Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án

1.1.5. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Việt Nam

Trong công trình “Một số vấn đề cơ bản của kinh tế nông thôn Việt Nam

của Lưu Đức Khải (2012) [21Tác giả đã chỉ rõ vai trò kinh tế nông thôn Việt Nam trong đó nông nghiệp đã đóng góp đến 20% GDP, cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực từ thuần nông sang hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực, huy động đáng kể nguồn lực đầu tư, kết cấu hạ tầng có sự chuyển biến rõ rệt.

Tác giả Vũ Trọng Khải (2015) “Phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay, những trăn trở và suy ngẫm” [20] đã chỉ rõ những bất cập trong các chính sách vĩ mô về nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó đưa ra các khuyến nghị về sửa đổi hoàn thiện chính sách.

World Bank (2016) “Transforming Vietnamese Agriculture: Gaining More from Less” [ 141]. Công trình nghiên cứu tập trung phân tích vào các vấn đề lao động trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, vấn đề đất đai trong nông nghiệp, năng suất lao động và vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế nông thôn… Từ đó đưa ra các khuyến nghị như: Tăng cường khả năng cạnh tranh trong nông

17

nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ đổi mới, xây dựng chuỗi giá trị, tăng cường năng lực của các tổ chức công tư…

Trong cuốn “Evolution of Rural Development Strategies and Policies Lessons from Vietnam” của Jacques Marzin và Agnalys Michaud (2016) [103]. Tác giả đã phân tích về những đổi mới trong chính sách phát triển nông thôn Việt Nam cũng như thực trạng phát triển các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới. Theo tác giả, năm 2007 chính sách phát triển nông thôn Việt Nam được chuyển dịch từ chính sách nông nghiệp sang phát triển nông thôn. Chính sách này tạo ra sự cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển các loại hình phi nông nghiệp.

Trong luận án tiến sỹ “ Kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía tây Hà Nội” của Hoàng Mạnh Phú (2016) đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn các huyện phía tây Hà Nôi, từ đó tác giả đưa ra các nhóm khuyến nghị và giải pháp như hoàn thiện công tác quy hoạch, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để phát triển kinh tế khu vực nông thôn phía Tây Hà Nội. [32]

Trong công trình nghiên cứu “Characteristics of the Vietnamese rural economy- Evidence from a 2016 rural household survey in 12 provinces of Viet Nam” của tác giả Finn Tarp (2017) [44] đã nghiên cứu khảo sát 12 tỉnh ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam để đưa ra bức tranh toàn cảnh khu vực nông thôn như: Thu nhập người dân, cơ sở hạ tầng nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp. Trong đó, một số khu vực phía bắc vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn giữa hộ giàu, nghèo, hay vấn đề về thương mại hàng nông sản cũng có sự khác biệt giữa các hộ trong khu vực nông thôn, quá trình đa dạng hóa khu vực nông thôn diễn ra khá mạnh tạo ra những thay đổi về thu nhập cho người dân.

Tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2017) “Phát triển nông nghiệp Việt Nam:

Thành tựu và hạn chế” cũng đã chỉ rõ những thành công trong phát triển nông nghiệp Việt Nam như: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp liên tục tăng, chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, tái cơ cấu nông nghiệp đã đạt được thành công bước đầu… Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế như chính sách phát triển nông

18

nghiệp chưa rõ ràng, môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn thấp, quy hoạt phát triển chưa đầy đủ[3].

Bộ nông nghiệp &PTNT (2018) “Bản tin ISG” phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trong quý I/2018 và đưa ra một số khuyến nghị về thị trường nông sản, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ cao vào chương trình nông thôn mới. [8 ]

Một số công trình nghiên cứu của các học giả Viện nghiên cứu Châu Âu triển khai nghiên cứu về các nôi dung liên quan đến chính sách nông nghiệp chung của EU và bài học cho Việt Nam như: Nguyễn Quang Thuấn (2005) “Các nước Đông Âu gia nhập Liên minh Châu Âu và những tác động tới Việt Nam” [50]. Cuốn sách tập trung giới thiệu chính sách nông nghiệp chung của EU cho đến 2003, phân tích những đặc trưng và lịch sử phát triển của chính sách nông nghiệp EU và những thách thức đối với các nước Đông Âu trong quá trình gia nhập EU.

Tác giả Đặng Minh Đức (2015) “Bảo hiểm nông nghiệp: Chính sách, thách thức và kinh nghiệm từ châu Âu” đã nghiên cứu và làm rõ những cơ sở lý luận về chính sách bảo hiểm nông nghiệp tại một số nước thành viên như Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan và các hàm ý chính sách cho Việt nam. Tuy nhiên, do mục tiêu của đề tài chỉ tập trung vào bảo hiểm nông nghiệp, do vậy công trình cũng chưa thể đề cập đến toàn bộ các khía cạnh của phát triển kinh tế nông thôn[12].

Nguyên An Hà (2016)“ Chính sách nông nghiệp bền vững ở Ba Lan và hàm ý chính sách cho Việt Nam” Công trình nghiên cứu là kết quả của Nghị định thư ký kết giữa Việt nam và Ba Lan nhằm luận giải những chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Ba Lan trong các giai đoạn khác nhau và rút ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam[15 ].

Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Khoát (2017) “ Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” với việc tổng quan các tài liệu về phát triển nông nghiệp bền vững, tác giả đã hình thành một khung lý thuyết áp dụng vào phân tích cho trường hợp Ba Lan, Trung Quốc và Nga để từ đó rút ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam [22].

19

Như vậy, đối với các công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian qua đã cho độc giả thấy rõ được những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt nam qua các giai đoạn khác nhau như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ…Tuy nhiên, theo tác giả luận án thì các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước vẫn chưa đề cập và phân tích tổng hợp và làm rõ các nội hàm, tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt, chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu khung lý thuyết, thực tiến phát triển kinh tế nông thôn của Ba Lan. Bên cạnh đó, các công trình trên chưa có sự so sánh và đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam với Ba Lan trong phát triển kinh tế nông thôn để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt nam.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)