CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
3.3. Đánh giá thành công và hạn chế về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan
3.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về các nguồn lực có liên quan, thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong thời gian qua, tác giả áp dụng phương pháp SWOT xây dựng hệ thống ma trận để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan.
Bảng 3.7. Phân tích SWOT kinh tế nông thôn Ba Lan Các điểm mạnh (S)
-Điều kiện tự nhiên, khí hậu đa dạng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc thù.
- Các trang trại được mở rộng, nhờ tích tụ ruộng đất, có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra các lợi thế sản xuất quy mô lớn, cho năng suất cao, chi phí thấp.
- Các mô hình khuyến nông, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ tìm kiếm thị trường đã cải thiện khả năng cạnh tranh của các trang trại.
-Vị trí địa lý thuận lợi để mở rộng thương mại hàng nông sản với khu vực
-Cơ sở hạ tầng cứng và mềm được cải thiện với tỷ trọng đầu tư cao trong GDP
-Các chính sách được điều chỉnh theo quy định của khu vực, tạo ra sự thuận lợi cho các hộ nông dân, trang trại tiếp cận được với các nguồn tài chính để phát triển sản xuất
Các điểm yếu (W)
-Năng suất nông nghiệp tại nhiều khu vực nông thôn hẻo lánh vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều so với khu vực trung gian và thành thị, năng suất bình quân cũng còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của EU
- Hoạt động đầu tư, cải thiện hạ tầng khu vực nông thôn, nâng cấp trang trại sản xuất nông nghiệp vẫn còn kém hiệu quả ở nhiều khu vực.
- Có sự khác biệt đáng kể về chênh lệch vùng miền trong phát triển kinh tế, cụ thể, khu vực phía Tây có sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, tập trung các trang trại quy mô lớn, năng suất lao động cao… thì khu vực Trung và Đông Âu lại tụt hậu, tình trạng đất đai manh mún, năng suất lao động
99
-Chính sách thu hút doanh nghiệp vào khu vực nông thôn tạo ra sự đa dạng về kinh tế nông thôn
-Lực lượng lao động nông thôn được đào tạo, có tay nghề cao có khả năng dịch chuyển và làm việc trong các khu vực phi nông thôn.
-Có cảnh quan thiên nhiên đẹp tạo ra tiềm năng về du lịch nông thôn.
- Các chuỗi cung ứng được thiết lập cho hiệu quả kinh tế cao
- Liên kết giữa khu vực nông thôn và thành thị được cải thiện
-Cơ chế quản trị với sự phân cấp về trách nhiệm tạo ra sự giám sát các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn được chặt trẽ
- Khai thác được các sáng kiến ở cấp cộng đồng, huy động được các nguồn lực ở cấp địa phương.
- Nhận được nguồn ngân sách lớn từ EU cho phát triển kinh tế nông thôn.
thấp
- Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều vùng nông thôn hẻo lánh vẫn còn cao
- Một phần lớn lao động nông thôn chưa tích cực tìm việc làm
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nhiều khu vực còn chậm
- Mạng lưới dịch vụ công ở nhiều khu vực chưa hoạt động hiệu quả
- Hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn phía Đông chưa được phát triển đồng bộ
Các cơ hội (O)
-Ủy Ban châu Âu đang có những điều chỉnh chính sách phát triển nông thôn, trong đó tập trung vào cải thiện hơn nữa khả năng cạnh tranh của các trang trại nông nghiệp, tăng cường đào tạo kỹ năng quản lý, ứng dụng công nghệ số vào trong sản xuất.
Các thách thức ( T)
- Khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực EU vẫn chưa thực sự lắng dịu, tác động từ hiện tượng Brexit đang gia tăng, làn sóng nhập cư gia tăng… dẫn đến EU đang có những động thái điều chỉnh chính sách, theo đó tập trung giải quyết những vấn đề
100
- Chính phủ Ba Lan đang có những điều chỉnh về mặt chính sách theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn, khai thác những sáng kiến nhiều hơn.
-Thị trường tiêu thụ hàng nông sản đang được mở rộng cả trong và ngoài khu vực - Chuỗi cung ứng hàng nông sản với việc cung ứng các sản phẩm địa phương có tính an toàn vệ sinh thực phẩm đang được người tiêu dùng đánh giá cao.
- Các khu vực đô thị của Ba Lan đang có sự tăng trưởng kinh tế tốt, tăng khả năng tiêu thụ hàng nông sản, tăng các hoạt động đầu tư vào khu vực nông thôn.
nổi cộm trước mặt với các nguồn lực tài chính lớn- ngân sách cho các chương trình phát triển nông thôn có xu hướng giảm.
-Tỷ lệ dân số có xu hướng giảm , mức độ già hóa dân số tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng lao động nông thôn - Chính phủ phải tăng các nguồn kinh phí cho vấn đề an sinh xã hội, làm giảm kinh phí thực hiện các chương trình phát triển nông thôn.
- Các yêu cầu đòi hỏi các sản phẩm nông sản được sản xuất phải đáp ứng về an toàn thực phẩm, sản xuất gắn với việc bảo vệ môi trường sẽ làm tăng chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm.
- Biến đổi khi hậu ngày càng cực đoan.
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và xây dựng
Với việc áp dụng phân tích mô hình SWOT để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông thôn ở Ba Lan trong suốt thời gian qua ( Chương trình 2004- 2006; 2007- 2013; 2014- 2020) cho thấy những điều chỉnh và thực thi về mặt chính sách, cũng như việc triển khai các chương trình phát triển nông thôn theo hướng khai thác được những lợi thế có được và tranh thủ các cơ hội từ khu vực EU để phát triển kinh tế nông thôn, cụ thể:
Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội ( S+O) cho thấy Ba Lan đang tập trung vào phát triển thị trường, đầu tư sản xuất: Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường khu vực được triển khai mang lại những thành công như: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường EU ngày càng tăng, đưa Ba Lan trở
101
thành một nhà xuất khẩu có tỷ trọng hàng hóa nông sản lớn trong EU; khai thác những lợi thế điều kiện khí hậu để có được các sản phẩm đặc thù….
Chiến lược (W+O) khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội: Bằng các giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai, tạo ra các trang trại lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học trong mạng lưới đổi mới, từ đó nâng cao về năng suất và tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản, cải thiện thu nhập người nông dân. Thực thi chiến lược thị trường lao động tích cực, giảm thất nghiệp, tập trung nguồn lực cho các khu vực phía đông để giảm sự chênh lệch vùng miền; tập trung nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng khả năng kết nối giữa nông thôn và đô thị.
Chiến lược ( S+T) khai thác lợi thế, sức mạnh và giảm thiểu những thách thức:
khai thác các sáng kiến cộng đồng để huy động nguồn lực cho các chương trình phát triển trong bối cảnh nguồn ngân sách hỗ trợ của EU có xu hướng giảm.
Chiến lược ( W +T) nhằm khắc phục những điểm yếu, giảm thiểu những thách thức để đạt được sự phát triển bền vững: Ba Lan đã có các kế hoạch hành động cụ thể như: Điều chỉnh về chính sách tăng cường khả năng tiếp cận tài chính với lãi suất ưu đãi, thiết lập các trung tâm khuyến nông để tập huấn nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết lập các chuỗi cung ứng ngắn với các quy trình đảm bảo cung ứng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng…
Như vậy, với việc phân tích mô hình SWOT kết hợp vơi đánh giá các biện pháp phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan bằng các tiêu chí ở trên sẽ cho tác giả rút ra được những bài học thành công và hạn chế của Ba Lan trong phát triển kinh tế nông thôn.