Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

2.4. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nông thôn

Cho đến nay, có khá nhiều quan điểm và tranh cãi của các nhà khoa học khi đưa ra các chỉ tiêu cũng như phương thức để đánh giá sự phát triển kinh tế nông thôn. Căn cứ vào các nội dung cơ bản về phát triển kinh tế nông thôn, trong khi Alexandru Pavel (2019) đã sử dụng các chỉ số REDI để đánh giá phát triển kinh tế nông thôn dựa trên 6 tiêu chí là: (1) nhân khẩu học;(2) cơ cấu kinh tế;(3) thu nhập;(4) dịch vụ;(5) lực lượng lao động, địa phương hóa và (6) quản trị để đánh giá phát triển kinh tế nông thôn; thì tác giả Daphne Meredith, et, al (2016) lại sử dụng các bộ chỉ số như: (1) nhân khẩu học; (2) thất nghiệp; (3) tăng trưởng kinh tế GDP;

(4) tác động chính sách tài chính, tiền tệ, đầu tư, thuế để đánh giá phát triển kinh tế nông thôn[81].

Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank) cũng đã đề xuất các nhóm yếu tố (1) sự cải thiện của kinh tế nông thôn; 2) nền tảng tài nguyên tự nhiên bền vững; 3) thúc đẩy sự hoạt động của một môi trường vĩ mô phù hợp cho tăng trưởng nông thôn bền vững; và 4) cải thiện phúc lợi xã hội, quản lý và giảm thiểu rủi ro và giảm

57

tính dễ tổn thương[146]. Tổ chức lương thực thế giới (FAO) khuyến nghị áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển nông thôn bao gồm xóa nghèo công bằng; thu nhập, tiêu dùng; dinh dưỡng; sức khỏe; giáo dục; nhà ở; tiếp cận đến dịch vụ cộng đồng [89].

Trong luận án này, tác giả luận án dựa vào một số tiêu chí của EU để đánh giá, cụ thể:

2.4.1. Nhóm tiêu chí đánh giá sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn

GDP nông nghiệp và tỷ trọng GDP nông nghiệp trong GDP toàn nền kinh tế: Tiêu chí này phản ánh sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn bộ nền kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực.

Quy mô trang trại: Đánh giá sự tăng giảm về quy mô, số lượng các trang trại trong khu vực nông thôn. Trong luận án, tiêu chí này sẽ đánh giá mức độ tích tụ ruộng đất, tạo ra sự hợp nhất về trang trại với diện tích lớn hơn. Mức độ tích tụ ruộng đất cao sẽ đánh giá tính hiệu quả của các chương trình phát triển nông thôn Ba Lan trong những năm hội nhập với khu vực EU. Bên cạnh đó, mức độ tích tụ đất đai lớn sẽ tạo ra sự thuận lợi trong việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, thiết bị máy móc để thực thi sản xuất lớn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong sản xuất với chi phí vốn ngày càng thấp.

Năng suất lao động nông nghiệp: Năng suất lao động nông nghiệp là tiêu chí phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Năng suất lao động cao sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, đặc biệt, với cơ chế hỗ trợ thu nhập dựa trên số lượng sản lượng hàng nông sản được sản xuất, thì việc tăng năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần đáng kể trong việc cải thiện cuộc sống người dân khu vực nông thôn.

Với các tiêu chí đánh giá trên, luận án sẽ phân tích và đánh giá được hoạt động sản xuất nông nghiệp Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI có phải là hoạt động chi phối trong phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan hay không? hay sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn dựa vào các hoạt động phi nông nghiệp.

58

2.4. 2. Nhóm tiêu chí đánh giá các hoạt động phi nông nghiệp

Thu nhập bình quân trên đầu người dân: Là tiêu chí phản ánh thu nhập và mức sống dân cư, thu nhập trên đầu người cao là điều kiện nâng cao mức tiêu dùng cá nhân cả về vật chất và tinh thần. Trong luận án tiêu chí này để tính mức thu nhập người dân ở các khu vực nông thôn Ba Lan qua các thời kỳ, từ đó đánh giá sự phát triển kinh tế nông thôn theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực.

Việc làm lao động khu vực nông thôn: Tiêu chí này được đo bằng số lượng lao động khu vực nông thôn có việc làm trong tổng số lao động khu vực nông thôn, nhằm đo lường sự biến động về lao động trong khu vực nông thôn.Tiêu chí này cũng được tác giả đánh giá các nhóm giải pháp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ba Lan có mang lại sự thành công không?

Tiêu chí đo lướng mức độ dịch chuyển lao động khu vực nông thôn: đánh giá mức độ dịch chuyển lao đông khu vực nông thôn ra thành phố. Tỷ lệ nhập cư lao động từ khu vực đô thị vào khu vực nông thôn cao hơn tỷ lệ dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố sẽ chứng minh những tác động tích cực, thành công trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn: Tỷ lệ % tiếp cận người dân đối với cơ sở hạ tầng nông thôn, dịch vụ internet, hệ thông nước sạch, hạ tầng kỹ thuật số, thương mại điện tử. Tiêu chí này cho thấy mức độ cải thiện cuộc sống người dân khu vực nông thôn.

Chi tiêu cho hoạt động đổi mới, sáng tạo (R&D): Tỷ lệ % tổng mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trong khu vực nông thôn. Hoạt động đổi mới, sáng tạo trong nền kinh tế nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đóng vai trò quyết định tạo ra giá trị gia tăng đối với việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản do người dân sản xuất.

Số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đa dạng hóa kinh tế nông thôn. Số lượng các doanh nghiệp được thành lập trong khu vực nông thôn cao sẽ đóng góp giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động nông thôn, cải thiện thu nhập người dân nông thôn,

59

do vậy, đây cũng là tiêu chí dùng để đánh giá mức độ đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Khung lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn được xây dựng trên cơ sở làm rõ một số quan điểm, khái niệm như: Khu vực nông thôn, phát kinh tế nông thôn.

Theo đó, khu vực nông thôn cần được nhìn nhận và xem xét trên nhiều góc cạnh cả về phát triển kinh tế và xã hội, các điều kiện đặc trưng mỗi quốc gia để phân chia thành các khu vực thuần nông, khu vực trung gian hay đô thị. Từ việc làm rõ hơn về khu vực nông thôn cho thấy phát triển kinh tế nông thôn là một quá trình phán ánh sự thay đổi các mối quan hệ kinh tế trong địa bàn khu vực nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Phát triển kinh tế nông thôn với nội hàm đảm bảo sự tăng lên về số lượng hàng hóa nông sản được sản xuất trong khu vực nông thôn, đảm bảo tốt hơn về chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ cho tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ngày càng được đa dạng với sự đan xen của các hình thức phi nông nghiệp, nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...Những nội dung đó cần được thực hiện bởi các chính sách nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các trang trại sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

Tùy thuộc vào mức độ hội nhập của quốc gia với khu vực và thế giới mà cần xem xét các nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế nông thôn ở cả trong ( các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội) và ngoài quốc gia đó ( các chính sách của khu vực).

Để đánh giá được sự thay đổi trong phát triển kinh tế nông thôn ở các quốc gia cần xem xét những điều kiện cụ thể để áp dụng những tiêu chí thích hợp nhằm đánh giá sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng như các tiêu chí đánh giá về mặt xã hội như sự dịch chuyển lao động, sự thay đổi cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn.

60

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)