Một số điểm khác biệt

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 134 - 139)

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT

4.1. Tương đồng và khác biệt trong phát triển kinh tế nông thôn giữa Ba Lan và Việt Nam

4.1.2. Một số điểm khác biệt

Điểm khác biệt, mang tính đặc thù giữa Việt Nam và Ba Lan, ngay trong những điểm tương đồng cũng có những nét khác biệt về định hướng, triết lý chuyển đổi, cách thức, tốc độ chuyển đổi, vai trò của nhà nước và tư nhân trong nền kinh tế thị trường, về mức độ hội nhập quốc tế và khu vực, cách thức thực hiện chương trình phát triển…Chính sự khác biệt như vậy dẫn đến khu vực nông thôn của hai nước là hoàn toàn khác nhau, một số điểm khác biệt cơ bản là:

4.1.2.1. Cải cách thể chế và xác lập cơ chế kinh tế thị trường

Đối với Ba Lan, với một khung chung được quy định rõ ràng bởi luật của EU như chính sách thương mại chung, chính sách nông nghiệp chung, chính sách phát triển khu vực… Quá trình chuyển đổi ở Ba Lan chịu sự giám sát trực tiếp của Ủy ban châu Âu đã tạo ra những thành công được đo bằng các chỉ số định lượng cụ thể.

Kết quả cuối cùng của quá trình chuyển đổi là Ba Lan đã chính thức trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu. Đối với chính sách phát triển nông thôn được xác

127

định theo khung lý thuyết rõ ràng về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan, tức là áp dụng lý thuyết nông thôn mới vào các chương trình phát triển nông thôn.

Trong khi đó, quá trình chuyển đổi khung thể chế ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cần phải sửa đổi nhiều cho phù hợp với các quy định khu vực và quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Một số quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý, điều hành còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, nhanh bị thay đổi, và nhiều trường hợp có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng khó thực hiện. Hệ thống văn bản luật chủ yếu vẫn mang tính chất định khung, khó áp dụng trực tiếp. Có khoảng cách lớn giữa tuyên bố chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng với việc thể chế hóa và thực thi trên thực tế…Thiết chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong kinh doanh yếu, tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Thực thi pháp luật chưa nghiêm, chi phí tuân thủ pháp luật còn cao. Các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng chưa đạt yêu cầu đề ra; tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng. (Tư Giang,2019)

Chương trình nông thôn mới với 19 bộ tiêu chí được xây dựng theo mục tiêu quốc gia, đến nay với hơn 10 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc về chính sách như: (1) Chính sách đất đai hiện nay còn gây khó khăn cho quá trình dồn diền đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất phục vụ sản xuất lớn; (2) Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực khác chưa phát huy hiệu quả; (3) Chính sách ưu đãi như miễn giảm tiền sử dụng đất; miễn giảm thuế thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ tập trung đất đai, tiếp cận, hỗ trợ tín dụng còn yếu về cơ chế thực thi (Vũ Văn Đạt, 2019). Trong khu vực nông thôn, doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, bởi các các thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thường tốn thời gian gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của DN; phương pháp tính giá đất, thủ tục cấp phép, thông tin quy hoạch còn gây nhiều bức xúc, cản trở tốc độ thu hồi và bàn giao đất sạch cho các nhà đầu tư…(Huệ, 2020). Cùng với đó

128

thì các chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam không mang tính khu vực, quốc tế mà chỉ áp dụng đối với Việt Nam.

4.1.2.2. Quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực phát triển nông thôn của Ba Lan được thực hiện theo quy chuẩn chung của khu vực, cụ thể, Ba Lan phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp khi trao đổi thương mại hàng hóa với các nước trong khu vực…

Trong khi đó thì Việt Nam cũng đã mở cửa hội nhập nhanh với khu vực, tham gia tham gia tích cực các công ước quốc tế…Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều lĩnh vực không kiểm soát được, kém hiệu quả như chất lượng sản phẩm hàng nông sản vẫn còn nhiều dư lượng kháng sinh, vượt ngưỡng quy đinh theo chuẩn quốc tế.

Tiến trình hợp tác nông nghiệp ASEAN cũng được bắt đầu ngay sau khi ASEAN được thành lập, với mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm giữa các nước trong khối. Đến nay, quá trình hợp tác giữa các nước thành viên trong khối cũng mở rộng sang các lĩnh vực khác bao gồm: An toàn thực phẩm, đào tạo và hợp tác nông nghiệp, hợp tác khai thác các sản phẩm rừng và lâm nghiệp, thúc đẩy hợp tác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản ASEAN cũng như thúc đẩy thực hiện an toàn thực phẩm trong khu vực và hướng ra thế giới.Tuy nhiên, cơ chế hợp tác trong ASEAN vẫn xây dựng mô hình liên kết dựa trên hợp tác liên chính phủ, cơ cấu tổ chức gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Tổng Thư ký ASEAN. Chính vì hợp tác liên chính phủ nên trong việc hoạch định chính sách chung ASEAN phải dựa trên nguyên tắc đồng thuận (consensus) - Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN. Chính sách ban hành ở ASEAN hay ở Hội đồng liên Nghị viện ASEAN dưới dạng nghị quyết, không có sự ràng buộc về “pháp lý” tính bắt buộc tới các nước thành viên không cao.

4.1.2.3. Các biện pháp thực thi chương trình phát triển nông thôn

Thứ nhất, quá trình tích tụ ruộng đất: Chính sách tích tụ ruộng đất với phương thức thực hiện tự do hóa thị trường đất đai đã tạo cho Ba Lan những trang

129

trại có diện tích rộng, các chủ trang trại dễ dàng thực hiện quá trình sát nhập thông qua mua bán tự do trên thị trường. Kết quả của các chương trình này đã tạo ra các trang trại sản xuất nông nghiệp lớn có quy mô lên đến 100ha.

Việt Nam cũng đã thử nghiệm các chương trình dồn điền đổi thửa, chương trình cánh đồng mẫu lớn, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì các chương trình này vẫn chưa phát huy hiệu quả, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, khó áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.

Thứ hai, các chương trình phát triển kinh tế nông thôn được xây dựng theo chuẩn khu vực: Chương trình phát triển nông thôn Ba Lan theo các giai đoạn đều được xây dựng từ việc đánh giá mô hình SWOT với các bộ chỉ số đánh giá theo chuẩn khu vực cũng như chuẩn quốc tế. Do vậy, dễ đánh giá và so sánh những thành tựu đạt được với các nước thành viên trong khối.

Trong khi đó, tại Việt Nam, mặc dù có đến 19 bộ tiêu chí đánh giá của chương trình nông thôn mới, tuy nhiên bộ tiêu chí này chỉ mang tính quốc gia, không đồng nhất với các chuẩn chung của các nước phát triển, do vậy, khó so sánh với các nước trong khu vực.

Thứ ba, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế thị trường: Ba Lan thực hiện chương trình phát triển nông thôn theo tiêu chuẩn khu vực với việc xóa bỏ mọi hình thức độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, tạo sự cạnh tranh bình đẳng các thành phần kinh doanh, tự do hóa thị trường khu vực nông thôn, cổ phần hóa các trang trại nhà nước.

Với Việt Nam, khu vực kinh tế nông thôn vẫn trong tình trạng môi trường kinh doanh cạnh tranh kém, có sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Điều này tác động tiêu cực tới nông nghiệp cả đầu vào và đầu ra từ phân bón, thuốc trừ sâu, hạ tầng năng lượng, giao thông tới công nghiệp chế biến …

Thứ tư, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực nông thôn

Tại Ba Lan, các trang trại sản xuất nông nghiệp được khuyến khích tham gia vào mạng lưới đổi mới, được hỗ trợ tài chính trong ứng dụng công nghệ thông tin, ngân sách được dành cho hoạt động R& D tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, làm động lực thúc đẩy ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất.

130

Ơ Việt Nam, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, nhất là chuyển giao công nghệ, chưa đi sâu, đi sát cùng với nông dân, khiến cho nhiều chương trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp (như sản xuất rau an toàn, sản xuất lúa chất lượng cao ở vùng đồng bằng, nuôi trồng thủy hải sản…) bước đầu được hình thành nhưng thiếu nguồn lực để phát triển.

Thứ năm, mô hình liên kết trong chuỗi cung ứng hàng nông sản còn nhiều hạn chế

Trong vệc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản, thiếu sự liên kết của các bên trong chuỗi; hiện tại có rất ít các hợp đồng được ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp và hợp đồng thường bị phá vỡ khi thị trường có những biến động bất lợi cho một trong hai.

Đa số các doanh nghiệp còn ngần ngại đầu tư vào nông nghiệp vì rủi ro cao.

Thứ sáu, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước thường mang tính tình thế, không theo một chương trình tổng thể, chưa tạo động lực đủ mạnh để khắc phục tình trạng yếu kém trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn hiện nay.

Chính sách hỗ trợ về thuế, cước vận chuyển, các loại phí chưa được áp dụng đầy đủ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp…

Thứ bảy, cơ chế tài chính thực hiện các chương trình phát triển nông thôn:

Điểm khác biệt căn bản trong chương trình phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan so với Việt Nam là các chương trình phát triển kinh tế Ba Lan được nhận tài trợ không hoàn lại những nguồn lực tài chính khổng lồ từ EU. Kết quả của mỗi chương trình cụ thể ví dụ, chương trình phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn 2007- 2013 là căn cứ để EU phê duyệt các gói ngân sách cho giai đoạn tiếp theo 2014-2020.

Tại Việt Nam thì nguồn lực đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian qua cũng nhận được những gói hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, khu vực theo hình thức viện trợ không hoàn lại thông qua các dự án cụ thể. Tuy nhiên, các nguồn lực hỗ trợ đó vẫn còn quá nhỏ. Các chương trình lớn như chương trình nông thôn mới thì dựa hoàn toàn vào vốn ngân sách nhà nước, cũng như chưa khai thác được nhiều sự đầu tư của khối tư nhân, các chương trình hợp tác công tư

131

trong nông nghiệp hiện vẫn chưa hoàn thiện được khâu thể chế, dẫn đến hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)