Nghiên cứu của Trần Kim Dung (1999)

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 46 - 47)

Trong nghiên cứu: “Đánh giá trình độ quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Kim Dung - Đại học Kinh Tế TP.HCM. Thông qua số liệu sơ cấp của các cuộc điều tra tại 86 doanh nghiệp; 558 phiếu điều tra cá nhân về quan điểm của nhân viên và 125 phiếu điều tra vềđánh giá của khách hàng đối với đội ngũ, nhân viên du lịch trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.. Cuộc điều tra tiến hành nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bốn nhóm yếu tố chính đến sự hài lòng chung của nhân viên đối với doanh nghiệp.

- Nhóm 1: Công việc. Đánh giá mức độ hài lòng với công việc đang thực hiện của nhân viên thông qua các tiêu thức:

+ Điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành thực hiện công việc. + Tính ổn định và ưa thích công việc.

+ Sự phù hợp của công việc với các đặc điểm cá nhân. + Cơ chếđánh giá kết quả hoàn thành công việc. + Kết quả hoàn thành công việc.

Sự thỏa mãn

của nhân viên

đối với công ty

Môi trường, điều kiện làm việc Lương bổng hậu hĩnh

Cơ hội thăng tiến

Văn hóa tổ chức

Ý thức tổ chức Giờ giấc làm việc linh động

Mối quan hệ với cấp trên

Sự cân bằng cuộc sống và công việc

- Nhóm 2: Cơ hội đào tạo, thăng tiến. Sự hài lòng về cơ hội đào tạo, thăng tiến trong nghề nghiệp được đánh giá thông qua các tiêu thức:

+ Nhân viên có những kỹ năng cần thiết cho công việc. + Có cơ hội đào tạo, phát triển trong doanh nghiệp.

+ Chính sách đề bạt, thăng tiến trong doanh nghiệp là công bằng.

- Nhóm 3: Môi trường, không khí làm việc. Yếu tố này được đánh giá thông qua các tiêu thức:

+ Phong cách lãnh đạo.

+ Quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

- Nhóm 4: Thu nhập. Sự hài lòng với vấn đề thu nhập của nhân viên được đánh giá theo tiêu thức:

+ Mức thu nhập.

+ Sự tương xứng giữa thu nhập với kết quả làm việc cá nhân. + Chính sách phân phối thu nhập trong doanh nghiệp.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của nhân viên không phải là thu nhập (như nhiều người thường nghĩ) mà lại là môi trường không khí làm việc trong doanh nghiệp. Yếu tố ít ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên nhất là cơ hội đào tạo, thăng tiến, mặc dù nếu tách riêng lẻ từng yếu tố để thực hiện hồi quy đơn biến thì từng yếu tố đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên.

2.5.4 Mô hình khảo sát sự hài lòng của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt nam của Công ty Navigos Group phối hợp với ACNielsen (2006)

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn của cán bộ CÔNG NHÂN VIÊN đối với tổ CHỨC tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn LONG SHIN (Trang 46 - 47)