Các khái niệm về khu vực nông thôn, kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

2.2. Phát triển kinh tế nông thôn

2.2.1. Các khái niệm về khu vực nông thôn, kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn

Sự đa dạng về các điều kiện kinh tế- xã hội, các điều kiện tự nhiên ở mỗi một quốc gia khác nhau dẫn đến cách hiểu và quan niệm về vùng, khu vực nông thôn cũng khác nhau. Cho đến nay chưa có một khái niệm nào được chấp nhận và áp dụng một cách rộng rãi về nông thôn. Với mỗi một cách tiếp cận khác nhau thì khái niệm về khu vực nông thôn lại được nhìn nhận ở các chiều cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung thì khu vực nông thôn được định hình là khu vực có có mật có mật độ dân số tương đối thấp so với các thành phố, đây cũng là khu vực với các hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế, và ở đó các vấn đề về truyền thông và phát triển cơ sở hạ tầng cần phải được hỗ trợ phát triển tạo điều kiện giảm những chi phí cho hoạt động kinh tế, thương mại.

Dựa vào các chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư để xác định đâu là các vùng nông thôn, đô thị, tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra định nghĩa nông thôn theo hai phương pháp: (1) thành thị được xác định bởi luật, là tất cả

33

các trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lại được định nghĩa là nông thôn; (2) căn cứ vào mức độ mật độ dân số sống thành từng cụm quan sát được để phân định thành thị và nông thôn [89], hay khu vực nông thôn là khu vực có đặc trưng mật độ dân số thấp, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tại khu vực EU (2014) đã nhấn mạnh khái niệm về khu vực nông thôn và đô thị là hai khái niệm chính được sử dụng phổ biến bởi các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, chính quyền quốc gia và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Liên hợp quốc UN và EU...trong phân tích mức độ đô thị hóa khu vực nông thôn. Theo đó quy định là khu vực nông thôn là khu vực có mật độ dân số dưới 150 người trên mỗi km2.

Tại Ba Lan, trong các công trình nghiên cứu của các học giả, cũng như trong các báo cáo chính thức về phát triển nông nghiệp, nông thôn do Bộ NN&PTNT công bố hàng năm thì khu vực nông thôn cũng dựa theo mức độ mật độ dân số sống thành từng cụm quan sát được để phân định thành thị và nông thôn. Việc phân loại các tiêu chí được áp dụng theo chuẩn chung của liên minh châu Âu, theo đó thì Ba Lan chia thành 16 khu vực, 314 quận huyện và các huyện và 2479 xã. Khu vực nông thôn Ba Lan chia thành các khu vực nông thôn hẻo lánh, khu vực giáp ranh đô thị.[124 ]

Tại Việt Nam, nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội[60]. Theo Quyết định số 132-HÐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nước ta có các loại hình đô thị như đô thị loại 1: Dân số đạt từ 1 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ 15.000 người/km2 trở lên, tỉ lệ lao động ngoài nông nghiệp từ 90 % trở lên…. Khu vực nông thôn được xác định là những khu vực nằm ngoài các tiêu chí quy định trên[10].

Tổng hợp các quan điểm của các học giả về khái niệm khu vực nông thôn, luận án cho rằng khái niệm về khu vực nông thôn không chỉ đơn thuần được hiểu là những giới hạn về mặt không gian, hay mật độ dân số cố định nào đó, mà cần phải nhìn nhận và xem xét ở nhiều góc cạnh về phát triển kinh tế với đặc trưng là sản

34

xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng yếu kém hơn so với khu vực thành thị. Áp dụng đồng nhất chung một khái niệm về khu vực nông thôn cho mọi quốc gia là điều không khả thi khi mà sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển còn đang còn những khoảng cách quá lớn. Việc định hình rõ và phân biệt sự khác biệt giữa khu vực nông thôn, trong đó lại chia ra khu vực nông thôn hẻo lánh và khu vực nông thôn giáp đô thị với khu vực thành thị đóng một vai trò quyết định đến sự thành công, tính hiệu quả của các chính sách nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân ở khu vực nông thôn, tạo ra sự phát triển bền vững, nâng cao mức sống và phúc lợi cho người dân khu vực nông thôn.

Khái niệm về phát triển, phát triển kinh tế nông thôn Khái niệm phát triển

Phát triển là một khái niệm tương đối phức tạp bởi nó bao hàm nhiều vấn đề rộng lớn, khái niệm này được hiểu “là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raanan Weitz, 1995) [132] . Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân ở các quốc gia khác nhau. Đồng quan điểm về vấn đến này thì theo quan điểm của Triết học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về quy mô, trình độ, số lượng và chất lượng của một sự vật, hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định, ở đó sự vật nảy sinh chất mới.

Khái niệm về phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế, là sự thay đổi về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Nói đến sự phát triển kinh tế là nói đến tăng và giảm về quy mô sản lượng, chất lượng của sự thay đổi trong nền kinh tế và cả đến sự tiến bộ của xã hội [16] hay phát triển kinh tế được hiểu là quá trình thay đổi theo chiều hướng tăng lên về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện hai vấn đề kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Theo đó, phát triển được nhìn nhận theo hai khía cạnh: Phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu thể hiện ở sự tăng trưởng quy mô, cơ cấu cũng như ngân cao chất lượng các hoạt động kinh tế, cần đặt phát triển kinh tế trong

35

mối quan hệ với sự phát triển của xã hội cung như vấn đề môi trường, tạo sự bền vững lâu dài.

Khái niệm về kinh tế nông thôn

Theo hướng tiếp cận về bản chất phát triển kinh tế nông thôn, một số học giả đã đưa ra luận điểm cho thấy phát triển kinh tế nông nghiệp là nền tảng thúc đẩy sự phát triển khu vực nông thôn, các chính sách phát triển bảo hộ thương mại đối với các loại hàng hóa nông sản cũng gây ra những tác động tích cực hay tiêu cực đối với phát triển kinh tế nông thôn…hay hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng tạo ra động lực tạo ra sự tăng trưởng khu vực nông thôn[94].

Nhìn nhận về vai trò của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn, nhiều học giả cho rằng kinh tế nông nghiệp đóng một vai trò trọng yếu trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ này thì sản xuất phi nông nghiệp được chứng minh là lĩnh vực đóng góp lớn đối với với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo và tạo ra sự cân bằng trong phân bổ dân số. Với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các nền kinh tế nông thôn các nước đang phát triển, các học giả cũng đã chứng minh sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đã đóng góp vào tăng trưởng chung của quốc gia, cải thiện đói nghèo khu vực nông thôn[107]. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hoạt động sản xuất kinh tế nông thôn đã có sự thay đổi lớn với sự gia tăng nguồn thu của các nông hộ, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn được cải thiện, tăng trưởng việc làm cao… việc áp dụng các mô hình phát triển kinh tế mới với động lực đổi mới sáng tạo và kinh doanh sẽ là một thách thức lớn cho khu vực nông thôn[110].

Như vậy thì khái niệm kinh tế nông thôn được nhìn nhận rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong sự tương tác của nhiều các nhân tố như vậy, để có thể hiểu rõ hơn về phát triển kinh tế nông thôn là gì? thì cần phải xem xét mối tương tác, sự kết nối giữa nền kinh tế khu vực nông thôn với khu vực đô thị. Bởi lẽ, sự thay đổi tăng trưởng và phát triển của khu vực nông thôn sẽ tác động đến khu vực thành thị và ngược lại. Sự phát triển mất cân đối giữa khu vực nông thôn và thành thị như thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng, hoạt động

36

kinh doanh… vẫn đang còn là thách thức với các nhà hoạch định chính sách[68].

Phân tích và đánh giá về phát triển kinh tế nông thôn cần phải làm rõ các nhân tố tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nông thôn như sự gia tăng nguồn lực, công nghệ tiên tiến, thị trường mở rộng …

Tại khu vực Liên minh châu Âu, phát triển kinh tế nông thôn nhằm mục tiêu:

(i) Thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực nông, lâm và khu vực nông thôn, (ii) Tăng cường khả năng cạnh tranh của các loại hình sản xuất nông nghiệp;

(iii) Thúc đẩy sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. (iv) Thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt xã hội như giải quyết các vấn đề nguồn lực lao động nông nghiệp nông thôn, vấn đề về chất lượng lao động nông nghiệp, các điều kiện trong sản xuất nông nghiệp nông thôn…

Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế nông thôn được hiểu “là một tổng thể những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông – lâm – ngư nghiệp cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ; tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng, lãnh thổ cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân”[2 ].

Kinh tế nông thôn gồm nhiều ngành kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ... trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu... [10].

Từ các quan điểm của các học giả, tác giả luận án cho rằng: Khái niệm kinh tế nông thôn bao hàm các hoạt động gồm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp (phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm khu vực nông thôn, doanh nghiệp khu vực nông thôn, công nghiệp hóa nông thôn, du lịch nông thôn…) nhằm tạo ra sự tăng trưởng khu vực nông thôn. Quá trình đa dạng hóa các hoạt động kinh tế trong khu vực nông thôn, trong đó, tập trung mọi nguồn lực nhằm thu hút và thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân... nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn được xem là nhân tố chủ đạo ở hầu hết các nước phát triển. Phương thức tiếp cận trong quản lý và thúc đẩy sự phát triển khu vực nông thôn ở nhiều quốc gia phát triển chính là sự thay đổi theo chiều hướng từ dưới

37

lên với việc khai thác những sáng kiến cộng động, kết nối và phát huy được sức mạnh địa phương cũng như thực hiện quá trình phân cấp và giao trách nhiệm giữa chính quyền Trung ương và địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)