CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án
1.1.4. Nghiên cứu các trường hợp cụ thể về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan
14
Tác giả A.Kowalski, M.Wigier, P.Chmieliński (2008) [61] đã đưa ra những khuyến nghị về phương thức thực hiện của chính phủ Ba Lan đối với phát triển khu vực nông thôn là: Tăng cường sản xuất nông nghiệp đa chức năng như gắn kết vùng lãnh thổ với các đặc điểm môi trường tự nhiên, sử dụng các giải pháp gia tăng tác động tích cực của hoạt động nông nghiệp đối với khu vực nông thôn.
Theo một hướng tiếp cận khác, tác giả Józef Mosiej(2014) [110] đã phân tích các chương trình phát triển nông thôn theo các góc độ kinh tế, xã hội và môi trường cho rằng các chính sách phát triển nông thôn cần tập trung giải quyết các vấn đề như: Việc làm trong nông nghiệp, sự phân mảnh về cấu trúc trang trại, hoạt động giáo dục khu vực nông thôn, mức độ tiếp cận nguồn lực tài chính của người dân và sự không hiệu quả về cạnh tranh trong lĩnh vực chế biến cũng như sự tụt hậu về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Thông qua việc phân tích các tài liệu thứ cấp tác giả Agnieszka Baer- Nawrocka et al, (2016)[65] đã phân tích thực trạng khu vực nông thôn Ba Lan trong tương quan so sánh với các nước xung quanh, đánh giá những thành công trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Ba lan, tình hình nhân khẩu khu vực nông thôn, những thay đổi trên thị trường lao động nông thôn, thu nhập của các trang trại Ba Lan, cũng như những tác động từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Liên minh châu Âu.
Trong công trình “Self employment as a form of entreprenurship development in rural area in poland” của tác giả Janina Jędrzejczak-Gas1, Anetta Barska (2018) [102] cũng cho rằng phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những năm trở lại đây ghi nhận sự cải thiện rõ rệt thông qua quá trình “ Tự kinh doanh”
Đây được xem là hình thức phi nông nghiệp với số lao động trong lĩnh vực này ngày càng tăng, giúp cải thiện cuộc sống người dân khu vực nông thôn Ba Lan.
Một số kinh nghiệm trong triển khai phát triển nông thôn của Ba Lan được tác giả Urszula Budzich-Tabor (2018) [139] đánh giá như: Hệ thống thu thập dữ liệu trang trại, hoạt động của các cơ quan hỗ trợ phát triển nông thôn, hay các trung tâm thông tin nông nghiệp được thành lập… nhằm chia sẻ các thông tin về khu vực nông thôn giữa EU và Ba Lan đang phát huy hiệu quả. Các quy trình sản xuất nông nghiệp và phổ biến thông tin liên quan như: Hướng dẫn về cơ hội nhận tài trợ từ
15
EU, các dịch vụ đào tạo và tư vấn của các trung tâm, cách thức triển khai các chương trình tại các khu vực nông thôn trong khuôn khổ các gói tài trợ từ Ủy ban châu Âu.
Tổ chức OECD (2018), “OECD Rural Policy Reviews: Poland 2018” [129]
đã đánh giá một cách toàn diện khu vực nông thôn Ba Lan tập trung vào 03 vấn đề chính là: Bức tranh nông thôn Ba Lan trong những năm chuyển đổi, chính sách phát triển nông thôn và các vấn đề về quản trị trong khu vực nông thôn. Với việc so sánh giữa Ba Lan với các nước OECD, báo cáo này cũng đã chỉ rõ một số những thành công và hạn chế trong phát triển nông thôn Ba Lan.
Kể từ năm 2000 trở lại đây, Bộ NN&PTNT Ba Lan đều đặn xuất bản báo cáo
“Kinh tế nông nghiệp và nông thôn”. Các báo cáo này đã cập nhật và thống kê những biến động khu vực nông nghiệp, nông thôn Ba Lan hàng năm như: Tình hình sản xuất nông nghiệp, quy mô trang trại, hoạt động lĩnh vực công nghiệp chế biến, tình hình xuất nhập khẩu hàng nông sản… Đây được xem là những nguồn tư liệu đáng tin cậy, làm cơ sở cho các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng trong các công trình nghiên cứu.
Như vậy, nhìn chung trong thời gian qua các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã tập trung luận giải các vấn đề về phát triển kinh tế nông thôn với việc phân tích những điểm khác biệt về khu vực nông thôn, khái niệm phát triển kinh tế nông thôn, các chính sách phát triển nông thôn… Điều đó cho thấy sự phong phú và khó khăn trong việc đồng nhất áp dụng nghĩa “khu vực nông thôn” ở các nước khác nhau trên thế giới.
Phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh Ba Lan đã và đang chủ động tích cực điều chỉnh các thế chế, chính sách để hội nhập vào khu vực, tạo ra những điểm sáng, những thay đổi đáng kể trong phát triển nông thôn như: Cải thiện thu nhập người dân khu vực nông thôn, năng suất lao động tăng, mức độ cạnh tranh các mặt hàng nông sản trên thị trường khu vực đã được cải thiện đáng kể… là những nội dung chính được các học giả nghiên cứu chỉ ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo tác giả luận án thì các công trình nghiên cứu trên còn khá rời rạc, các vấn đề chưa được kết nối với nhau từ việc phân tích làm rõ nội hàm khái
16
niệm khu vực nông thôn đến việc hình thành khung lý thuyết với các tiêu chí để đánh giá mức độ thành công, hạn chế, những khiếm khuyến của chính sách phát triển nông thôn. Đặc biệt trong hầu hết các công trình nghiên cứu, thì chưa có công trình nào rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế nông thôn có thể áp dụng cho các quốc gia đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng.