Một số nét chính về kinh tế nông thôn Ba Lan

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75 - 83)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

3.2. Phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

3.2.1 Một số nét chính về kinh tế nông thôn Ba Lan

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược phát triển của Ba Lan. Cũng như nhiều nước thành viên EU, chính sách phát triển nông thôn của Ba Lan tập trung vào

chính sách hẹp” đó là việc thiết lập các chương trình phát triển nông thôn quốc gia theo từng giai đoạn (chương trình giai đoạn 2004-2006; 2007-2013; 2014-2020) kết hợp với các chiến lược phát triển khu vực (chương trình mục tiêu khu vực phía đông) nhằm tập trung giải quyết vào các mục tiêu cụ thể như: (1) Cải thiện khả năng

68

cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; (2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn; (3) Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn; (4) Đa dạng hóa kinh tế nông thôn…

3.2.1.1. Giai đoạn chuyển đổi 1993-2004

Trong giai đoạn này, để đáp ứng các tiêu chuẩn gia nhập Liên minh châu Âu, Ba Lan đã thực thi chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, chủ động hội nhập EU. Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, chủ trương thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, cổ phần hóa các trang trại sản xuất nông nghiệp thúc đẩy quá trình đa dạng hóa kinh tế nông thôn, Ba Lan đã có những điều chỉnh mạnh “Chính sách phát triển nông thôn”. Theo đó, ngay từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, từ trọng tâm ban đầu tập trung cho sản xuất nông nghiệp là chính, chính sách phát triển nông thôn đã chuyển dần sang công nhận sự đa dạng hóa kinh tế, văn hóa và môi trường khu vực nông thôn (OECD, 2016) [123].

Cũng như nhiều nước liên minh châu Âu, Ba Lan thực thi chính sách nông thôn hẹp (narrow rural policy) với các chương trình phát triển nông thôn theo từng giai đoạn, được bổ trợ với các chính sách rộng (broader policies) chẳng hạn như:

Các chiến lược phát triển khu vực và quốc gia, các chương trình hoạt động (Chương trình mục tiêu khu vực phía đông Ba Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, có sự phân tán và tỷ lệ nghèo cao hơn) [86]. Bên cạnh đó, hàng loạt các chính sách khác cũng được điều chỉnh như: Chính sách thương mại, tự do hóa giá cả, tài chính nông thôn, chính sách đất đai, tư nhân hóa... Những chính sách này được thực thi cùng với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước:

Cơ quan tiếp thị nông nghiệp (ARR) có trách nhiệm ổn định thị trường nông sản, thực phẩm và bảo vệ thu nhập của nông dân; và việc mua lại, quản lý, xử lý và dự trữ lương thực cho đất nước.

Cơ quan Tái thiết và hiện đại hóa nông nghiệp (ARMA), thúc đẩy phát triển nông thôn bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, các tổ chức nông thôn, tạo việc làm và đào tạo; cung cấp vốn và đầu tư làm việc cho trang trại, nông nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp;

69

Cơ quan quản lý tài sản nông nghiệp (APA) có trách nhiệm quản lý tài sản nông nghiệp từ nhà nước sang khu vực tư nhân;

Quỹ an sinh xã hội nông dân (KRUS) cung cấp bảo hiểm xã hội theo hình thức như nghỉ hưu, trợ cấp hưu trí, khuyết tật và tai nạn, bệnh tật và bảo hiểm thai sản cho người dân nông thôn.

Về các cải cách tập trung vào những chính sách chính:

- Chính sách thương mại hàng nông sản: Nhằm hướng về quản lý nhập khẩu nhiều hơn nhằm bảo hộ thị trường trong nước, bảo vệ người nông dân Ba Lan và mặt khác để thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra, do khủng hoảng những năm đầu chuyển đổi làm cho sản xuất đình trệ, lĩnh vực nông nghiệp Ba Lan đã chuyển từ một nước xuất khẩu ròng trước khi cải cách sang một nước nhập khẩu ròng. Sau việc cắt giảm các hàng rào trong quá trình cải cách, bảo hộ nhập khẩu đối với nông nghiệp sau đó đã được phục hồi vào năm 1991. Các chính sách thương mại nông sản của Ba Lan cũng phải tuân thủ theo các quy định thành viên của WTO và các hiệp định thương mại song phương với Liên minh Châu Âu.

Chính sách giá cả: Nhằm đáp ứng các yêu cầu về tự do hóa giá cả, xóa bỏ bao cấp trong nền kinh tế, hướng đến xác định giá cả sản phẩm do thị trường quyết định, Ba Lan đã có những điều chỉnh về mặt chính sách về giá nhắm ổn định thị trường hàng nông sản cngx như hỗ trợ thu nhập cho người nông dân. Cơ quan tiếp thị nông nghiệp (ARR) chịu trách nhiệm quản lý nhằm bình ổn giá cả theo biến động của thị trường bằng cách mua tích trữ hàng hóa nhiều hơn với giá thấp (thấp hơn giá tối thiểu), và sau đó bán ra nhiều hơn khi giá cao hơn (cao hơn mức giá tối đa). Biến động giá trong khu vực cũng được giảm thiểu bằng cách làm cho giá ở mức tối thiểu, tối đa và can thiệp trực tiếp tới từng khu vực. Để cho mức giá cả luôn ổn định, ARR cũng có quyền nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa có liên quan trong trường hợp giá vượt quá định mức theo mùa vụ do tác động từ sự biến đổi trên thị trường thế giới. Mức độ và hệ thống can thiệp thay đổi theo hàng hóa và theo vụ mùa. Nhìn chung chính sách này khá giống với trợ giá trong chính sách nông nghiệp chung của EU giai đoạn đầu.

70

- Chính sách tài chính nông thôn: Can thiệp vào thị trường tài chính được thực hiện thông qua việc sử dụng tín dụng ưu đãi (ví dụ, hỗ trợ lãi suất) và bảo lãnh vốn vay và là hình thứ chủ yếu của chính phủ hỗ trợ cho khu vực nông thôn. Hỗ trợ này được dành cho các ngân hàng hợp tác và thương mại thông qua các ARMA (Cơ quan tái thiết và hiện đại hóa nông nghiệp), các ARR và APA (Cơ quan quản lý tài sản nông nghiệp). Bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh các cơ sở được cung cấp bởi ARMA, ARR và APA, mặc dù các nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng bắt buộc thường nhỏ so với tổng số tiền tín dụng nông nghiệp còn nợ. Chương trình hỗ trợ lớn nhất được thực hiện bởi ARR gắn với các hoạt động bình ổn giá, trong đó bảo lãnh tín dụng được mở rộng cho các doanh nghiệp tham gia vào việc mua sản phẩm và cho nhập khẩu lương thực và các mặt hàng nông nghiệp thiết yếu.

- Chính sách tư nhân hóa trong nông nghiệp: nhằm mục đích tái cơ cấu và hiện đại hóa hướng tới mô hình "trang trại hữu hiệu và các công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước". Tư nhân hóa đất đai bắt đầu vào tháng 01 năm 1992 và được thực thị bởi APA. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý, tái cơ cấu và tư nhân hóa các tài sản và nợ tích lũy của 1667 nông trường quốc doanh trước đây và tổng diện tích đất lên đến 4.480.000 ha. Khu vực tư nhân chiếm ưu thế về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là do di sản của các trang trại tư nhân với quy mô nhỏ chiếm 75% quyền sở hữu đất đai và 80% sản xuất từ trước khi bắt đầu cải cách kinh tế thị trường ở Ba Lan.

Tóm lại, cho đến trước khi gia nhập EU năm 2004, các chính sách trong phát triển nông nghiệp nông thôn của Ba Lan đã có những điều chỉnh theo quy định của khu vực, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn hội nhập cũng như mục tiêu chung về phát triển khu vực nông thôn. Trọng tâm điều chỉnh của các chính sách nhằm đến việc cải cách mạnh mẽ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường bằng các hình thức thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư nhân hóa ruộng đất, xóa bỏ trợ cấp đầu vào và tự do giá cả hàng hóa nông sản, thực thi các chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất trong khu vực nông thôn.

71

3.2.1.2. Giai đoạn hội nhập EU từ 2004 đến nay

Ngày 1/5/2004 Ba Lan đã chính thức trở thành thành viên Liên minh Châu Âu, điều này cũng đồng nghĩa Ba Lan đã đáp ứng những yêu cầu cao của EU như (1) Ổn định thể chế, đảm bảo dân chủ, tuân thủ pháp luật, quyền con người, tôn trọng và bảo vệ các nhóm thiểu số; (2) Hình thành một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có thể chịu được áp lực cạnh tranh trong Liên minh; và (3) Có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của các nước thành viên, tuân thủ các mục tiêu của Liên minh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và tiền tệ, thực thi các luật pháp hay các tiêu chuẩn (acquis) của Cộng đồng[65].

Giai đoạn sau khi gia nhập từ năm 2004 đến nay là giai đoạn Ba Lan thực hiện chiến lược “bắt kịp” tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập toàn diện vào Liên minh Châu Âu, tăng trưởng nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập đầu người với mức bình quân của EU. Đồng thời, Ba Lan vẫn phải tiếp tục thực hiện những chương trình đáp ứng các yêu cầu chung về đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông, viễn thông, ngân hàng tài chính, thực hiện hàng loạt các cải cách nhằm hội nhập toàn diện vào EU trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Chương trình phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong giai đoạn này tập trung giải quyết một số thách thức:

Thứ nhất, Ba Lan phải "chuyển đổi" mô hình tăng trưởng cho phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chí gia nhập của EU. Các chính sách phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan như chính sách hỗ trợ thu nhập cho người nông dân, chính sách phát triển thị trường nông sản, chính sách đất đai… chịu sự chi phối bởi chính sách khu vực

Thứ hai, gia nhập ngôi nhà chung châu Âu cũng đồng nghĩa Ba cũng ứng phó với những thách thức tiêu cực từ tình trạng già hóa dân số, sự thiếu hụt nguồn lực lao động có tay nghề, trình độ cao do sự di cư từ Ba Lan sang các nước Tây Âu có mức thu nhập hấp dẫn hơn, hay phải giải quyết tình trạng nhập cư lao động phổ thông từ các nước lân cận như Ukraina[65]..

72

Thứ ba, những cam kết ngày càng cao của EU với vấn đề biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước thành viên mới trong việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng.

3.2.1.3.Sự chuyển dịch kinh tế nông thôn Ba Lan.

Tác động về mặt điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ đối với khu vực nông thôn Ba Lan, cụ thể:

Thứ nhất, tăng trưởng GDP khu vực nông thôn cao nhất trong khối các nước OECD, đặc biệt mức tăng trưởng này được ghi nhận khi Ba Lan chính thức trở thành thành viên Liên minh châu Âu

Trong cả giai đoạn 2000-2018 tăng trưởng GDP khu vực nông thôn đã tăng 60% với giá trị đạt được là 92.841 triệu Euro [88]. Đây được coi là điểm sáng nhất mà Ba Lan đạt được so với toàn bộ các nước trong khối OECD. Đặc biệt trong giai đoạn 2004-2007, tăng trưởng khu vực nông thôn Ba Lan ghi nhận được với mức tăng 5% cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trươc đó 2000-2003 là 2,17% và cao hơn mức trung bình của cả giai đoạn từ 2000-2014 là 3,3%. (OECD, 2018) [124].

Thứ hai, tỷ lệ đóng góp GDP khu vực nông thôn Ba Lan thay đổi theo từng giai đoạn, mức đóng góp chiếm tỷ trọng cao so với các khu vực đô thị và khu vực trung gian

So với khu vực trung gian và khu vực đô thị, thì giá trị đóng góp của khu vực nông thôn vào GDP quốc gia đã có sự thay đổi đáng kể trong cả giai đoạn từ 2000- 2018. Trong những năm đầu thập niên, tỷ lệ này là 26,3% vào năm 2000, giảm xuống 25,5% năm 2009 (năm mà Ba Lan cũng gặp khó khăn với khủng hoảng tài chính toàn cầu) và có mức tăng cao hơn vào những năm gần đây với xấp xỉ 30%[88].

Thứ ba, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cao và có sự khác biệt giữa các khu vực

Tăng trưởng GDP khu vực nông thôn cao, tạo ra thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Ba Lan tăng đáng kể từ mức 10.556 USD năm 2000 lên 17.035 USD 2018[88]. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP giữa các khu vực khác nhau

73

dẫn đến thu nhập bình quân đầu người khác nhau. Năm 2000 bình quân đầu người khu vực Warszawa là 39.584 USD gấp 4.6 lần so với khu vực Krakowski. Năm 2018 khu vực này đã đạt USD 63.537 so với 12.686 của vùng Przemyski[88]. Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người một sô khu vực nông thôn Ba Lan đã tiệm cận với mức bình quân chung của quốc gia như vùng Leszczyńsk với tỷ lệ 98,06% năm 2018, khu vực Kaliski với 95,08%.

Nhìn nhận những tăng trưởng khu vực nông thôn Ba Lan qua hai giai đoạn cơ bản năm 2000 ( Năm trước khi Ba Lan trở thành thành viên và năm 2014, năm Ba Lan hoàn thiện chương trình phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn 2007-2013) cho thấy thu nhập bình quân đầu người nhiều khu vực đã có những tăng trưởng mạnh. Cụ thể khu vực Rzeszowsk đã có mức tăng trưởng GDP đạt 4,41%, khu vực Płocki có mức tăng đạt 5,17%... thậm chí một số khu vực nông thôn Ba Lan đã có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung của quốc gia như khu vực Płocki với 163,32%; khu vực Piotrkowski 104,73%[88].

Bảng 3.4: Khu vực nông thôn Ba Lan năm 2018 Diện

tích (km2)

Dân số ( người)

% tổng dân số

GVA ( triệu euro)

Việc làm

Khu vực nông thôn 163.062 13. 294 .294 35,01 92. 841 5. 501. 900 Khu vực trung gian 134. 193 15. 007. 364 39,52 125. 043 6 .070. 400 Khu vực đô thị 15. 424 9. 665. 551 25,45 146. 559 4 .329. 600 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các số lệu từ Agnieszka Baer-Nawrocka et al (2016) Rural Poland 2016 [63]; FDPA (2018) Rural Poland 2018[88]; CSO (2019) Population statistics [80]

Theo số liệu bảng 3.4 cho thấy, khu vực nông thôn chiếm 35,01% dân số đóng góp vào tăng trưởng tính theo giá trị gia tăng GVA ( Gross Value Added) năm 2018 chiếm 25,47% tương ứng với 92,84 tỷ euro so với khu vực trung gian là 34,31

% ( 125,043 triệu euro) và khu vực thành phố là 40,21% ( 146,559 triệu euro).

74

Tỷ lệ tăng trưởng GDP khu vực nông thôn giai đoạn từ 2000-2018 là 3,3%

thấp nhất so với khu vực trung gian (3,6%) khu vực thành phố 3,5%. Tuy nhiên, khu vực này lại ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng bình quân nhanh nhất trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực EU (giai đoạn 2011- 2014). Điều này cũng cho thấy, các chương trình phát triển kinh tế nông thôn của Ba Lan đã tạo ra sự chuyển hướng tích cực, tạo ra những tiềm năng tăng trưởng trong tương lại.

Thứ tư, tăng trưởng khu vực nông thôn tạo ra tỷ lệ thất nghiệp giảm ở khu vực nông thôn

So sánh về tỷ trọng việc làm được tạo ra cũng cho thấy khu vực nông thôn đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động cả khu vực trung gian và khu vực thành phố. Số liệu mới nhất năm 2018 ở bảng 3.5 thì khu vực này đã thu hút được 5.501.900 việc làm so với 4.329.600 việc làm ở khu vực đô thị.

Thứ năm, năng suất lao động khu vực nông thôn tăng và dần bắt kịp với mức bình quân chung của quốc gia

Chỉ số này được tính toán theo GDP/ lao động đối với từng khu vực. Tại khu vực nông thôn, trong thời gian qua, năng suất lao động ở Ba Lan đã sự thay đổi đáng kể. Mức năng suất được ghi nhận sự hội tụ ngang với mức bình quân chung quốc gia từ mức 81% năm 2000 lên 87% năm 2014 [124].

Mức độ cải thiện về năng suất lao động ở Ba Lan trong thời gian qua không chỉ được ghi nhận ở những khu vực nông thôn phát triển, mà được mở rộng ở hầu hết các khu vực nông thôn khác. Đây cũng được coi là điểm sáng, những thành công mà Ba Lan đạt được trong việc thực thi các chính sách và chương trình phát triển kinh tế nông thôn.

Cũng như nhiều quốc gia khac, Ba Lan cũng đang phải đối mặt với “ nghịch lý nông thôn- rural paradox) tức năng suất lao động tăng thì tỷ lệ việc làm giảm hay thị trường lao động không được mở rộng. Đây cũng là một thách thức mà Ba Lan phải giải quyết trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn bền vững những năm tới.

Thứ sáu, cơ cấu kinh tế nông thôn Ba Lan bao gồm hai hợp phần cơ bản là sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)