Động viên nhân viên để họ thỏa mãn trong tổ chức là quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà quản trị nào. Có rất nhiều lý thuyết vềđộng viên, có rất nhiều mô hình về sự thỏa mãn nhân viên. Các lý thuyết động viên và mô hình sự thỏa mãn có những điểm tương
đồng và những điểm khác nhau. Điểm chung của các mô hình sự thỏa mãn nhân viên là một khái niệm đa hướng bao gồm nhiều thành phần.
Hiện nay lý thuyết về sự động viên của Maslow được rất nhiều các nhà quản trị
quan tâm vì nó nêu ra được đầy đủ những nhu cầu của con người từ thấp đến cao. Các nhà nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết này để xây dựng mô hình về sự thỏa mãn nhân viên.
Hiện nay mô hình của Wiley, McKinsey & Company,… được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên các yếu tốảnh hưởng sự thỏa mãn thay đổi theo vùng văn hóa, theo từng loại hình doanh nghiệp cũng như từng thời gian cụ thể. Vì vậy, để nghiên cứu sự thỏa mãn cho một doanh nghiệp nào đó trong một khoảng thời gian nào đó nhất định phải có những
điều chỉnh, bổ sung cần thiết. Chương này đã đề xuất mô hình nghiên cứu sự thỏa mãn nhân viên trong tổ chức áp dụng cho các các doanh nghiệp dựa chủ yếu vào lý thuyết Maslow, Herzbeg, Patton và các mô hình nghiên cứu trước của Wiley (1997), Trần Kim Dung (1999), McKinsey & Company (2000), Navigos Group & ACNielsen (2006), và Phạm Thị Ngọc (2007) thông qua nghiên cứu định tính.
Chương 3
MÔ HÌNH SỰ THỎA MÃN CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
TẠI CÔNG TY TNHH LONG SHIN
3.1 Giới thiệu
Chương này nhằm mục đích giới thiệu mô hình sự thỏa mãn nhân viên tại công ty Long Shin. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn nhân viên và nghiên cứu định tính. Chương này bao gồm hai phần chính (1) nghiên cứu định tính, và (2) mô hình nghiên cứu.