CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. Một số kết luận được rút ra liên quan đến luận án và khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.2.1.Các vấn đề đã thống nhất:
Điểm lại các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về chủ đề phát triển kinh tế nông thôn có thể thấy các điểm chung mà các học giả đã đồng thuận thể hiện:
Thứ nhất: Trong hầu hết các công trình nghiên cứu, các tác giả cũng đều khẳng định khái niệm “ khu vực nông thôn” và ‘phát triển kinh tế nông thôn” là những khái niệm còn gây nhiều tranh cãi và chưa được đồng nhất trong việc áp dụng giữa các quốc gia trong khu vực. Khái niệm nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn do OECD đưa ra đã được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có các thành viên Liên minh châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng.
Thứ hai, các nghiên cứu trên đã cung cấp một phần những luận cứ khoa học về lý luận phát triển kinh tế nông thôn, tiêu chí đánh giá những thành công và hạn chế trong các chương trình phát triển nông thôn.
Thứ ba, phát triển kinh tế nông thôn với việc thúc đẩy quá trình hiện đại hoá cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế từ đó tạo ra những chuyển đổi để đưa khu vực nông thôn từ một khu vực cách biệt, kém phát triển sang
20
hội nhập với nền kinh tế và thế giới. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp như cung ứng một khối lượng lớn hàng nông sản cho thị trường đô thị và quốc tế, sẽ tạo ra sự gắn kết hơn giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn. Chính sách của chính phủ cần tập trung nhằm khuyến khích cung cấp các yếu tố đầu vào, trong đó tập trung vào hạ tầng cứng ( hệ thống đường nông thôn, điện, nước, truyền thông), các đầu vào mang tính xã hội (y tế và cơ sở giáo dục) cũng như xây dựng các đầu mối trợ giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp (thiết lập các cơ sở nghiên cứu nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông và dịch vụ tư vấn phát triển nông thôn) để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Thứ tư, các nghiên cứu đều khẳng định, muốn phát triển kinh tế nông thôn thì cần phải đa dạng hóa kinh tế khu vực nông thôn, trong đó trú trọng phát triển các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nông thôn. Các chính sách phát triển nông thôn được xây dựng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có tính cạnh trạnh quốc tế.
Các vấn đề còn tranh luận
Thứ nhất, khái niệm phát triển kinh tế nông thôn nên được đồng nhất và áp dụng đối với tất cả các quốc gia. Việc áp dụng đồng nhất một khái niệm như vậy mới có cơ sở để so sánh, đánh giá sự phát triển kinh tế nông thôn mỗi một quốc gia
Thứ hai, mâu thuẫn về việc áp dụng các phương thức phát triển kinh tế nông thôn theo phương thức phát triển nông thôn cũ tập trung vào trợ cấp nông nghiệp, hay phương thức mới tập trung vào: Đầu tư, nâng cao cạnh tranh khu vực nông thôn bằng việc khai thác những thế mạnh, đặc trưng từng vùng, khu vực.
Thứ ba, vấn đề thể chế, chính sách phát triển kinh tế nông thôn ( chính sách tài chính, chính sách đất đai, bảo hiểm nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng…) cần được cụ thể hóa, tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn.
Cuối cùng, thúc đẩy quá trình phân cấp giữa chính quyền Trung ương với địa phương nhằm tăng tính trách nhiệm và giải trình trong hoạch định và thực thi chính
21
sách, cũng như nâng cao hơn khả năng gắn kết với các tổ chức tư trong khu vực, khai thác và phát huy các sáng kiến cộng động trong phát triển kinh tế nông thôn.
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các công trình trên còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Thứ nhất, chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích được đầy đủ luận cứ khoa học, xây dựng được khung lý thuyết đầy đủ về phát triển kinh tế nông thôn.
Theo đó, đây được xem là nhiệm vụ mà luận án tiếp tục nghiên cứu để hình thành khung phân tích về phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở làm rõ lý thuyết, khái niệm, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn.
Thứ hai, các nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong thời gian qua mới chỉ đề cập theo hướng mô tả về thực trạng phát triển kinh tế nông thôn theo các chương trình phát triển nông thôn đã được chính phủ Ba Lan thông qua. Vì vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu với việc áp dụng khung lý thuyết để nhìn nhận rõ hơn những thành công trong phát triển kinh tế nông thôn những thập niên đầu thế kỷ XXI cũng như những thách thức mà chính phủ Ba Lan cần phải giải quyết trong thời gian tới như: Cải thiện khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản trên thị trường EU, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, đa dạng hóa kinh tế khu vực nông thôn, thúc đẩy phát triển và quản trị chuỗi cung ứng hàng nông sản.
Thứ ba, Ba Lan là quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong phát triển kinh tế như: Cùng thực hiện công cuộc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường và hội nhập với khu vực, cùng có những thay đổi về thể chế, chính sách trong phát triển kinh tế nông thôn... Vì vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước, rút ra những bài học thành công của Ba Lan mà Việt Nam có thể học hỏi, cũng như những bài học chưa thành công mà Việt Nam cần tránh.
Cuối cùng, các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước về phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam đa phần chỉ tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân mà chưa có kết nối với thế giới, đặc biệt là Ba Lan. Với những bài học kinh nghiệm được rút ra, trong bối cảnh Ba Lan đang hội nhập sâu rộng với khu vực, luận án sẽ đưa ra những hàm ý về mặt chính sách cho Việt Nam trong phát triển
22
kinh tế nông thôn thời gian tới khi mà tiến trình hội nhập của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN đã đặt ra những cơ hội và thách thức không nhỏ cho sự phát triển khu vực nông thôn.