Hoàn thiện khung khổ chính sách phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 147 - 150)

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT

4.3. Hàm ý chính sách trong triển khai phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam

4.3.1 Hoàn thiện khung khổ chính sách phát triển kinh tế nông thôn

Chính phủ cần có chính sách phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, không chỉ tập trung vào nông nghiệp.

Sự thành công trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan chính là hoàn thiện một cách triệt để khung chính sách theo các yêu cầu của Ủy ban Châu Âu, nhằm khai thác triệt đê các nguồn lực trong quá trình hội nhập. Cụ thể, chính sách về tích tụ ruộng đất với kết quả số lượng các trang trại có diện tích nhỏ giảm xuống, thay vào đó các trang trại có diện tích lớn tăng lên[122] phân tích các yếu tố tiềm năng nhân khẩu học, khả năng hấp thụ thị trường lao động địa phương, quy mô và loại hình thất nghiệp, nguồn vốn của dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguyện vọng của cộng đồng địa phương, năng lực và khả năng của chính quyền địa phương để

140

hình thành chính sách khởi nghiệp kinh doanh khu vực nông thôn[100], chương trình phát triển có trách nhiệm đối với các doanh nghiệp trong khu vực nông thôn với các mục tiêu cụ thể như Hỗ trợ lợi thế cạnh tranh dựa vào nền tảng công nghiệp 4.0 Phát triển kinh doanh đổi mới; Vốn đầu tư cho phát triển; Hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư của doanh nghiệp ở nước ngoài [124]…

Với Việt Nam, khung khổ chính sách phát triển khu vực nông thôn được đánh dấu bằng Nghị quyết số 26/2008/NQ-TD nhấn mạnh phát triển dựa trên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết số 63/2009/NQ- CP nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bằng cách đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng đã đặt ra mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý… Năm 2016, Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt quyết định Số: 1600/QĐ-TTg về “chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020” với mục tiêu cơ bản “ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp...” với tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước là 193.155,6 tỷ đồng.

Ứng với từng nội dung, chính phủ cũng đã cũng đã ban hành các chính sách thực hiện.

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, các chính sách tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp hơn là phát triển kinh tế nông thôn, dẫn đến còn có những hạn chế trong việc triển khai các khâu trong quá trình thực hiện phát triển nông thôn từ giám sát, đánh giá đến sự mất cân đối, thiếu hụt về nguồn lực tài chính trong phát triển hạ tầng nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực không hiệu quả…

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập khu vực kinh tế ASEAN như hiện nay, khu vực nông thôn được xác định là khu vực bị tác động mạnh bởi các yếu tố như sự gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, sự dịch chuyển nguồn lực lao động nông thôn, quá trình đô thị hóa, phát triển thị trường nông sản…

141

Vì vậy, chính phủ cần xây dựng lại khung chính sách, xây dựng lại các tiêu chí của chương trình nông thôn mới theo quy chuẩn của khu vực, ví dụ cần xây dựng bộ tiêu chí định lượng theo tiêu chí của OECD trong việc đánh giá để đánh giá các kết quả đạt được của chương trình nông thôn mới cũng như để tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tài chính từ các tổ chức tài chính quốc tế , tiếp cận các nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện khung chính sách theo chuẩn khu vực cũng sẽ tạo ra sự đồng nhất trong việc so sánh, và đánh giá những tác động trong quá trình hội nhập đến khu vực nông thôn, đề từ đó hoàn thiện khung chính sách đối với chương trình này.

Một số cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa cần được hoàn thiện làm cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa kinh tế nông thôn

Ba Lan cũng gặp những thách thức khi mà các vùng nông thôn phía Bắc còn đạt năng suất thấp, thu nhập thấp hơn rất nhiều như Dolnosakie (0,8%) Pomoskile (2%) Wielkopókie ( 1,5%)[80]. Giải pháp cho vấn đề này chính là chính phủ đã ưu tiên vốn chương trình phát triển tập trung các giải pháp nhằm hỗ trợ các chương trình phát triển du lịch nông thôn, chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kết nối khu vực nông thôn với đô thị, tạo ra sự kết nối trong buôn bán hàng nông sản không chỉ với khu vực đô thị trong nước mà còn mở rộng ra ngoài khu vực, hay chính sach phát triển chuỗi cung ứng ngắn hàng nông sản đã tạo ra những thương hiệu hàng hóa vùng được nhiều người dân châu âu biết đến.

Vì vậy, Việt Nam cũng cần có các chương trình, chính sách tín dụng cho người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, chính sách về thu hút đầu tư FDI vào khu vực nông thôn hẻo lánh, chính sách ưu đãi cho lao động nông thôn… tạo ra khu vực nông thôn năng động và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước và phát triển bền vững.

Chính sách phát triển kinh tế nông thôn cần được hoàn thiện một cách đồng bộ: Việc người dân Ba Lan đang triển khai rất có hiệu quả các chương trình ở cấp cộng đồng đã minh chứng những thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn lực tài

142

chính ở cả cấp khu vực cũng như trong nước, cùng với đó năng lực quản lý của cấp địa phương với việc khai thác và phát huy sức mạnh của cộng đồng được nhân lên….từ đó tạo ra động lực phát triển kinh tế nông thôn. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải nhanh chóng rà soát lại các chính sách hiện hành để tạo ra sự minh bạch cũng như sự thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn lực.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)