Điều kiện kinh tế- xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 69 - 75)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nông thôn Ba Lan

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Sự biến động dân số Ba Lan là không nhiều, trong khi năm 2000 dân số Ba Lan ở mức 38.250 nghìn, thì năm 2018, dân số Ba Lan cũng mới chỉ đạt 38,41 triệu người, tương ứng với biên độ tăng giảm giữa các năm trung bình 0,2%/ năm. Cơ cấu dân số được phân bổ với khu vực thành phố là 23,06 triệu người và khu vực nông thôn là 15,35 triệu người ( Bảng 3.1).

Trong khi hầu hết các nước trong Liên minh châu Âu có sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố, thì ngược lại dân số khu vực nông thôn Ba Lan lại ngày một tăng. Số liệu bảng 3.1 cũng cho thấy, nếu như năm 2000, số người di cư ra thành phố 99 nghìn, trong khi đó số người từ thành phố đổ về khu nông thôn 103,2 nghìn người, thì gần đây năm 2018, con số thống kê cho thấy tỷ lệ này tương ứng với 98.6 nghìn người từ nông thôn ra và 127.5 nghìn từ đô thị về nông thôn.

Tại khu vực nông thôn, dân số khu vực nông thôn Ba Lan tăng 547 nghìn người trong năm 2018 so với năm 2000, tương ứng dân số khu vực đô thị Ba Lan giảm 603 nghìn[79]. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, mức tăng dân số không có gì khác biệt, cụ thể, so với năm 2016 thì năm 2018 mức tăng dân số khu vực

62

nông thôn không có sự khác biệt đáng kể với mức tăng chỉ là 40 người ( CSO, 2019).

Sự gia tăng này được giải thích bởi hai nguyên nhân chính là: (1) Có sự gia tăng tự nhiên về tỷ lệ sinh và (2) lượng di cư ra khu vực thành phố nhỏ hơn lượng nhập cư vào vùng nông thôn, (3) tình trạng thất nghiệp tại các khu vực thành phố;

(4) khoảng cách đi lại từ khu vực nông thôn ra thành thị thuận lợi; (5) điều kiện sống khu vực nông thôn ngày được cải thiện [64]. Một số vùng của Ba lan có mức dân số nông thôn tăng cao như Dolnosakie (0,8%) Pomoskile (2%) Wielkopókie ( 1,5%), trong khi đó, mức giảm xuất hiện ở một số khu vực như Lubeskie (-0,5%) Podalskie (-0,9%)[66].

Bảng 3.1 : Dân số Ba Lan theo khu vực giai đoạn 2000- 2018

Nội dung Đơn vị 2000 2014 2016 2018

Tổng dân số Nghìn 38.254 38.478,6 38.433 38.411.1

Nam Nghìn 18.537,4 18.619,8 18.593,2 18.581,9

Nữ Nghìn 19.716,6 19.858,8 19.839,8 19.829,3

Mật độ dân số 1 km2 122 123 123 123

Tỷ lệ nữ tỷ lệ nữ /

nam giới 106,4 106,7 106,7 106,7

Dân số khu vực đô thị Nghìn 23.067.3 23.216,4 23.129,5 23.067.2 Dân số khu vực nông

thôn Nghìn 15.186,7 15.262 15.304 15.343,9

Dân số di cư từ nông

thôn ra thành phố

Từ nông thôn ra thành

phố Nghìn 99 93.8 92.2 98.6

Từ thành phố về nông

thôn Nghìn 103,2 139,7 127,6 127,5

Di cư dòng Nghìn -4.2 -46 -35.4 -28.9

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các số lệu từ Agnieszka Baer-Nawrocka et al (2016) Rural Poland 2016 [63]; FDPA (2018) Rural Poland 2018[88]; CSO (2019) Population statistics [80]

63

Cũng như nhiều quốc gia khác, phân bổ dân số khu vực nông thôn không đồng đều giữa các vùng miền, điển hình khu vực Podkarpackie dân số khu vực nông thôn chiếm đến 58% thì vùng Dolnośląskie chỉ chiếm 30,1% (CSO (2019) [80]

Dự báo nhân khẩu học cho thấy số dân cư nông thôn sẽ tăng nhẹ lên mức 15,6 triệu người (tức là hơn 2% so với năm 2016) cho đến năm 2030, sau đó sẽ giảm dần và năm 2050 đạt mức tương đương với năm 2016[63]. Theo ước tính vào năm 2050 dân số Ba Lan sẽ giảm từ 38,4 triệu xuống 33,9 triệu dân. Mức giảm này lớn hơn mức bình quân trung của EU là 3% nhưng lại thấp hơn một số các nước Đông Âu khác như Bulgaria and Ukraine[88]. Đây được xem là một trong những thách thức chung ở hầu hết các nước khu vực châu Âu về tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm, sẽ làm gia tăng nguồn ngân sách cho vấn đề an sinh xã hội, thiếu hụt nguồn cung về lao động ở cả khu vực thành phố và nông thôn.

3.1.2.2.Tình hình lao động khu vực nông thôn

Tỷ lệ việc làm là một chỉ tiêu quan trọng đo lường sự biến động về lao động trong nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ lao động có việc làm tại Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ 21 đã có sự cải thiện đáng kể với mức tăng từ 14,1 triệu năm 2004 lên 14,5 triệu năm 2014, và tăng lên là 15,9 triệu lao động năm 2018.

Trong khu vực nông thôn, xu hướng biến động việc làm đối nhóm lao động có độ tuổi từ 15 – 24 tuổi cũng đã tăng từ 50.4 lên 50.9 % trong giai đoạn 2014- 2018 ( khu vực thành phố có tỷ lệ tăng tương ứng là 51,4-52,9%). Tỷ lệ có việc làm theo của nhóm lao động nhiều tuổi ( nam 55-64, nữ 55-59) cũng có tỷ lệ tăng khá cao ở khu vực nông thôn với mức tăng 49,4-54%, còn đối với nhóm lao động trẻ (18-24 ) thì tỷ lệ này tăng nhẹ hơn ở mức 36-37%. [88]

Tình trạng già hóa dân số ở Ba Lan gia tăng mạnh với tỷ lệ nhóm dân số có độ tuổi từ 60/65 tuổi trở lên đã tăng từ 15,3% năm 2004 lên 16,8% năm 2010 và 21,4% năm 2018. Trong khi đó, nhóm lao động có độ tuổi từ 18-60 tuổi lại giảm 63,5% năm 2010 xuống 60,6% năm 2018. [78]

64

Mức độ già hóa dân số xuất hiện không chỉ ở Ba Lan, mà đây được xem là xu hướng nổi cộm ở hầu hết các nước trong khối EU, đang đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế nông thôn.

Tỷ lệ thất nghiệp: Gia nhập vào ngôi nhà chung châu Âu cũng đồng nghĩa Ba Lan được hưởng các nguồn lực tài chính từ các Quỹ cơ cấu, Quỹ phát triển vùng thông qua Chính sách phát triển nông thôn của EU với mục tiêu cải thiện điều kiện sống, cơ sở hạ tầng… khu vực nông thôn. Trong ngân sách mà Ba Lan nhận được hàng năm, thì một phần lớn ngân sách được sử dụng cho các chương trình đào tạo nghề tập trung vào các đối tượng là các lao động trẻ, chủ các trang trại sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu của các chương trình này chính là nhằm thúc đẩy khả năng chuyển dịch lao động trong khu vực nông thôn từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Kết quả của các chương trình đào tạo, hỗ trợ lao động nông thôn chuyển đổi tay nghề trong giai đoạn 2004- 2018 đã tạo ra sự chuyển hướng tích cực về việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nông thôn. Theo số liệu bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn đã giảm đáng kể từ mức 17,6% năm 2004 xuống 8,5% năm 2014 và hiện nay, tỷ lệ này chỉ còn 4,2% năm 2018.

Thị trường lao động khu vực nông thôn Ba Lan trong những năm chuyển đổi có sự thay đổi khác nhau. Đối với các khu vực nông thôn nằm ở phía Bắc và phía Tây như vùng (Warmińsko-Mazurskie, Zachodniopomorskie, Pomorskie và Lubuskie) bị chi phối bởi các trang trại nhà nước, chính vì vậy, trong những giai đoạn Ba Lan có những điều chỉnh về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, cổ phần hóa các trang trại, thì tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực này cao hơn rất nhiều khu vực khác.

Trong khi các quốc gia khác đang phải vật lộn nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thì đây được xem là những thành công lớn mà Ba Lan có được so với các thành viên khác trong khối liên minh châu Âu.

65

Bảng 3.2: Thị trường lao động Ba Lan giai đoạn 2004-2018

Thị trường lao động Đơn vị 2004 2014 2016 2018 Tổng lao động Nghìn 14.106.9 14.563.4 15.293.3 15.950 Số lao động thất nghiệp Nghìn 1.954.7 1.825.2 1.335.2 968.9

Nam Nghìn 939.9 885.5 622.9 426.3

Nữ Nghin 1.014.8 939.6 712.2 542.6

Tỷ lệ lao động thất

nghiệp % 13.8 12.5 8.7 6.1

Nam % 6.6 6.1 4.1 2.6

Nữ % 7.2 6.4 4.6 3.4

Lao động có độ tuổi 15-

24 %

23.6 22.0 15.9 12.4

Lao động có độ tuổi lớn

hơn 50 %

7.3 5.9 3.9 2.8

Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực nông thôn

%

17,6 8.5 6.1 4.2

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các số lệu từ Agnieszka Baer-Nawrocka et al (2016) Rural Poland 2016 [63]; FDPA (2018) Rural Poland 2018[88]; CSO (2019) Population statistics [80]

Mặc dù có sự cải thiện đáng kể về thất nghiệp khu vực nông thôn, song theo đánh giá của tổ chức OECD, thì thất nghiệp của Ba Lan trong thời gian qua bị ảnh hưởng bởi các nhân tố:

(1) Sự di cư lao động khu vực đô thị và khu vực trung gian vào khu vực nông thôn tăng; (2) tỷ lệ nhập cư lao động quốc tế không có tay nghề ngày càng tăng; (3) lao động nông thôn Ba Lan chưa chuyển đổi được tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực phi nông nghiệp; (4) Mức lương thấp dẫn đến một số lớn lao động nông thôn thờ ơ trong việc tìm kiếm việc; và (5) quá trình cổ phần hóa các trang trại nhà nước diễn ra mạnh ( OECD, 2018) [125].

66

Bảng 3.3: Tỷ lệ việc làm phân theo trình độ học vấn

Năm Tổng

Mức độ giáo dục

Giáo dục bậc cao

Giáo dục cơ sở

Nghề cơ

bản Đào tạo bậc thấp Tổng Đào tạo

nghề

Đào tạo chung Khu vực đô thị

2010 50.1 75.1 50.7 55.8 40.5 47 11.1

2014 51.3 76 51.1 55.6 41.7 47.2 11.2

2018 52.9 77.3 56 66.8 43.1 47.9 11.6

Khu vực nông thôn

2010 50.3 76.5 61.6 67.4 46.2 62.4 19.1

2014 50.9 78.2 61.8 66.8 47.8 61.1 17.1

2018 52.6 79.4 62.7 66.8 43.1 47.9 11.6

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các số lệu từ Agnieszka Baer-Nawrocka et al (2016) Rural Poland 2016 [63]; FDPA (2018) Rural Poland 2018[88]; CSO (2019) Population statistics [80]

Theo số liệu bảng 3.3 ở trên cho thấy cả khu vực thành thị và nông thôn thì lao động có trình độ bậc cao đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động phổ thông hay lao động có trình độ tay nghề thấp. Đối với khu vực thành phố, tỷ lệ việc làm tăng từ 50.1% năm 2010 lên 52.9 năm 2018, đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ cũng tăng ở mức tương tự, song tỷ lệ việc làm ở nhóm lao động bậc cao có mức tăng trưởng ấn tượng hơn từ 76.5 năm 2010 lên mức 79.4 năm 2018.

Bên cạnh đó, tỷ lệ việc làm của lao động được đào tạo từ nghề cơ bản, bậc thấp đến bậc cao giữa các vùng, khu vực của Ba Lan không có sự khác biệt lớn với mức chênh lệch năm 2018 từ mức 47,8% vùng Zacodniopomoskie đến 54,9% vùng Donolaskie.

Xu hướng dịch chuyển lao động khu vực nông thôn Ba Lan: Lao động nhập cư quốc tế vào khu vực nông thôn Ba Lan trong những năm qua tăng từ 38.500 năm 2006 lên 86.000 năm 2018 ( OECD, 2017), chủ yếu là những lao động không có tay nghề đến từ Ukraina. Đặc biệt cuộc khủng hoảng về chính trị vừa qua tại Ukraina vừa qua cũng dẫn đến làn sóng di cư ngày càng lớn đến Ba Lan.

Sự gia tăng lao động nhập cư một mặt tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc lấp những khoảng trống thiêu hụt lao động tại khu vực nông thôn do tình trạng già hóa

67

dân số, hay sự thờ ơ tìm kiếm việc làm với mức lương thấp ở đa số lao động Ba Lan. Tuy nhiên, áp lực giải quyết tình trạng thất nghiệp cao khu vực nông thôn buộc Ba Lan phải có những đối sách điều chỉnh trong chiến lược phát tiển kinh tế nông thôn.

Trong khi các quốc gia khác trong khu vực phải giải quyết bài toán về dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố, thì ở Ba Lan lại có sự di cư ngược, tức là từ khu vực đô thị về khu vực nông thôn tăng cao qua các năm.

Sự di cư ngược từ thành phố về nông thôn trong thời gian qua cũng chứng minh những thành công trong phát triển kinh tế Ba Lan, hay khu vực nông thôn ở Ba Lan đã có những thay đổi hết sức mạnh mẽ. Điều này được thấy rõ hơn khi mà mức thu nhập bình quân người dân nông thôn đang dần được cải thiện với 82% mức bình quân chung của cả nước cũng như là cơ hội tìm kiếm việc làm dễ hơn, thời gian di chuyển từ khu nông thôn ra đô thị nhanh bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng[78].

Tóm lại, trong bối cảnh dự báo nhân khẩu học của Ba Lan có xu hướng giảm, tình trạng già hóa có dấu hiệu gia tăng, đây được xem là những thách thức đặt ra mà Ba Lan phải tính đến trong các chương trình phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, sự cải thiện khu vực nông thôn về cơ sở hạ tầng, cơ hội có được việc làm đã tạo ra xu hướng dịch chuyển ngày càng tăng lao động từ khu vực đô thị về nông thôn, đây được xem là những thành công qua các chương trình phát triển nông thôn sau khi Ba Lan trở thành thành viên chính thức của Liên minh châu Âu.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)