nhân viên được phỏng vấn trên tổng số 600 công nhân viên là 65.17%. Dữ liệu được nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS 11.5.

4.3 Mô tả mẫu

Nghiên cứu này sử dung phương pháp chọn mẫu theo năm biến kiểm soát, đó là: giới tính, thâm niên công tác, chức danh nghề nghiệp, trình độ học vấn, và tuổi.

* Về giới tính:

Bảng 4.1: Bảng phân bố mẫu theo giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Nam 47 15.9 15.9 15.9

Nu 248 84.1 84.1 100.0

Total 295 100.0 100.0

Kết quả cho thấy: có 248 nữ và 47 nam trả lời phỏng vấn, số lượng nữ nhiều hơn nam (nữ: 84.1%, nam 15.9 %), việc thu thập mẫu có sự chênh lệch lớn về giới tính, nhưng khá phù hợp vì trên thực tế số lượng CBCNV là nữ giới đang làm việc tại Công ty TNHH Long Shin gấp hơn 3 lần CBCNV là nam giới (nữ: 76.55%, nam: 23.45%).

* Về trình độ học vấn

Bảng 4.2 : Bảng phân bố mẫu theo trình độ học vấn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Cap 2 tro xuong 197 66.8 66.8 66.8

Cap 3 64 21.7 21.7 88.5

Trung cap/Cao dang 25 8.5 8.5 96.9

Dai hoc/Tren dai hoc 9 3.1 3.1 100.0

Total 295 100.0 100.0

Về trình độ học vấn, số người trả lời bảng câu hỏi: Cấp 2 trở xuống: 197 người, chiếm tỷ lệ 66.8%. Cấp 3: 64 người, chiếm tỷ lệ 21.7%.

Trung cấp, cao đẳng: 25 người, chiếm tỷ lệ 8.5%.

Kết quả thu thập được so với cơ cấu lao động là tương đối phù hợp, tỷ lệ CBCNV có trình độ cấp 3, cấp 2 trở xuống tham gia trả lời bảng câu hỏi nhiều hơn so với CBCNV trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Qua bảng bày cho thấy lực lượng lao động chủ

yếu là lao động phổ thông, đặc điểm này phù hợp với với ngành chế biến thủy sản.

* Về chức danh công việc:

Bảng 4.3: Bảng phân bố mẫu theo chức danh nghề nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Truong phong 3 1.0 1.0 1.0

Nhan vien dieu hanh 14 4.7 4.7 5.8

Tro ly/Nhan vien van phong 4 1.4 1.4 7.1

Cong nhan 274 92.9 92.9 100.0

Total 295 100.0 100.0

Số lượng CBCNV ở các nhóm chức danh công việc tham gia trả lời bảng câu hỏi: Nhóm trưởng phòng: 3 người, chiếm tỷ lệ 1.0%.

Nhóm nhân viên điều hành: 14 người, chiếm tỷ lệ 4.7%. Nhóm trợ lý, nhân viên văn phòng: 4 người, chiếm tỷ lệ 1.4%. Nhóm công nhân: 274 người, chiếm tỷ lệ 92.9%.

Tỷ lệ người tham gia trả lời bảng câu hỏi là tương đối phù hợp với cơ cấu lao động thực tế của công ty, số lượng công nhân tham gia trả lời bảng câu hỏi chiếm tỷ lệ cao.

* Về thâm niên công tác

Bảng 4.4: Bảng phân bố mẫu theo thâm niên công tác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Duoi 1 nam 11 3.7 3.7 3.7

1 nam-duoi 3 nam 97 32.9 32.9 36.6

3 nam-duoi 5 nam 114 38.6 38.6 75.3

5 nam-duoi 15 nam 73 24.7 24.7 100.0

Total 295 100.0 100.0

Về thâm niên công tác trong ngành, số lượng người tham gia trả lời bảng câu hỏi như sau:

Dưới 1 năm có 11 người, chiếm tỷ lệ là 7.3%.

Từ 1 năm đến dưới 3 năm có 97 người, chiếm tỷ lệ 32.9%. Từ 3 năm đến dưới 5 năm có 114 người, chiếm tỷ lệ 36.8%. Từ 5 năm đến dưới 15 năm có 73 người, chiếm tỷ lệ 24.7%. Trên 15 năm có 0 người, chiếm tỷ lệ 0.0%.

Số lượng CBCNV tham gia trả lời bảng câu hỏi có thâm niên ngành dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao, điều này cũng khá tương thích với cơ cấu lao động trẻ tại Công ty.

* Về tuổi:

Bảng 4.5: Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 15-20 64 21.7 21.7 21.7 21-31 193 65.4 65.4 87.1 31-40 31 10.5 10.5 97.6 41-50 5 1.7 1.7 99.3 Tren 50 2 .7 .7 100.0 Total 295 100.0 100.0

Nhìn vào bảng phân bố mẫu theo độ tuổi, tỷ lệ CBCNV theo nhóm tuổi tham gia trả lời phỏng vấn có sự chênh lệch so với thực tế nhưng không nhiều, có thể thấy số

lượng CBCNV tuổi từ 21 đến dưới 31 trở xuống tham gia trả lời bảng câu hỏi chiếm tỷ

lệ cao (65.4%) điều này cũng tương đối phù hợp với cơ cấu lao động trẻ tại Công ty.

4.4 Làm sạch và xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu thông qua công cụ phần mềm SPSS 11.5, sau đó tiến hành làm sạch. Lý do: dữ liệu sau khi thu thập được loại bỏ những phiếu trống nhiều và phiếu không hợp lệ, sau đó được tiến hành nhập thô vào máy, trong quá trình thực hiện thường có những mẫu điều tra bị sai lệch, thiếu sót hoặc không nhất quán; một số mẫu do đánh sai, thiếu sót xảy ra trong quá trình nhập liệu; do vậy cần tiến hành làm sạch số liệu để đảm bảo yêu cầu, số liệu đưa vào phân tích phải

đầy đủ, thống nhất. Theo đó, việc phân tích số liệu sẽ giúp tác giảđưa ra những thông tin chính xác có độ tin cậy cao.

Phương pháp thực hiện: sử dụng bảng tần sốđể rà soát lại tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến có thông tin bị sai lệch hay thiếu sót bằng công cụ phần mềm SPSS 11.5.

Kết quả thực hiện: Sau khi dùng phương pháp lập bảng tần số, kết quả cho thấy:

Đầy đủ dữ liệu ở tất cả các biến.

Kết hợp với rà soát tất cả các biến quan sát qua bảng tần số, tác giả không tìm thấy biến nào có thông tin bị sai lệch; dữ liệu đã được làm sạch, để tiếp tục đưa vào bước kiểm

định thang đo.

4.5 Đánh giá thang đo

Thang đo dược dùng để đo lường mức độ thỏa mãn nhân viên là thang đo Likert 5

điểm (cấp độ thỏa mãn của nhân viên tăng từ 1 đến 5, từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Các thang đo được đánh giá qua hai công cụ chính hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.

Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng (Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0.6 trở lên (Hair và cộng sự, 1998).

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử được sử dụng. Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn .50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại4. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components5 với phép xoay varimax6 và

điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988), với điều kiện là chỉ số KMO ≥ 0.5. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, .50 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố thích hợp.

Theo Hair và cộng sự (1998,111), Factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > .30 được xem là

đạt mức tối thiểu, Factor loading > .40 được xem là quan trọng, > .50 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (1998, 111) cũng cho rằng: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > .30 thì cỡ mẫu ≥ 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn Factor loading > .50, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > .75.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: độ tương quan giữa các biến quan sát không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < .005) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc, 2005, 262).

4.5.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Các thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác trước, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Kết quảđánh giá độ

tin cậy thang đo Cronbach Alpha của các thành phần đo lường sự thoả mãn của cán bộ

nhân viên công ty Long Shin được thể hiện như sau:

4.5.1.1 Cronbach Alpha thang đo “ Điều kiện làm việc”

Thành phần điều kiện làm việc có hệ số Cronbach Alpha là 0.4671 (< 0.6), hệ số

này là chưa đủ tin cậy để sử dụng trong các phân tích tiếp theo. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến v1 – Công cụ cần thiết và v2 – Thông tin cần thiết là < 0.3 (nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3) nên phải loại 2 biến này ra để tính toán lại hệ số Cronbach Alpha cho thành phần này.

4 Cũng có tác giả quan tâm đến tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố lớn nhất với hệ số tải nhân tố bất kỳ của cùng một biến quan sát phải trên .30 đểđảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi 2003).

5 Phương pháp rút trích các thành phần chính ( Trọng & Ngọc, 2005).

6 Xoay nguyên góc các nhân tốđể tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố (Trọng & Ngọc, 2005).

Khi loại biến v1 và v2, thành phần Điều kiện làm việc có hệ số Cronbach Alpha là .6863 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa; Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này là đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều

được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

4.5.1.2 Cronbach Alpha thang đo “Cm nhn bn phn cá nhân đối vi t chc

Thành phần Cảm nhận bổn phận cá nhân đối với tổ chức có hệ số Cronbach Alpha là .6403 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến v9 – công việc quan trọng là .2264 (nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3). Nhưng mục hỏi này khi thảo luận nhóm được cho là quan trọng nên giữ lại biến này.

4.5.1.3 Cronbach Alpha thang đo “ S th hin bn thân”

Thành phần sự thể hiện bản thân có hệ số Cronbach Alpha là .6810 (> 0.6), hệ số

này có ý nghĩa; Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này là đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3). Hệ

số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến v12 là lớn nhất (.6833). Nhưng mục hỏi này khi thảo luận nhóm được cho là quan trọng nên giữ lại biến này.

4.5.1.4 Cronbach Alpha thang đo Tin lương và chếđộ chính sách

Thành phần Tiền lương và chếđộ chính sách có hệ số Cronbach Alpha là .7778 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa; Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này là đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3). Tuy nhiên, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến v15 là lớn nhất (.8011). Do đó, v15 sẽđược loại bỏđể thang đo có độ tin cậy cao hơn.

Khi loại biến v15, thành phần Tiền lương và chính sách có hệ số Cronbach Alpha là .8011 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa; Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này là đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều

được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

4.5.1.5 Cronbach Alpha thang đo “Cơ hi thăng tiến”

Thành phần Cơ hội thăng tiến có hệ số Cronbach Alpha là .7330 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa; Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này là đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3). Bên cạnh đó, hệ số

Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 71 - 161)