Một số bài học thành công của Ba Lan mà Việt Nam có thể học hỏi

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 139 - 146)

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT

4.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế nông thôn

4.2.1. Một số bài học thành công của Ba Lan mà Việt Nam có thể học hỏi

Mặc dù giữa Ba Lan và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, cũng như khác biệt như đã phân tích ở trên, việc áp dụng được những bài học thành công cũng cần phải nhìn nhận ở nhiều nhân tố như: Bối cảnh kinh tế xã hội khu vực nông thôn, khung khổ thể chế chính sách của mỗi quốc gia hay những nhân tố tác động từ khu vực…Song có thể khẳng định việc nghiên cứu Ba Lan rút ra nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng, từ việc xây dựng và đánh giá chương trình đến việc thực hiện, thể chế hóa chính sách, huy động các nguồn lực công đồng và quản lý có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế nông thôn. Những bài học thành công ở Ba Lan mà Việt Nam có thể học hỏi được rút ra ở những điểm chính sau:

Thứ nhất, về xây dựng khung chiến lược, chính sách phát triển kinh tế nông thôn

Việt Nam cần phải xác định rõ là chương trình phát triển kinh tế nông thôn cần phải phát triển theo lý thuyết nào? Cơ sở lý luận có các chương trình là gì? Tiêu chí đánh giá chính sách cần phải phân định rõ dựa trên các mức như tính hiệu quả, tính thực thi của chính sách bao gồm ( Chính sách định hướng, chính sách thực hiện, chính sách phòng ngừa), cần phải có những phân tích và đánh giá về các nhân tố về kinh tế- xã hội địa phương, tiềm lực tài chính, đầu tư phát triển hạ tầng các khu vực nông thôn…để xây dựng một khung chiến lược, chính sách hợp lý.

Từ kinh nghiệm Ba Lan, có thể thấy việc xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế nông thôn dựa trên việc phân tích mô hình SWOT để xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội được xem là điểm nhấn hết sức quan trọng quyết định sự thành công của Ba Lan. Ví dụ: những thách thức đặt ra đối với chương trình phát triển nông thôn giai đoạn 2007-2013 đã chỉ ra năng suất nông nghiệp ở khu vực phía đông còn thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác; Hoạt động đầu tư, cải thiện hạ tầng khu vực nông thôn, nâng cấp trang trại sản xuất nông

132

nghiệp vẫn còn kém hiệu quả; tỷ lệ thất nghiệp lao động nông thôn cao; trình độ học vấn của cư dân nông thôn và các nông dân thấp; mạng lưới dịch vụ cho nông thôn kém phát triển. [65].

Trong bối cảnh Ba Lan bắt đầu hội nhập sâu rộng vào khu vực Liên minh châu Âu với nhiều nhiều điểm yếu phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như thấy được những điểm mạnh, những cơ hội mà Ba Lan có thể tận dụng để tăng sức cạnh tranh của mình như: Chi phí nhân công lao động thấp, vị trí địa lý thuận lợi, có các sản phẩm nông nghiệp đặc thù…để có những điều chỉnh về mặt chính sách, đưa khu vực nông thôn trở thành khu vực phát triển năng động (tăng trưởng khu vực nông thôn tăng bình quân 3,3% giai đoạn 2000-2018 [88]; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Ba Lan tăng đáng kể từ mức 10.556 USD năm 2000 lên 17.035 USD 2018[88]; đóng góp khu vực nông thôn vào GDP quốc gia chiếm 30% vào năm 2018[80]…

Từ khung phân tích, Ba Lan đã đề ra các chính sách với các chương trình hành động cụ thể, đánh giá những kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra làm cơ sở điều chỉnh các chính sách. Bên cạnh đó, chương trình phát triển kinh tế nông thôn được đặt trong tổng thể một khung chiến lược phát triển quốc gia, tạo ra sự đồng bộ trong quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả trong quản lý ở cấp địa phương và phát huy được những lợi thế từ vùng miền.

Việt Nam cũng có những điểm tương đồng với Ba Lan như đã phân tích ở trên, chính vì vậy, việc áp dụng một lý thuyết phát triển nông thôn mới với khung phân tích như Ba Lan để nhân diện rõ những cơ hội, thách thức trong bối cảnh Việt Nam cũng đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới là hết sức quan trọng.

Thứ hai, xây dựng các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh

Như chúng tôi đã phân tích, mặc dù lĩnh vực nông nghiệp chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ trong GDP, song một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn chính là tăng khả năng cạnh tranh lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông sản vào thị trường khu vực và thế giới.

133

Để thực hiện được mục tiêu đó, chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp Ba Lan đã đề ra với việc thực hiện nhất quán chính sách tự do hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như tự do hóa các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất ( phân bón, giống cây trồng) cũng như thị trường đất đai khu vực nông thôn, quyết liệt thực hiện quá trình cổ phần hóa các trang trại sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoạt động không hiệu quả sang hình thức sở hữu tư nhân… Đây chính là những nhân tố thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, trang trại ở Ba Lan, tạo ra những động lực hết sức cần thiết trong việc thu hút một nguồn lực lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, dễ dàng áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất, thực hiện cơ giới hóa và tự động hóa trong nông nghiệp, tạo ra những lợi thế về cạnh tranh giữa Ba Lan với các quốc gia khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, quá trình thực thi và đảm bảo hài hòa cơ chế thị trường trong phát triển nông nghiệp và nông thôn, giữa hỗ trợ của nhà nước và tư nhân, hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng đổi mới, tạo ra mức thu nhập cho người dân Ba Lan ngày càng cao.

Đối với Việt Nam, hiện tại chúng ta cũng đã và đang có được những thành công hết sức ấn tượng trong sản xuất nông nghiệp, cũng như đạt được kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chưa thực sự bền vững, chúng ta đang đối mặt với nhiều nguy cơ, điểm nghẽn như khó áp dụng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp bởi quy mô, diên tích đất nông nghiệp còn manh mún, hoạt động sản xuất nông nghiệp đôi khi chỉ chạy theo số lượng, mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, dẫn đến gia trị gia tăng đạt được từ hàng hóa nông sản còn thấp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động, hoạt động cung ứng hàng hóa nông sản chưa được hình thành theo các chuỗi cung ứng chuẩn của quốc tế…Vì vậy, bài học thành công của Ba Lan đối với phát triển sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam.

Thứ ba, đa dạng hóa kinh tế nông thôn

Lý thuyết phát triển mô hình nông thôn mới đã chỉ rõ phát triển nông thôn đa mục tiêu, thúc đẩy chuyển dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp sang dịch vụ, gắn với

134

phát triển du lịch đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan nói riêng và các nước phát triển nói chung. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình đa dạng hóa kinh tế nông thôn, Ba Lan đã ghi nhận được những kết quả hết sức ấn tượng về thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình khởi nghiệp kinh doanh, tự làm chủ, chuyển các cơ sở sản xuất về khu vực nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch trang trại từ sản xuất nông nghiệp sang thực hiện sản xuất phi nông nghiệp…Các chương trình cụ thể để đạt được mục tiêu này có thể thấy từ việc nâng cao trình độ, tay nghề cho người dân lao động khu vực nông thôn, phát triển thị trường lao động nông thôn, thực thi đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trang trại chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn…

Trong bối cảnh Việt Nam cũng hết sức quan tâm đến quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với mục tiêu giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp tiến tới tăng tỷ trọng lĩnh vực phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện cuộc sống người dân…thì những bài học thành công của Ba Lan trong việc đa dạng hóa kinh tế khu vực nông thôn là hết sức quan trọng mà Việt Nam có thể học hỏi.

Thứ tư, tận dụng các cơ hội từ quá trình hội nhập

Ba Lan đã tận dụng rất tốt các cơ hội mà hội nhập khu vực đưa lại, cụ thể:

Tranh thủ các nguồn lực tài chính từ khu vực để thực hiện tốt các chương trình như nâng cao năng lực sản xuất của các trang trại, chương trình đào tạo nghề cho các lao động, hỗ trợ khởi nghiệp…Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn lực khan hiếm, các dự án tài trợ từ khu vực ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, kinh nghiệm thực thi ở cấp cộng đồng buộc Ba Lan ngày càng phải có những điều chỉnh về mặt chính sách một cách hợp lý nhằm nâng cao năng lực cho cả các cấp trung ương xuống địa phương.

Những giải pháp mà Ba Lan thực hiện là thực hiện triệt để trong cải cách thể chế theo định hướng thị trường, thực thi có hiệu quả cơ chế quản lý và phân cấp khu vực.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh chúng ta cũng đang hội nhập sâu rộng với khu vực, vì vậy, việc kiên quyết thực hiện các chính sách theo định hướng thị

135

trường, cải thiện tính minh bạch, tính giải trình trong sản xuất nông nghiệp…sẽ tạo ra niềm tin đối với cộng đồng khu vực từ đó có được những cơ hội tiếp nhận các khoản đầu tư, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuất để phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, lợi thế cũng như tinh thần học hỏi các kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế nông thôn. Ví dụ các chương trình tín dụng vi mô, chương trình phát triển sinh kế giảm nghèo cho nhóm người yếu thế khu vực nông thôn…

Thứ năm, hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế nông thôn

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường, Ba Lan đã quyết liệt thực hiện các chính sách về tự do hóa, chính sách đất đai… Tạo ra những chuyển biến đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi trở thành thành viên EU, các chính sách về tài chính, thuế, chính sách hỗ trợ tiền lương cho công nhân đối với các doanh nghiệp có trụ sở tại các khu vực nông thôn cũng tạo ra dịch chuyển và bùng nổ các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Đây được xem là một sáng kiến hữu hiệu trong việc thúc đẩy sự đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng tỷ trọng đóng góp khu vực nông thôn… Bên cạnh đó, các chính sách này cũng tạo ra sự chuyển dịch của các trang trại nông nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn, làm động lực thúc đẩy du lịch nông thôn ở Ba Lan trong những năm qua.

Với Việt Nam, các chính sách phát triển kinh tế nông thôn còn chung chung, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Những tác động chính sách đối với sự chuyển dịch kinh tế nông thôn còn chưa thực sự phát huy hiệu qua, biểu hiện khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn với thành thị còn quá chênh lệch, lao động nông thôn còn di cư nhiều ra khu vực thành phố, sự dịch chuyển các doanh nghiệp về khu vực nông thôn còn hạn chế, chính phủ chưa có những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp hoạt động khu vực nông thôn.

Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực lao động khu vực nông thôn

Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nông thôn ở Ba Lan thấp, khả năng tạo việc làm cao, đây được xem là những thành công trong các chương trình phát triển nguôn nhân lực nông thôn. Bên cạnh đó, mô hình đào tạo nghề cho lao động nông

136

thôn với việc phân cấp quản lý các trường nghề cho Bộ nông nghiệp quản lý, đã tạo ra sự thay đổi về chất lượng, tạo ra chuyển đổi nghề nghiệp của các lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, sản xuất… các chương trình học nghề gắn với thực tập tại các trang trại, doanh nghiệp cũng như việc thiết kế các khóa học quản lý trang trại hữu ích, linh hoạt trong các khung thời gian học tập… đang tạo ra một tầng lợp nông dân trẻ và doanh nghiệp trẻ ở nông thôn giúp cho Ba Lan hết sức thành công trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn. Đặc biệt việc áp dụng chính sách thị trường năng động ở Ba Lan mang lại hiệu quả rất cao mà Việt Nam có thể học hỏi.

Như vậy, trong bối cảnh lao động nông thôn Việt Nam chủ yếu di cư ra khu vực đô thị làm việc trong các khu công nghiệp đang gây ra những áp lực về hạ tầng đô thị. Vì vậy, những kinh nghiệm của Ba Lan trong phát triển thị trường lao động nông thôn ở Ba Lan là hết sức quý đối với Việt Nam.

Thứ bẩy, hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng nông sản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Chuỗi cung ứng ngắn (Short food supply chain) có thể hiểu một cách đơn giản chính là sự giảm thiểu tối đa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng với 03 đặc trưng chủ yếu là: (1) Khoảng cách về mặt địa lý: được đo bằng khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng; (2) số lượng các đơn vị trung gian tham gia vào chuỗi và (3) Sự kết nối, tương tác giữa người tiêu dùng và người sản xuất.

Chuỗi cung ứng ngắn hướng tới mục tiêu cung cấp đến tay người tiêu dùng những sản phẩm phản ánh các đặc điểm như: “bản sắc địa phương”, “tự nhiên”, “lành mạnh” và “đáng tin cậy” đang được xem là một giải pháp hết sức hữu hiệu của các địa phương trong việc giải quyết bài toán tiêu thụ hàng nông sản của nhóm yếu thế, trang trại nhỏ ở Ba Lan, từ đó cải thiện thu nhập cho người nông dân, tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm địa phương. Năm 2017, Chính phủ Ba Lan đã chính thức công nhận những tác động tích cực của chuỗi cung ứng ngắn đối với các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ, thể chế hóa luật, ban hành các chính sách cho phép thành lập chuỗi cung ứng ngắn. Các sáng kiến để tổ chức Chợ hoặc điểm bán hàng nông dân tại Krakow với các sự kiện quảng bá thương hiệu sản phẩm gắn với các sự kiện giáo dục và đổi mới “Đêm các nhà khoa học Małopolska”, “ Tuần lễ

137

doanh nhân thế giới”, “Cuộc sống hạnh phúc, Khám phá Małopolska” thực hiện các chương trình tuần lễ xe đạp, lễ hội hương vị vùng Małopolska…đã và đang thay thế dần cho các phương thức thương mại truyền thống với chuỗi cung ứng đa tầng, nhiều công đoạn, nhiều trung gian tham gia và sự hạn chế quyền thương thảo của những nhà sản xuất nông nghiệp nhỏ với các trung gian trong chuỗi...

Đây sẽ là kinh nghiệm hết sức quý báu để Việt Nam có thể ứng dụng nhằm hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp trong chương trình“Mỗi làng một sản phẩm- OCOP” với các chính sách ưu đãi về tài chính cho nông hộ, logistic, phát triển thương hiệu, kênh phân phối bán hàng.

Thứ tám, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua mạng lưới đổi mới và hợp tác khu vực

Trong lĩnh vực này, Ba Lan từ một quốc gia có mức độ đổi mới sáng tạo thấp nhất trong khối Liên minh châu Âu đã từng bước cải thiện và tăng đầu tư vào lĩnh vực này. Chiến lược phát triển kinh tế dựa vào yếu tố đổi mới đã được Ba Lan đặt ra và xác định là một trong những nội dung trọng yếu quyết định đến tăng trưởng bền vững. Trong ba năm gần đây 2016- 2018, báo cáo về chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2016 của tổ chức World Intellectual Property Organization (WIPO) cũng cho thấy Ba Lan đã đạt vị trí thứ 39 trong tổng số 128 quốc gia với 44.2 điểm phần trăm. Năm 2017, Ba Lan cũng được đã được vinh danh là quốc gia hàng đầu trong các nước thành viên mới EU về sự đổi mới. Để đạt được những kết quả như vậy, Ba Lan đã triển khai các sáng kiến như : (1) Xây dựng mạng lưới đổi mới quốc gia với sự gắn kết của các trường đại học, viện nghiên cứu, các Hiệp hội… gắn kết với mạng lưới đổi mới khu vực; (2) Vận động các chủ trang trại tham gia vào mạng lưới hợp tác và đổi mới được tài trợ bởi ngân sách EU, (3) Hoàn thiện chính sách về tăng khả năng tiếp cận chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư công nghệ đổi mới sinh thái...

Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua, vấn đề nâng cao năng suất của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã được Chính phủ và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Do đây là yếu tố tác động quan trọng tới năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế cũng như tăng mức sống của người dân khu vực nông thôn. Trong gần 10 năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)