CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
3.3. Đánh giá thành công và hạn chế về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan
3.3.4. Một số đánh giá về những sáng kiến, giải pháp mà Ba Lan đã thực hiện trong phát triển kinh tế nông thôn
Theo tác giả luận án thì phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những năm đầu thập niên thế kỷ XXI tuy có một số hạn chế, song những kết quả mà Ba Lan đã đạt được trên các góc độ về phát triển kinh tế nông thôn được xem là những điểm khác biệt, mang tính đặc thù và làm bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia có thể tham khảo và học hỏi. Theo tác giả, các sáng kiến, giải pháp mang tính sáng tạo mà Ba Lan đã áp dụng, cụ thể là:
Thứ nhất, về nội dung, phương pháp tiếp cận và cách thức triển khai trong phát triển kinh tế nông thôn
Mục tiêu và nội dung phát triển kinh tế Ba Lan đã được chính phủ triển khai thực thi theo đúng lý thuyết mà OECD đã xây dựng, cùng với đó, việc đánh giá mô
109
hình SWOT đối với tổng thể khu vực nông thôn được triển khai ở các giai đoạn khác nhau, làm cơ sở để Ba Lan có những điều chỉnh về chính sách và chương trình thực hiện có những điểm khác biệt trong chương trình chung của khu vực. Đây chính là điểm nhấn đánh giá sự sáng tạo, quyết định đến sự thành công của Ba Lan trong phát triển kinh tế nông thôn.
Mặc dù lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Ba Lan hiện chỉ đóng góp một tỷ trọng nhỏ vào GDP quốc gia, tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực mà Ba Lan xác định cần phải thúc đẩy hơn nữa trong việc gia tăng tính cạnh tranh hơn nữa so với các quốc gia trong khu vực. Những kết quả đạt được trong việc tiếp cận thị trường EU 15 đối với các sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận ở nhiều sản phẩm, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao, chiếm tỷ trọng chi phối thị trường lớn…
Thứ hai, đa dạng hóa kinh tế khu vực nông thôn với việc phát triển các loại hình phi nông nghiệp ngày càng phổ biến
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn chính là yêu cầu cấp thiết mà chính phủ Ba Lan phải thực hiện nhằm giảm mức thâm dụng lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập người dân, giảm thất nghiêp… một số chính sách được chính phủ thực hiện như: Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, thực hiện các chương trình tiếp cận thị trường, các chương trình đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực nông thôn, Chính phủ Ba Lan ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, phát triển thị trường…
Phối kết hợp với EU trong các chương trình “ đổi mới và hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2014-2020” trong việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.
Phân tích các rào cản đối với các hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra các chính sách thúc đẩy mô hình tự chủ kinh doanh- Self employment trong khu vực nông thôn.
Thiết lập mạng lưới các tổ chức, viên nghiên cứu và các tường đại học nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực nông thôn.
110
Áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như miễn giảm thuế, trợ cấp trả lương cho người lao động, xây dựng trang web hỗ trợ khởi nghiệp … nhằm thu hút các doanh nghiệp thiết lập các văn phòng hay dịch chuyển từ khu vực đô thị về khu vực nông thôn.
Thứ ba, thị trường lao động nông thôn được thay đổi mạnh mẽ bởi sự phân cấp trong quản lý, sự linh hoạt trong đào tạo, dạy nghề
Thực hiện mô hình phân cấp quản lý các trường nghề đặt dưới sự quản lý và giám sát của Bộ nông nghiệp và PTNT.
Linh hoạt trong các chương trình đào tạo lao động nông thôn nhằm trang bị cho lao động nông thôn các kỹ năng trong lao động sản xuất nông nghiệp cũng như có khả năng nắm bắt các kỹ năng trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp.
Thực hiện linh hoạt các chương trình đào tạo từ nội dung đến việc áp dụng các phương thức học linh hoạt như nông dân có thể tham dự vào các thời điểm thuận lợi ( part time), các khóa ngắn hạn, kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành tại trang trại…
Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo nghề cũng như thực thi chính sách thị trường lao động tích cực.
Thứ tư, lồng ghép thực hiện các chương trình khu vực với chương trình trong nước như:
Chương trình cải thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mục tiêu chính của các chương trình này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt trong đầu tư về hạ tầng, hoạt động sản xuất nông nghiệp còn đang manh mún của các trang trại nhỏ… dẫn tới sự cạnh tranh kém, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thấp… Chính phủ Ba Lan đã ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính, cũng như ban hành các hướng dẫn nhằm điều chỉnh cơ cấu hoạt động của các trang trại. Một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu các trang trại cụ thể như: Hỗ trợ tài chính trong mua bán trang trại, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư khu vực nông thôn, hỗ trợ bảo hiểm trang trại…
Cải thiện khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nông nghiệp Ba Lan đòi hỏi Chính phủ Ba Lan tiếp tục phải thực hiện các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
111
động tích tụ đất đai. Các giải pháp đồng bộ cũng được thực hiện trong thời gian qua như thúc đẩy sự chuyển dịch các diện tích đất nông nghiệp từ các trang trại kém hiệu quả hoặc không sử dụng đất sang cho các trang trại hiệu quả hơn (quá trình cho thuê tái cơ cấu các trang trại nhà nước trong những năm 2004). Việc hiện đại hóa kỹ thuật của các trang trại, phát triển dịch vụ sản xuất, tạo ra chuỗi sản xuất hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới chất lượng sản phẩm có sự kết nối giữa nghiên cứu triển khai tới thương mại là cần thiết. Mặt khác để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hợp lý, công cụ chính sách hỗ trợ có mục tiêu cho các nông dân trẻ sẽ được triển khai.
Thứ năm, sử dụng các chính sách tài chính nhằm can thiệp vào thị trường mua bán bất động sản được thực hiện thông qua việc sử dụng tín dụng ưu đãi (ví dụ, hỗ trợ lãi suất) và bảo lãnh vốn vay và là các hình thức chủ yếu hỗ trợ cho khu vực nông thôn của Chính phủ. Hỗ trợ này được dành cho các ngân hàng hợp tác và thương mại thông qua các ARMA (Cơ quan tái thiết và hiện đại hóa nông nghiệp), các ARR và APA (Cơ quan quản lý tài sản nông nghiệp). Các công cụ tài chính đã thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất ở Ba Lan ngày càng tiệm cận với mức bình quân chung trong khu vực EU.
Thứ sáu, thực hiện phân cấp với việc tăng cường vai trò của cấp địa phương.
Với việc chuyển đổi sang một nền dân chủ nghị viện, chính phủ Ba Lan đã thực hiện cải cách, hợp nhất nhiều khu vực nông thôn, tạo ra một cấp chính quyền trung gian giữa cấp Trung ương và địa phương. Việc phân cấp như vậy làm tăng tầm quan trọng của các khu vực trong việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế nông thôn.
Kết quả quá trình phân cấp như vậy đã tạo ra quyền hạn của cấp trung gian trong việc cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn.
Thứ bảy, thiết lập hệ thống cung cấp thông tin nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông nhằm tiếp cận rộng hơn khu vực nông thôn.
Một trong những sáng kiến mà chính phủ Ba Lan thực hiện trong các chương trình phát triển nông thôn chính là việc thiết lập hệ thống thu thập dữ liệu trang trại cũng như thành lập các cơ quan hỗ trợ phát triển nông thôn. Các trung tâm thông tin nông nghiệp (Agro-Info centres.) được thành lập với mục tiêu chia sẻ các thông tin về khu vực nông thôn giữa EU và Ba Lan như quy trình sản xuất nông nghiệp và
112
phổ biến tài liệu thông tin, hướng dẫn, thông tin về cơ hội tài trợ, trả lời các câu hỏi, dịch vụ đào tạo và tư vấn nhắm mục tiêu khác nhau.
Thứ tám, thay đổi hình thức tiếp cận trong phát triển kinh tế nông thôn ( thực hiện các chương trình LEADER)
Tiếp cận từ dưới lên: Các nhân tố địa phương ( dân cư khu vực nông thôn, các nhóm quan tâm về kinh tế, xã hội, đại diện của các tổ chức công tư) tham gia vào các quyết định chiến lược và lựa chọn các mục tiêu ưu tiên ở khu vực.
Tiếp cận theo khu vực: các tiếp cận vào các khu vực nhỏ, đồng nhất, gắn kết xã hội, thường được đặc trưng bởi các yếu tô truyền thống chung, bản sắc địa phương, ý thức về nhu cầu và mong muốn chung, như là khu vực mục tiêu để thực hiện chính sách. Có một khu vực như vậy được xem như là một điều kiện tham chiếu sự công nhận các điểm mạnh và điểm yếu của địa phương, các mối đe dọa và cơ hội, nội sinh tiềm năng và xác định các điểm nghẽn lớn cho bền vững phát triển.
Hợp tác đa lĩnh vực: nhấn mạnh các nhu cầu được khám phá theo cách tích hợp hơn tập trung cho nhu cầu phát triển các lĩnh vực cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu chung mong muốn.
Kết nối các mạng lưới trong khu vực nông thôn với việc tham gia của các tổ chức phi chính phủ, đại điện của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương trình phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đã được chính phủ Ba Lan lập ra dựa trên việc phân tích đánh giá trong ma trận SWOT với việc làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, để đề ra chương trình hành động nhằm tận dụng những cơ hội để phát triển, thể hiện: Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần phải được cải thiện để nâng cao khả năng cạnh tranh, quá trình tích tụ ruộng đất với số lượng lớn các trang trại nhỏ vẫn còn tồn tại, nâng cao năng suất lao động, tăng cường các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, giảm thiểu sự phát triển còn chênh lệch giữa các vùng, tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, và thực thi những điều chỉnh đối với vai trò của chính phủ trong việc tiếp cận sự phát
113
triển khu vực nông thôn… là những nội dung chính được trình bày trong chương này.
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá được đặt ra chương 1, lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn theo mô hình nông thôn mới, các nội dung trong chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tác giả luận án đã đánh giá những thành công mà chính phủ Ba Lan đã đạt được như: Quá trình tích tụ đất đai nông nghiệp đã tạo ra xu thế hợp nhất các trang trại nhỏ và gia tăng các trang trại lớn, tạo sự thuận lợi hơn trong việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và ngày càng chiếm vị trí chi phối thị trường khu vực như các sản phẩm táo, dâu…Bên cạnh đó, những sáng kiến thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ tín dụng, chuyển đổi trang trại, tư vấn nghề nghiệp… đã mang lại những thành công trong sản xuất nông nghiệp.
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp với viêc áp dụng đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ, tài chính, thuế … đã tạo ra sự dịch chuyển, đăng ký mới các doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, sự bùng nổ về mô hình tự chủ kinh doanh... Cùng với đó một số lượng lớn các trang trại sản xuất nông nghiệp cũng đã thực hiện chuyển đổi sang phi nông nghiệp như kinh doanh lĩnh vực du lịch nông thôn.
Vai trò của chính phủ Ba Lan đối với phát triển khu vực nông thôn cũng đã có sự thay đổi căn bản trong việc tiếp cận từ dưới lên, thực hiện phân cấp mạnh trong quản lý cũng như thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo từ cộng đồng.
Bên cạnh những thành công, thì phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan vẫn còn có những hạn chế như nông nghiệp Ba Lan hiện vẫn là lĩnh vực thâm dụng lao động so với các nước thành viên EU, hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nhiều khu vực chưa bắt kịp với sự phát triển chung của quốc gia, chưa thực sự bền vững, quá trình đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn còn bị hạn chế, khả năng ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài còn yếu…Đánh giá những điểm tương đồng, khác biệt với Ba Lan trong các chương trình phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm, những hàm ý về mặt chính sách sẽ là những nội dung chính được tác giả trình bày trong chương tiếp theo.
114