Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 60 - 161)

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết đề

xuất gồm bao gồm 12 thành phần thông qua 82 biến quan sát, với 5 bậc Likert được kế

thừa từ thang đo sự thỏa mãn người lao động của Trần Kim Dung (1999), Navigos Group & ACNielsen (2006), Phạm Thị Ngọc (2007) và của Trương Thị Tố Nga (2007). Thang

đo này gọi là thang đo ban đầu với các biến quan sát cụ thể như sau: (Phụ lục số 1). Thang đo ban đầu như trên bao gồm hầu như toàn bộ các yếu tốảnh hưởng đến sự

thỏa mãn, cũng như đã được giới nghiên cứu khoa học thừa nhận là thang đo phù hợp nhất để đo lường sự thỏa mãn người lao động. Tuy nhiên, do có những sự khác biệt cơ

bản về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, và ngành công nghiệp chế biến thủy sản có những đặc thù riêng của nó. Vì vậy, một số biến quan sát của thang đo sự thỏa mãn người lao động của Trần Kim Dung (1999), Navigos Group & ACNielsen (2006), Phạm Thị

Ngọc (2007) và của Trương Thị Tố Nga (2007) có thể chưa phù hợp cho trường hợp cụ

thể này, nên việc tiến hành điều chỉnh, bổ sung là cần thiết. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để điều chỉnh và bổ sung thang đo ban đầu là dàn bài thảo luận được chuẩn bị sẵn (Phụ lục số 1), và việc hội thảo nhóm với (các chuyên gia, các nhà quản lý và một số công nhân đang làm việc trong xưởng sản xuất tại công ty).

Thông qua kết quả nghiên cứu ở bước này, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và được đặt tên là thang đo chính thức. Trong thang đo chính thức, chỉ còn 11 thành phần sự thỏa mãn người lao động và được giữ nguyên tên thành phần. Thành phần thông tin bị

loại bỏ (không có biến quan sát), vì theo các chuyên gia, biến quan sát “Tôi có đầy đủ

thông tin đúng & cần thiết để hoàn thành tốt công việc” và “Tôi hiểu rõ nên làm gì và gặp ai nếu có thắc mắc về công việc” đưa vào đánh giá trong thành phần môi trường điều kiện làm việc, biến quan sát “Cấp trên của tôi luôn thông báo cho tôi về những thay đổi trong công ty” đưa vào đánh giá trong thành phần cảm nhận bổn phận cá nhân với tổ

chức, biến quan sát “Cấp trên của tôi tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết

định có ảnh hưởng đến công việc của họ” đưa vào đánh giá trong thành phần quan hệ nơi làm việc, biến quan sát “Tôi thường xuyên có các buổi họp nhóm & cấp trên của tôi” nên loại bỏ vì không phù hợp với đặc điểm ngành nghề của công ty.

Ngoài ra, còn nhiều quan sát bị loại bỏ dựa trên cơ sở là người được phỏng vấn cho rằng các biến này không quan trọng hoặc họ chưa quan tâm đến khi làm việc tại công

ty. Bên cạnh những biến quan sát bị lại bỏ, những biến còn lại cũng được chỉnh sửa về

câu chữđể dễ hiểu khi sử dụng cho việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Cụ thể: * Thành phần môi trường điều kiện làm việc: Biến quan sát “Tôi có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện công việc” được đề nghị đổi thành “Tôi có đủ công cụ, thiết bị cần thiết để làm việc”. Bảy biến quan sát “ Tất cả các thông tin cần thiết để thức hiện công việc của tôi, được truy cập một cách dễ dàng”, “Hệ thống tin luôn sẵn có thể hỗ trợ tôi thực hiện công việc có hiệu quả”, “Tôi nhận được tất cả các thông tin hữu ích về góp ý xây dựng từ phía nhà quản lý của tôi”, “Tôi nhận được đầy đủ những thông tin phản hồi về kết quả thực hiện công việc của tôi”, “Tôi nhận được các thông tin phản hồi, giúp tôi hoàn thiện công việc”, biến quan sát “Tôi có đầy đủ thông tin đúng & cần thiết để hoàn thành tốt công việc” và “Tôi hiểu rõ nên làm gì và gặp ai nếu có thắc mắc về công việc” chuyển từ thành phần thông tin được đề nghịđổi gộp thành “Tôi có đủ thông tin, chỉ dẫn cần thiết để làm việc” vì theo các chuyên gia phát biểu này bao hàm tất cả nội dung của bảy phát biểu và ngắn gọn dễ dàng cho phỏng vấn. Biến quan sát “Nơi tôi làm việc sạch sẽ tiện nghi” được các chuyên gia đề nghị tách ra làm hai quan sát “Nơi tôi làm việc sạch sẽ” và “Nơi tôi làm việc tiện nghi” vì cho rằng để đo lường chính xác hơn. Biến quan sát “Tôi có cơ hội tham gia vào việc thiết lập các mục tiêu của công ty” được các chuyên gia

đề nghị chuyển sang đánh giá trong thành phần cảm nhận bổn phận cá nhân đối với tổ

chức. Như vậy thành phần môi trường điều kiện làm việc có năm quan sát.

* Thành phần cảm nhận bổn phận cá nhân với tổ chức của nhân viên: Hai biến quan sát "Tôi hiểu rất rõ về sứ mạng và mục tiêu của công ty” và “Tôi được biết và hiểu rất rõ các mục tiêu chiến lược của công ty” được đề nghị đổi gộp thành “Tôi hiểu rất rõ mục tiêu chung của công ty” cho dễ hiểu đối với người lao động mà vẫn phản ánh đầy đủ được hai quan sát trên. Biến quan sát “Nhà quản lý cung cấp thông tin thường xuyên cho tôi về sứ mạng và mục tiêu của công ty” được đề nghị đổi thành “Tôi biết được các dự định sắp tới của công ty” cho dễ hiểu đối với người lao động và vẫn phản ánh đầy đủ nội dung của quan sát. Biến quan sát “Tôi hiểu công việc của tôi đóng góp trực tiếp đến sự

thành công của công ty như thế nào” được đề nghịđổi thành “Tôi biết được mức độđóng góp của công việc tôi đang làm” cho ngắn gọn và vẫn phản ánh đầy đủ nội dung của quan sát. Hai biến quan sát “Công việc của tôi quan trọng đối với việc hoàn thành sứ mạng của công ty”, “Tôi có cơ hội tham gia vào việc thiết lập các mục tiêu của công ty” chuyển từ

thành phần môi trường điều kiện làm việc sang được đề nghị đổi gộp thành “Công việc tôi đang làm cũng đóng một vai trò quan trọng” cho gần gũi với người lao động mà vẫn phản ánh đầy đủ nội dung của hai quan sát quan sát. Biến quan sát “Thực hiện công việc tốt đã đem đến cho tôi cảm giác thỏa mãn” được các chuyên gia đề nghị bỏ vì không phản ánh rõ thành phần cảm nhận bổn phận cá nhân đối với tổ chức. Như vậy thành phần cảm nhận bổn phận cá nhân với tổ chức bao gồm bốn biến quan sát.

* Thành phần sự thể hiện bản thân người lao động: Ba biến quan sát “Tôi có thể đưa ra ý kiến trái ngược mà không sợ bị trù dập”, “Tôi có thể thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân tại nơi làm việc”, “Các ý kiến và quan điểm cá nhân của tôi rất quan trọng tại nơi tôi làm việc” được đề nghị đổi gộp thành “Tôi có thể nêu quan điểm riêng mà không sợ

bị trù dập” cho gần gũi với người lao động mà vẫn phản ánh đầy đủ nội dung ba quan sát. Hai biến quan sát “Những người có chính kiến luôn được coi trọng” và “Mọi ý kiến khác

biệt luôn được coi trọng tại công ty” được đề nghị đổi gộp thành “Tại công ty, những người có chính kiến luôn được coi trọng” mà vẫn phản ánh đầy đủ hai quan sát. Biến quan sát “Chúng tôi làm việc để được thể hiện và phát triển năng lực, tài năng của mỗi người” được đề nghị đổi thành “Tôi làm việc để thể hiện và phát triển năng lực của mình” để dễ dàng cho phỏng vấn mà vẫn phản ánh đầy đủ quan sát. Như vậy thành phần sự thể hiện bản thân bao gồm ba biến quan sát.

* Thành phần Tiền lương và chếđộ chính sách: Hai biến quan sát “Tiền lương của tôi được trả ngang bằng với những công việc tương tựở các nơi khác” và “Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì ở các nơi khác” được đề nghịđổi gộp thành “Lương tôi được trả không thua kém công việc tương tự nơi khác” cho ngắn gọn mà vẫn phản ánh

đầy đủ nội dung của hai quan sát. Như vậy thành phần tiền lương và chế độ chính sách bao gồm bốn quan sát.

* Thành phần Cơ hội thăng tiến: Biến quan sát “Nhà quản lý của tôi quan tâm tích cực đến sự phát triển và thăng tiến nghề nghiệp của tôi” được đề nghịđổi thành “Cấp trên quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của tôi” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Tôi có đầy

đủ các cơ hội tương xứng cho sự phát triển về chuyên môn trong tổ chức này” được đề

nghịđổi thành “Tôi có các cơ hội thăng tiến tương xứng với năng lực của mình” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Tôi có cơ hội sửa chữa và học hỏi được nhiều điều từ những sai lầm của mình” được đề nghị đổi thành “Sau những sai lầm, tôi có cơ hội học hỏi và sửa chữa” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Tại nơi làm việc, tôi có những đồng nghiệp đầy kinh nghiệm chỉ dẫn, giúp đỡ” được đề nghị đổi thành “Tôi thường được đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Công việc là thách thức đối với tôi” được đề nghị đổi thành “Với tôi, công việc là thách thức”, biến quan sát “Công việc là sự khích lệ đối với tôi” được đề nghị đổi thành “Với tôi, công việc là sự khích lệ”, biến quan sát “Công việc là phần thưởng đối với tôi” được đề nghị đổi thành “Với tôi, công việc là phần thưởng” cho dễ hiểu. Như vậy thành phần cơ hội thăng tiến gồm bảy quan sát.

* Thành phần sựđánh giá đầy đủ các công việc đã làm: Biến quan sát “Khi tôi làm

được việc tốt, nhà quản lý của tôi đã kịp thời đánh giá, công nhận hoặc khen thưởng”

được đề nghị đổi thành “Làm việc tốt, tôi được cấp trên đánh giá, khen thưởng kịp thời”, biến quan sát “Khi tôi làm được việc tốt, tôi nhận được sự khen ngợi và khích lệ thỏa

đáng” được đề nghị đổi thành “Làm việc tốt, tôi được cấp trên khích lệ, khen thưởng thỏa

đáng”, biến quan sát “Tôi hiểu rõ tôi cần cải thiện những mặt nào để có thể nâng cao hiệu quả công việc” được đề nghị đổi thành “Sau khi được đánh giá, tôi biết mình cần cải thiện những mặt nào” cho ngắn gọn và vẫn phản ánh đầy đủ biến quan sát. Hai biến quan sát “Các công việc mà nhân viên thực hiện được đánh giá hợp lý, công bằng” và biến quan sát “Tôi tin rằng bảng đánh giá thành tích đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của tôi” được đề nghịđổi gộp thành “Tôi tin bản đánh giá thành tích chính xác” cho ngắn gọn mà vẫn phản ánh đầy đủ hai biến quan sát. Như vậy thành phần sựđánh giá đầy đủ các công việc đã làm gồm bốn biến quan sát.

* Thành phần triển vọng và sự phát triển của công ty: Biến quan sát “Tại công ty mọi người đều có trách nhiệm về chất lượng công việc mà họđang làm” được đề nghịđổi thành “Mọi người đều có trách nhiệm về chất lượng công việc của mình”. Hai biến quan

sát “Công ty hiểu được những nhu cầu của khách hàng” và biến quan sát “Công ty rất tập trung cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng” được đề nghịđổi gộp thành “Công ty rất hiểu nhu cầu khách hàng” cho ngắn gọn mà vẫn phản ánh đầy đủ hai quan sát. Hai biến quan sát “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ vô cùng quan trọng đối với công ty” và “Công ty luôn chú trọng việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao trong công việc” được đề nghị gộp thành “Công ty rất coi trọng duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao” cho ngắn gọn mà vẫn phản ánh đầy đủ hai quan sát. Như vậy thành phần triển vọng và sự phát triển công ty gồm bốn biến quan sát.

* Thành phần sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân: Hai biến quan sát “Tôi không bị áp lực của việc chọn lựa giữa công việc và bổn phận gia đình” và “Công việc của tôi không tạo ra những áp lực thái quá đối với cuộc sống của tôi” được đề nghị đổi gộp thành “Tôi cảm thấy thăng bằng giữa công việc và gia đình” vì theo các chuyên gia biến quan sát này phản ánh đầy đủ được cả hai quan sát trên. Hai biến “Nhịp độ làm việc cho phép tôi thực hiện một công việc tốt” và “Khối lượng công việc tôi được yêu cầu làm rất hợp lý” được đề nghị đổi gộp thành “Khối lượng công việc giao cho tôi không quá tải” vì theo các chuyên gia biến quan sát này phản ánh đầy đủ được cả hai quan sát trên. Ba biến quan sát “Môi trường làm việc đã tạo cho tôi sự thăng bằng giữa công việc và đời sống cá nhân”, “Nhà quản lý của tôi hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì sự thăng bằng giữa công việc và đời sống cá nhân của nhân viên” và “Tổ chức của công ty đáp

ứng được sự mong đợi của CBCNV” được đề nghị đổi gộp thành “Tổ chức chúng tôi

đồng cảm với những vấn đề cá nhân” vì theo các chuyên gia biến quan sát này phản ánh

đầy đủ được cả ba quan sát trên. Như vậy thành phần sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân bao gồm bốn biến quan sát.

* Thành phần mối quan hệ nơi làm việc: Hai biến quan sát “Nhà quản lý của tôi luôn đối xử với tôi một cách tôn trọng” và “Tổ chức rất tôn trọng nhân viên” được đề nghị

gộp đổi thành “Cấp trên đối xử với tôi một cách tôn trọng” vì theo các chuyên gia biến quan sát này phản ánh đầy đủ được cả hai quan sát trên. Ba biến quan sát “Nhà quản lý của tôi coi trọng những tài năng và sự đóng góp của tôi”, “Tại nơi làm việc, tài năng của tôi

được coi trọng” và “Tổ chức coi trọng sự đóng góp của tôi” được đề nghị gộp đổi thành “Cấp trên coi trọng năng lực của tôi” vì theo các chuyên gia biến quan sát này phản ánh

đầy đủđược cả ba quan sát trên. Biến quan sát “Nhà quản lý của tôi luôn lắng nghe những ý kiến của tôi” được đề nghị đổi thành “Cấp trên biết lắng nghe những ý kiến của tôi” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Tôi tôn trọng những người lãnh đạo có kinh nghiệm trong công ty” được đề nghị đổi thành “Tôi tôn trọng cấp trên vì họ có nhiều kinh nghiệm” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Tôi tôn trọng nhà quản lý của tôi như một chuyên gia có năng lực”

được đề nghị đổi thành “Tôi tôn trọng cấp trên vì họ rất có năng lực” cho ngắn gọn. Ba biến quan sát “Những người lãnh đạo trong công ty biết những việc mà họ đang làm”, “Những nhà quản lý có kinh nghiệm có kỹ năng lãnh đạo tốt”, và “Tôi rất hài lòng với nhà quản lý của tôi” được đề nghị gộp đổi thành “Tôi rất hài lòng với cấp trên của tôi” vì theo các chuyên gia biến quan sát này phản ánh đầy đủ được cả ba quan sát trên. Biến quan sát “Cấp trên của tôi tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định có ảnh hưởng đến công việc của họ” chuyển từ thành phần thông tin sang, được đề nghị đổi thành “Cấp trên tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Tôi

rất thích những chương trình khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên như nghỉ mát, ngày gia đình, hoạt động xây dựng tinh thần đồng đội và các chương trình khích lệ khác” được

đề nghị đổi thành “ Tổ chức thường có các hoạt động như dã ngoại” cho dễ hiểu hơn. Các chuyên gia, nhà lãnh đạo đề nghị bổ sung thêm hai quan sát “Đồng nghiệp coi trọng năng lực của tôi” và “Cấp trên tin tôi làm được việc khi giao việc cho tôi”. Như vậy thành phần Mối quan hệ nơi làm việc bao gồm 12 quan sát.

* Thành phần sự công bằng: Ba biến quan sát “Nhà quản lý của tôi đối xử với nhân viên một cách công bằng”, “Nhà quản lý của tôi luôn luôn hài lòng khi những chính sách quản lý có thể phục vụ tốt cho nhân viên”, và “Trong công ty, mọi người được đối xử công bằng” được đề nghị gộp đổi thành “Tôi thấy cấp trên đối xử công bằng với mọi người lao động” vì theo các chuyên gia biến quan sát này phản ánh đầy đủ được cả ba quan sát trên. Biến quan sát “Các chính sách của công ty đã đem lại sự hài lòng cho nhân viên trong việc giúp họ thăng tiến và tiến bộ” được đề nghị đổi thành “Kết quả lao động

được đánh giá hợp lý, công bằng” cho dễ hiểu hơn. Biến quan sát “Tại công ty việc nâng lương, thăng tiến của CBCNV được thực hiện một cách công bằng và minh bạch” được

đề nghị đổi thành “Việc nâng lương, thăng tiến công bằng, minh bạch” cho ngắn gọn. Biến quan sát “Tôi luôn nhận được sựđối xử công bằng của nhà quản lý” được đề nghị đổi thành “Tôi luôn nhận được sựđối xử công bằng” cho ngắn gọn. Như vậy thành phần sự công bằng gồm bốn quan sát.

Các thành phần còn lại cũng có một số điều chỉnh nhỏ về mặt nội dung cho phù hợp với đặc thù quản lý và lao động tại công ty. Như vậy, trong thang đo chính thức các thành phần sự thỏa mãn CBCNV có tổng cộng 55 biến quan sát đo lường 11 thành phần của sự thỏa mãn CBCNV đối với tổ chức tại công ty Long Shin.

Sự thỏa mãn chung của người lao động là một khái niệm tổng quát, nói lên sự hài

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 60 - 161)