Một số điểm tương đồng giữa hai nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 122 - 134)

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT

4.1. Tương đồng và khác biệt trong phát triển kinh tế nông thôn giữa Ba Lan và Việt Nam

4.1.1. Một số điểm tương đồng giữa hai nước

4.1.1.1. Khung pháp lý chính sách đối với phát triển kinh tế nông thôn:

Việt Nam và Ba Lan đều thực hiện cải cách chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, xóa bỏ dần cơ chế trợ cấp trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tự do hóa thị trường hàng hóa nông sản, thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiêp. Trong quá trình chuyển đổi này, khu vực nông thôn chịu nhiều tác động của quá trình chuyển đổi.

Quá trình chuyển đổi này song hành, gắn kết chặt chẽ, tác động qua lại với quá trình mở cửa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Trường hợp của Ba Lan là gia nhập EU còn Việt Nam tham gia vào Cộng đồng ASEAN cùng với tham gia vào hàng loạt các hiệp định tự do hóa thương mại. Cả hai nước đều là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, và chịu những điều tiết chặt chẽ trong sản xuất và thương mại nông sản.

Trong quá trình thực thi chuyển đổi nền kinh tế thì phát triển kinh tế nông thôn với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm từ đó cải thiện cuộc sống người dân khu vực nông thôn cũng được Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng, cụ thể:

Tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc năm 2001, 2006 vấn đề phát triển kinh tế nông thôn đã được chính phủ đưa ra gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân... Phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thể chế hóa các nội dung của các kỳ đại hội, trong giai đoạn 2000 – 2007, Chính phủ đã ban hành 34 Nghị định và Quyết định về các lĩnh vực chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Từ 2008 đến nay, chính phủ đã ban hành 8 Nghị quyết, 45 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 137 Quyết định có liên quan về thực hiện các dự án,

115

chương trình, Chương trình mục tiêu quốc gia… và các chủ trương cụ thể cho đầu tư liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đại hội XI (từ ngày 12 - 19/1/2011) đề ra chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011- 2020 nhấn mạnh: "Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững…

Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất.”.

Tính đến nay, các Bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 138 Thông tư, Thông tư liên bộ hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như: (1) Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW về “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” ; (2) Quyết định 193/QD-TTg của thủ tướng chính phủ về “ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới” ; (3) Nghị định 02/2010/ND-CP về “ chính sách khuyến nông giai đoạn 2010- 2020”; (4) Quyết định 1956/QD-TTg ngày 27/11/2009 của thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; (5) Nghị định Số:

41/2010/NĐ-CP về “ Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”; (6) Thông tư Số: 174/2009/TT-BTC về “ Hướng dẫn cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện đề án nông thôn mới”; (7) Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về “chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”; (8) Một số chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đối với khu vực nông thôn như chương trình 135.

4.1.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế nông thôn

Cả hai quốc gia đều thể chế hóa các chính sách phát triển nông thôn bằng các chương trình cụ thể:

Ba lan bắt đầu thực hiện các chương trình chiến lược phát triển nông thôn theo các tiêu chuẩn của khu vực. Các chương trình phát triển nông thôn được chia theo các giai đoan như chương trình giai đoạn 2004-2006; chương trình 2006-2013 và chương trình 2014- 2020.

Đối với Việt Nam, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg

116

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Chương trình phát triển nông thôn của cả hai quốc gia đều bao hàm hai hợp phần chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy các hoạt động đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

Phát triển sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn:

Ba Lan là tập trung nâng cao sức cạnh tranh của các trang trại sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, tạo ra những trang trại có diện tích lớn để áp dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật, đưa các sáng kiến vào trong phát triển sản xuất như: Hỗ trợ các trang trại tiếp cận các nguồn tài chính với lãi suất ưu đãi, thiết lập các trung tâm tư vấn khuyến nông để đồng hành với các trang trại trong quá trình sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước…

Với Việt Nam, quá trình sản xuất nông nghiệp cũng được nhấn mạnh trong chương trình phát triển nông nghiệp với việc ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật như: (1) Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; (2) Tập trung nguồn lực cho phát triển một số ngành hàng chiến lược, những ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế; (3) Tăng cường đầu tư và trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cho các tiểu ngành có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp. và (4) Sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực.

Đối với các hoạt động phi nông nghiệp:

Chương trình phát triển nông thôn với việc thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua việc thực hiện các nhóm giải pháp như thu hút các doanh nghiệp từ các khu đô thị vào khu vực nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điển hình có một số lượng lớn các trang trại đã tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn.

Với Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với việc đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện

117

phát triển các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu và thị trường.

Cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam được coi là hợp lý, hiện đại khi tỷ trọng giá trị của các ngành phi nông nghiệp, nhất là dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân của khu vực nông thôn ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị của nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn qua các chương trình đào tạo nghề, tập huấn kỹ năng quản lý trang trại sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cả nông nghiệp và phi nông nghiệp là những định hướng phát triển thị trường lao động nông thôn ở Ba Lan.

Với Việt nam, chương trình phát triển lao động nông thôn cũng đã dành những ưu tiên cho công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động nông thôn. Thúc đẩy chuyển dịch nhanh và bền vững một bộ phận lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng vùng nông thôn, tăng thu nhập cho lao động nông thôn bằng phát triển nhiều việc làm theo lợi thế từng vùng.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn:

Cả hai quốc gia đều có chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn cụ thể. Trong đó xác định: Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn bao gồm: hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật như: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại... , và hệ thống hạ tầng văn hóa - xã hội như các cơ sở y tế (phòng khám đa khoa, bệnh viện), giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, dạy nghề... ) ở nông thôn, các loại hình dịch vụ văn hoá như thư viện, bưu điện hay điểm văn hóa xã[44].

4.1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nông thôn

Cả Ba Lan và Việt Nam đều có những điểm tương đồng về các điều kiện kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn.

Đối với Ba Lan cũng cho thấy, đây là quốc gia nằm ở Trung âu, tiếp giáp với nhiều quốc gia khác, khu vực nông thôn cũng chia thành các khu vực, quận huyện, khu vực nông thôn hẻo lánh, khu vực giáp ranh đô thị. Khu vực nông thôn chiếm

118

đến 93% diện tích lãnh thổ với hơn 40% dân số. Mật độ dân số ở Ba Lan cũng khá cao với 83 người/km2. [124]

Đối với Việt Nam, theo số liệu thông kê cho thấy năm 2016, Việt Nam có 8.978 xã và 79.898 thôn, ấp, bản, giảm 93 xã và giảm 1.006 thôn so với năm 2011.

Số xã, thôn giảm chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, có sự tách chuyển một số địa bàn nông thôn sang khu vực thành thị ( Bảng 4.1). Tổng số nhân khẩu trong khu vực nông thôn Việt Nam năm 2016 xấp xỉ 57 triệu người chiếm 70% dân số cả nước.

Bảng 4.1: Số lượng các thôn xã Việt Nam

Cả nước Đơn vị Số lượng Nam 2016 so với 2011 2011 2016 Số lượng Tỷ lệ %

Số xã Xã 9,071 8,978 -93 98.97

Số thôn Thôn 80,904 79,898 -1,006 98.76

Số hộ Hộ 15,343,853 15,987,527 643,674 104.19

Số nhân khẩu Người 58,201,006 57,668,913 -532,093 99.09 Nguồn: CSO 2017 Báo cáo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 [49]

Theo phân loại của tổng cục thống kê, thì các vùng nông thôn Việt Nam được chia thành vùng đồng bằng sông hồng, vùng trung du và miền núi phía bắc, vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung, vùng tây nguyên, Đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long. Khu vực đông dân nhất tập trung vào Đồng bằng sông hồng và khu vực Bắc trung bộ với 13 triệu dân và thấp nhất vùng Tây nguyên với 3,6 triệu dân.

4.1.1.4.Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan và Việt Nam Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn

Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của cả hai quốc gia đều có tốc độ tăng trưởng nhanh sau những năm thực hiện đổi mới.

Tại Ba Lan, sản xuất nông nghiệp với tăng đều hàng năm , đưa giá trị sản lượng nông nghiệp trong những năm gần đây đạt giá trị cao, đưa Ba Lan trở thành

119

trung tâm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm của cả khu vực EU.

Đối với Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới thì phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt, quyết định đến sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được ghi nhận có sự tiến bộ vượt bậc. Việt Nam đã trở thành một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Những điểm nổi bật của ngành nông nghiệp Việt Nam là:

Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp liên tục tăng: Trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016), nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/ năm giai đoạn (1986 - 2015) [ 52]. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng.

Bảng 4.2: Tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005- 2016

2005 2009 2010 2013 2014 2015 2016

Tăng trưởng GDP% 8.44 5.32 6.78 5.42 5.7 6.7 6.1

Tăng trưởng nông nghiệp 3.69 1.82 2.78 2.96 3.4 2.4 1.4

Nguồn: Tổng cục thống kê, WB 2017[49]

Cả hai quốc gia đều có tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần:

Đối với Ba Lan, đóng góp của hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm dần từ mức 4,5% năm 2004 xuống 3,3% năm 2010, 2,6% năm 2014 xuống 2,3% năm 2015 và 2,4% năm 2016[86]

Đối với Việt Nam, trong giai đoạn 2011-2015, nông nghiệp phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực và đang chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm có lợi thế, sản xuất hàng hóa từng bước hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 20,1% năm 2011 xuống còn 19,7% năm 2013 và 17,4% năm 2015. GDP theo giá thực tế và giá so sánh ở nhóm ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đều có xu hướng tăng lên. Trong đó, GDP theo giá thực tế năm 2012 cao gấp hơn 3 lần năm 2005, đạt 638.773 tỷ đồng[ 25].

120

Năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp của cả hai nước tăng nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực:

Với Ba Lan, mặc dù có sự cải thiện đáng kể về năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, song so với các lĩnh vực khác thì năng suất lao động nông nghiệp trong khu vực nông thôn của Ba Lan cũng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với khu vực trung gian và đô thị. Đặc biệt, tại nhiều khu vực phía Đông nới có nhiều trang trại nhỏ thì năng suất lao động nông nghiệp Ba Lan thấp hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác, ví dụ khu vực Rzeszowski, năng suất lao động năm 2015 cũng chỉ đạt 3,320 USD/ lao động (OECD, 2016k).

Với Việt nam, năng suất lao động cũng đã tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82 - 83 triệu đồng/ha năm 2015…Tuy nhiên, theo số liệu trong hình 4.1 cho thấy năng suất lao động nông thôn của Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.

Nguyên nhân của tình trạng này liên quan đến nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô ruộng đất còn manh mún, phân tán, mức độ cơ giới hóa nông nghiệp còn thấp, chưa thu hút được đầu tư từ doanh nghiệp, chưa nhân rộng được những mô hình tiến tiến của tư nhân…

Hình 4.1: Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam so với một số các quốc gia

121

Nguồn: Bộ NN&PTNT 2018 “Chương trình hỗ trợ quốc tế, bản tin ISG”

Ba Lan và Việt Nam đều thực hiện các chính sách tích tụ đất đai, một phần lớn đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích cho quá trình công nghiệp hóa

Cả hai quốc gia đều xác định, tích tụ ruộng đất là điều kiện tiên quyết đưa sản xuất nông nghiệp phát triển với nền tảng là áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị máy móc, giảm các chi phí đầu vào…

Việt Nam, trong suốt thời gian qua, ruộng đất được tích tụ với khâu đột phá là dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng lớn. Việt Nam hiện có 31 triệu ha đất, trong đó đất nông nghiệp chỉ chiếm 35% tương ứng với 10.9 triệu ha. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa[ 49]. Mặc dù có xu hướng giảm, song đa số người dân khu vực nông thôn tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số khu vực nông thôn có tỷ lệ người dân tham gia cao trong năm 2016 như Lai Châu 90,8%, Điện Biên 95,1%[ 49].

Quá trình tích tụ ruộng đất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Diện tích bình quân một thửa đất sản xuất nông nghiệp tính chung cả nước đã tăng từ 1.619,7 m2 năm 2011 lên 1.843,1 m2. Một số khu vực có mức tăng lớn như khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng từ 1.130,9 m2/thửa lên 1.195,0 m2/thửa... Số thửa bình quân trên hộ sản xuất nông nghiệp giảm. Mô hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai tại nhiều địa phương. Tính đến 01/7/2016, cả nước đã xây dựng được 2.262 cánh đồng lớn; trong đó 1.661 cánh đồng lúa; 162 cánh đồng rau; 95 cánh đồng mía; 50 cánh đồng ngô; 38 cánh đồng chè búp và 256 cánh đồng lớn trồng các loại cây khác.

Hoạt động tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cơ giới hóa sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất và đặc biệt là tạo ra ngày càng nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao đang có xu hướng ngày càng tăng..

Hai quốc gia đều có vị thế trong khu vực và trường quốc tế với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tăng, nhiều sản phẩm của hai nước có tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 122 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)