CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
2.1. Các lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn
2.1.4. Lý thuyết về mô hình nông thôn mới
Lý thuyết về mô hình nông thôn mới chính thức được áp dụng ở hầu hết các nước phát triển do OECD thiết lập từ 2006. Với các bằng chứng thực nghiệm được nghiên cứu ở hầu hết các khu vực trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI cho thấy: Những thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong bối cảnh có sự hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng tăng, thì sản xuất nông nghiệp không còn là nhân tố chính đóng góp vào thu nhập của các nông hộ, hay không còn là yếu tố chính để tạo ra việc làm. Cùng với đó, phát triển kinh tế khu vực nông thôn được chứng minh là gắn liền với sự phát triển của khu vực đô thị. Theo lý thuyết này thì các quốc gia
29
cần phải thay đổi trong cách tiếp cận truyền thống như trước đây, thậm chí cần phải kiên quyết xóa bỏ và thay thế bằng các công cụ khác như: Sự hỗ trợ và bao cấp trong nông nghiệp ở nhiều quốc gia chỉ mang lại một chút tác động tích cực cho phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Trong khi nhiều quốc gia trong OECD, thu nhập của các hộ nông dân lại chủ yếu dựa vào các hoạt động ngoài nông nghiệp. Do vậy, lý thuyết này đã chứng minh phát triển kinh tế khu vực nông thôn sẽ phụ thuộc vào việc áp dụng các công cụ kinh tế mới.
Mô hình cũ Mô hình nông thôn mới
Mục tiêu
Tập trung vào thu nhập trang trại, cổ phần hóa các trang trại.
Tăng tính cạnh tranh của cả khu vực nông thôn, khai thác nguồn lực địa phương, gắn với các vấn đề về môi trường và xã hội.
Lĩnh vực ưu tiên
Tiếp cận theo ngành riêng biết ( chủ yếu tập trung vào nông nghiệp)
Tiếp cận theo mục tiêu đa ngành của kinh tế nông thôn (du lịch nông thôn, hoạt động sản xuất chế tạo, công nghệ thông tin truyền thông…)
Công cụ Trợ cấp cho nông nghiệp Tăng cường đầu tư và chuyển giao cho các khu vực nông thôn có thu nhập thấp hơn là tập trung cho nông nghiệp.
Các nhân tố tham gia
Chính phủ Trung ương, nông dân; các trang trại sản xuất nông nghiệp.
Tất cả các thành phần tham gia từ cấp Trung ương xuống địa phương, huy động sự tham gia của mọi thành phần trong khu vực nông thôn như: Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức công tư…)
Tiếp cận về chính sách
Áp dụng thống nhất chính sách từ trên xuống ( Top- Down)
Áp dụng từ dưới lên (Bottom-up) kết hợp với các chiến lược phát triển địa phương.
Hình 2.1. Mô hình phát triển nông thôn mới
Nguồn: OECD (2006) The New Rural Paradigm; Policies and Governance[123]
Theo lý thuyết này thì các quốc gia cần phải hướng cách tiếp cận vào khu vực khi hoạch định các chính sách phát triển nông thôn thay thế cho cách tiếp cận lĩnh vực, làm cho chính sách nông thôn có thể lồng ghép, hòa hợp với các chính
30
sách ngành khác và cải thiện việc chi tiêu công sao cho có hiệu quả và hợp lý ở các khu vực nông thôn. Cụ thể hơn, cách tiếp cận dựa vào khu vực tức là dựa vào đầu tư chiến lược nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất cho từng khu vực; Khai thác các đặc trưng của từng khu vực như là một yếu tố tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh mới (Ví dụ: yếu tố môi trường, văn hóa và các sản phẩm địa phương); Tập trung nhiều hơn tới các hàng hóa được coi là công cộng hoặc các điều kiện khung để hỗ trợ cho các doanh nghiệp một cách gián tiếp; phân cấp quản lý hành chính và thiết kế chính sách cho từng cấp (cấp Trung ương, vùng và địa phương) và tăng cường sử dụng cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các khu vực công, tư trong thực hiện các chính sách địa phương. Như vậy, về cơ bản, chính sách này liên quan tới 2 vấn đề, đó là thay đổi cách tiếp cận chính sách và điều chỉnh cơ cấu chính quyền (OECD, 2006).
Lý thuyết này cũng đã chứng minh tại Ba Lan cũng như nhiều quốc gia thành viên EU khi mà khu vực nông thôn hiện nay giữa các quốc gia, hay bản thân trong cùng một quốc gia ngày càng có sự đa dạng và khác biệt, được thể hiện qua điều kiện tự nhiên, yếu tố địa hình, nét bản sắc về văn hóa và thái độ của người dân địa phương… Chính các yếu tố này đã tạo ra những ảnh hưởng, tác động đến tăng trưởng kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, lý thuyết này cũng cho thấy những quan điểm trước đó về sự yếu kém và tụt hậu về kinh tế gắn liền với khu vực nông thôn đã được thay đổi. Dựa vào thực chứng, lý thuyết này đã chứng minh nhiều khu vực nông thôn ở các nước EU thì cơ cấu kinh tế không chỉ bị giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp mà được mở rộng sang các lĩnh vực công nghịêp và dịch vụ. Các lĩnh vực du lịch và chế tạo ở khu vực nông thôn EU trong những năm qua có sự tăng trưởng cao, tạo ra sự tăng trưởng cho cả nền kinh tế nông thôn (Mandl et al, 2007) [113].
Như vậy, lý thuyết về mô hình nông thôn mới cũng đã chỉ ra những khiếm khuyến, những hạn chế nhất định trong việc chính phủ chỉ ưu tiên về hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn, phương thức quản lý thực hiện từ trên xuống cũng như dựa chủ yếu vào nguồn lực từ bên ngoài trong phát triển kinh tế nông thôn. Thay vào đó, lý thuyết này nhấn mạnh các quốc gia cần phải khai thác (mô hình nội sinh) tức là:
31
Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tiếp cận từ dưới lên, khai thác và phát huy những sáng kiến cộng đồng. Bên cạnh đó, với việc phân cấp mạnh hơn trách nhiệm và quyền hạn cho khu vực địa phương và tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội địa phương, các tổ chức phi lợi nhuận … sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu vực nông thôn.
Khung lý thuyết về thay đổi trong phương thức tiếp cận sẽ: (1) Nâng cao khả năng cạnh tranh của từng địa phương bằng việc tập trung khai thác thế mạnh về sự đa dạng của từng khu vực địa phương và cung cấp các gói trợ cấp phù hợp với đặc tính của từng khu vực và nhu cầu cụ thể của địa phương; (2) Thực hiện phân cấp sẽ làm tăng trách nhiệm giải trình của các cấp, phát huy tính hiệu quả trong việc thực thi các chương trình phát triển nông thôn, thúc đẩy việc gắn kết với các tổ chức NGOs với người dân trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình; (3) Phối hợp các họat động trong hoạch định chính sách nhằm đảm bảo tính chặt chẽ trong hành động; (4) Thúc đẩy sự đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thay vì tập trung vào nông nghiệp thông qua quá trình thành lập các doanh nghiệp mới trong khu vực nông thôn. Cần phát huy tinh thần khởi nghiệp, tự kinh doanh của các doanh nhân cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng, nguồn nhân lực và vốn xã hội.
Tóm lại: Sự vận hành và chuyển dịch các cơ cấu kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia trên thế giới theo một tiến trình lịch sử, trải qua các giai đoạn biến đổi khác nhau đều không nằm ngoài quy luật chung của sự phát triển. Ở một góc độ hẹp hơn, lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn cũng được hình thành theo từng thời kỳ nhằm luận giải sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn với các đặc trưng như giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào giá cả hàng nông sản, xóa bỏ trợ cấp, cổ phần hóa các trang trại nhà nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…Phát triển kinh tế nông thôn phải đảm bảo xây dựng được một nền tảng kinh tế vững chắc, mạnh mẽ, tăng trưởng ổn định và bền vững, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị - nông thôn và giữa những nhóm cư dân nông thôn khác nhau. Những lý thuyết này được làm căn cứ để các nhà hoạch định chính sách
32
các quốc gia sách xây dựng và hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế nông thôn theo các cách tiếp cận khác nhau.
Tổng hợp các nguyên lý chung trong các lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn, tác giả luận án cho rằng để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả trong phát triển kinh tế nông thôn ở bất kỳ quốc gia cần tập trung vào các khía cạnh chính như:
(1)khai thác những tính đăc thù của từng địa phương, tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh; (2) cơ sở hạ tầng kinh tế phải được xây dựng vững chắc làm nền tảng cho phát triển khu vực nông thôn; (3) thực hiện phân phối nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả và đảm bảo công bằng; (4) Xây dựng nền nông nghiệp mạnh, bởi tỷ trọng sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn đang chiếm một tỷ trọng cao, đóng góp tới ổn định thu nhập và việc làm cho người nông dân; (5) thúc đẩy sự đa dạng trong kinh tế nông thôn thông qua việc thành lập các doanh nghiệp phi nông nghiệp thay vì tập trung chính vào nông nghiệp; và (6) chú trọng phát triển các dịch vụ nông thôn một cách đa dạng và hiệu quả.