Nội dung phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 56)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

2.2. Phát triển kinh tế nông thôn

2.2.3. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn

Từ những khái niệm, đặc điểm phát triển kinh tế nông thôn được phân tích ở trên cho thấy, nội hàm của phát triển kinh tế nông thôn bao gồm 05 thành tố cơ bản sau: (1) Nhiều hơn về số lượng: Phát triển kinh tế nông thôn đảm bảo sự gia tăng về sản lượng hàng hóa nông sản và hàng hóa mà ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn cung ứng cho xã hội ở trong và ngoài nước; (2) Tốt hơn về chất lượng: Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra ở khu vực nông thôn cần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, phù hợp với các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn

41

thực phẩm của quốc gia và thị trường quốc tế; (3) Đa dạng hơn về cơ cấu sản phẩm:

Chủng loại sản phẩm hàng hóa nông sản cung ứng ra ngoài thị trường và xã hội ngày càng phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội và thị trường quốc tế; (4) Thay đổi về tổ chức và thị trường: Phát triển kinh tế nông thôn đòi hỏi sự thay đổi về tổ chức, thể chế và thị trường sao cho thích ứng hơn, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển ở mỗi thời kỳ; và (5) Đảm bảo công bằng giữa các vùng, nhóm dân cư, các thế hệ, nam và nữ. Đây được xem là điều kiện cần và đủ đối với mỗi chính sách phát triển kinh tế nông thôn, hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch giữa các vùng miền, giữa các tâng lớp dân cư, đảm bảo bình đẳng giới. Đây cũng là thành tố xã hội quan trọng của công cuộc phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Nhằm đạt được các nội dung trên, mỗi một quốc gia lại có các chính sách phát triển nông thôn khác nhau. Nhìn chung, các chính sách này được chia thành 2 loại là chính sách rộng và hẹp. Việc áp dụng chính sách rộng hay hẹp phụ thuộc vào bản chất của các vùng nông thôn như: Tình hình nhân khẩu học, đặc điểm kinh tế địa phương…để có chính sách phù hợp.

Theo những lý thuyết mà đã nêu ở trên, phát triển kinh tế nông thôn ở mỗi vùng, khu vực, quốc gia có những đặc trưng riêng và tương đối đa dạng. Vì vậy, với việc vận dụng các lý thuyết nêu trên mà mỗi quốc gia có các nội dung và chương trình phát triển kinh tế nông thôn là khác nhau.Trên thực tế, các nước công nghiệp phát triển ( Âu, Mỹ ) luôn là những nước tiên phong trong việc áp dụng các lý thuyết vào chương trình phát triển kinh tế nông thôn, trong khi đó các nước đang và kém phát triển hiện cũng đang có những thay đổi trong việc tiếp cận khung lý thuyết để từng bước hoàn thiện hơn cho các chương trình hành động về phát triển kinh tế nông thôn. Song dù áp dụng chính sách rộng hay hẹp thì mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế nông thôn chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn, tạo việc làm từ đó cải thiện cuộc sống khu vực nông thôn. Để đáp ứng được mục tiêu chung đó, chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở cả quốc gia phát triển và đang phát triển cũng đều có đặc điểm và nội dụng chính sau:

Thứ nhất, cải thiện khả năng cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

42

Cải thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được xem là một trong những trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế nông thôn.

Nông nghiệp hiện đang giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước phát triển và đang phát triển. Đây vẫn là nguồn việc làm chủ yếu ở nhiều khu vực đang phát triển. Năm 2015 có đến 23,4% dân số tham gia hoạt động kinh tế ở vùng cận Sahara châu Phi làm trong lĩnh vực nông nghiệp và 22,7% dân số ở khu vực Đông Nam Á (FAO, 2015a) tham gia lĩnh vực này. Năm 2014, ngành nông nghiệp chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội ở châu Á và 14% ở châu Phi, so với mức trung bình toàn cầu là 4% (FAO, 2015a) [89]. Trong bối cảnh này, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện mức sống ở các nước đang phát triển.

Tại các nước đang phát triển, việc tăng năng suất nông nghiệp cùng với những cơ hội do công nghệ thông tin truyền thông và hội nhập toàn cầu mang lại có thể giúp tăng thu nhập nông thôn và nguồn cung lương thực, giá lương thực thấp hơn, giảm chi tiêu gia đình, tăng tiết kiệm và cải thiện tổng thể an ninh lương thực.

Nâng cao năng suất nông nghiệp cũng có thể đem lại nhiều cơ hội đầu tư hơn và sự phát triển của các ngành liên quan đến nông nghiệp và nền kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn. Hay nông nghiệp vẫn tiếp tục là ngành đem lại sinh kế chính, là nguồn tạo việc làm lớn thứ hai, chỉ sau ngành dịch vụ. Thậm chí, trong một số giai đoạn nhất định, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, hoạt động sản xuất nông nghiệp được coi là ngành có thể hấp thụ được một số ít lực lượng lao động bị sa thải ở các ngành khác (Csaki et al,2000) [77]. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước như Ấn Độ, Bangladesh, Kenya, Philippines và Bolivia, các nhà nghiên cứu đã đi tới một kết luận, đó là việc phát triển, tăng trưởng khu vực nông thôn sẽ giúp xóa đói giảm nghèo ở không chỉ riêng khu vực nông thôn, mà còn giảm nghèo ở cả khu vực thành thị, trong khi đó tăng trưởng ở khu vực thành thị không đủ đảm bảo cho việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn (Ashley and Maxwell, 2001).

Đối với các nước thành viên mới gia nhập vào Liên minh châu Âu thì hoạt động sản xuất nông nghiệp của những nước này hiện vẫn còn đóng vai trò chi phối

43

chính đến toàn bộ nền kinh tế, đây cũng là lĩnh vực còn quá chênh lệch đối với các nước thành viên EU 15 khi so sánh về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn, quy mô trang trại, năng suất lao động nông nghiệp, năng lực quản lý các mô hình trang trại lớn theo tiêu chuẩn chung của cả khối, và đặc biệt ngân sách hỗ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế nông thôn đang chiếm một tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với các nước thành viên EU 15, gây ra sự bất bình trong cơ chế đóng và hưởng ngân sách giữa các nước thành viên.

Chính vì vậy, một trong những nội dung bắt buộc đối với việc cải thiện khả năng cạnh tranh sản xuất nông nghiệp của các nước thành viên mới trong đó có Ba Lan được xem là nội dung bao trùm xuyên suốt trong các chương trình phát triển kinh tế nông thôn.

Thứ hai, đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Lý thuyết về phát triển nông thôn mới đã chứng minh hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện không còn là lĩnh vực chi phối đến sự phát triển khu vực kinh tế nông thôn, mà thay vào đó, thu nhập của người dân lại dựa chủ yếu vào các hoạt động phi nông nghiệp. Thúc đẩy sự da dạng, trong đó phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ nông thôn, thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ… hiện đang được xem là một trong những nội dung chính mà các quốc gia cần phải giải quyết trong những năm gần đây.

Đối với các nước chuyển đổi, các nước thành viên mới khu vực châu Âu như Ba lan, Hungary, Cộng hòa Séc…thì tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn, lao động không có tay nghề hiện vẫn còn quá cao so với các nước thành viên cũ. Bên cạnh đó, với nhiều chương trình tài trợ từ Ủy ban Châu Âu đối với việc phát triển trang trại, nâng cao khả năng quản lý, cạnh tranh của các trang trại nhằm sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu khắt khe về dư lượng kháng sinh, vấn đề môi trường… đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong chương trình phát triển kinh tế nông thôn, buộc chính phủ các nước chuyển đổi phải đặt ra mục tiêu cải thiện năng lực, kỹ năng nguồn nhân lực lao động nông thôn.

Thứ ba, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn

44

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn đón vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách còn chênh lệch nông thôn-đô thị về cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các dịch vụ công cơ bản như nước, vệ sinh môi trường, năng lượng, điện, giao thông (đường bộ, đường sắt, cầu cống, sân bay, bến cảng,...) và công nghệ thông tin truyền thông. Cơ sở hạ tầng mềm gồm các tổ chức con người để duy trì các tiêu chuẩn xã hội và kinh tế cốt lõi trong một quốc gia, chẳng hạn như y tế, giáo dục, vốn xã hội, và các hệ thống tài chính, quy định, luật pháp và chính trị. Cơ sở hạ tầng cứng và mềm cùng nhau tạo thành nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững và phân phối đồng đều làm tăng năng suất bằng cách giúp các hộ gia đình tiết kiệm thời gian và năng lượng vào việc sở hữu các dịch vụ thiết yếu cơ bản và cải thiện nguồn nhân lực thông qua y tế và giáo dục.

Việc cung cấp các dịch vụ cơ bản thường có lợi cho phụ nữ, giúp họ giảm bớt các công việc như kiếm nước hay nhiên liệu, thay vào đó họ sẽ có thể theo đuổi các hoạt động tạo ra thu nhập.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng tạo ra các việc làm phi nông nghiệp cho người dân nông thôn, tạo ra nhu cầu cho đầu vào và sản phẩm trung gian, thúc đẩy nhu cầu về lao động trong các lĩnh vực này, và thúc đẩy tăng trưởng theo nhiều cách như : tạo điều kiện cho việc tiếp thị và bán các mặt hàng nông nghiệp, cho phép các nhà máy mở rộng sản xuất với nguồn cung năng lượng đáng tin cậy

Đối với các nước Đông Âu, trong giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập vào ngôi nhà chung châu Âu, cách tiếp cận nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn ở các nước này được bắt đầu từ mô hình hiện đại hóa hạ tầng nông thôn, nghĩa là cố gắng hiện đại hóa tất cả các mặt của cuộc sống vùng nông thôn, từ sản xuất nông nghiệp đến cơ sở hạ tầng văn hóa và tự nhiên (Nemes, 2005; Arnalte và Ortiz, 2003). Việc sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa và tăng trưởng kinh tế có một vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực nông thôn và để đạt được điều này chủ yếu thông qua cơ chế can thiệp từ bên ngoài (lý thuyết về mô hình ngoại sinh).

Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn của các nước này trong những năm đầu hội nhập luôn ở vào tình trạng kém phát triển hơn so với khu vực đô thị, khả năng tiếp

45

cận các nguồn lực thấp và duy trì hệ thống văn hóa và kinh tế xã hội theo chủ nghĩa truyền thống (ở thời kỳ bùng nổ hiện đại hóa ở các nền kinh tế Châu Âu, lối sống truyền thống nông dân và văn hóa bị coi là một trong những trở ngại chính cho việc cải thiện cuộc sống vùng nông thôn và quá trình hiện đại hóa).

Để cải thiện tình hình này, khu vực nông thôn cần phải được hiện đại hóa và kết nối chặt chẽ với các trung tâm năng động và mở rộng các ngành, lĩnh vực sản xuất, cùng với việc khuyến khích chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. Tất cả điều này có thể đạt được thông qua các can thiệp từ bên ngoài[ 105].

Thứ tư, phát triển kinh tế nông thôn dựa trên nguồn lực địa phương

Nội dung này được cụ thể hóa trong khung lý thuyết về phát triển mô hình nông thôn mới do OECD khởi xướng được thực hiện bắt đầu vào năm 2006 áp dụng bắt buộc đối với toàn bộ các nước thành viên OECD. Tính hiệu quả trong việc khai thác những sáng kiến và phát huy nguồn lực địa phương đã được minh chứng bằng thực nghiệm. Chính vì vậy, phát triển kinh tế nông thôn ở các quốc gia với ( lý thuyết mô hình ngoại sinh) kết thúc tức là sau khi hoàn thiện về cơ bản các chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn, tiếp nhận nguồn lực tài chính từ bên ngoài, bức tranh chung về khu vực nông thôn đã có những bước tăng trưởng mạnh, song trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, sức tăng trưởng kinh tế nông thôn dường như tới hạn. Vì vậy, việc chuyển hướng khai thác các nguồn lực bên trong cộng đồng ( Lý thuyết mô hình nông thôn mới- mô hình nội sinh) với việc thúc đẩy khả năng quản trị, cơ chế tham gia, lập kế hoạch có sự tham gia, phối hợp của người dân ( bottom up), thực hiện phân cấp quản lý Trung ương, địa phương… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các khu vực nông thôn thông qua việc chú trọng hơn tới tính đa dạng của các khu vực này, cũng như đảm bảo sự minh bạch hơn trong các khâu lập kế hoạch phát triển kinh tễ xã hội địa phương, thúc đẩy sự phát triên khu vực nông thôn thông qua việc thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, từ đó tạo ra sự đa dạng hơn trong phát triển thay vì chỉ tập trung vào nông nghiệp[ 88].

Thứ năm, hoàn thiên hệ thống chuỗi cung ứng hàng nông sản

46

Trước những biến đổi trong bối cảnh trong và ngoài nước, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu tạo nên nhiều hệ lụy mà mỗi một quốc gia phải đối mặt và giải quyết. Trong bối cảnh như vậy, đảm bảo an ninh lương thực được xem là một thách thức nổi lên trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn ở các hầu hết các nước phát triển và đang phát triển bởi: Sản xuất nông nghiệp, nhân tố chính trong phát triển kinh tế nông thôn với mục tiêu cung cấp lương thực nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng trong nước cũng như quốc tế. Chính vì vậy, những mục tiêu về xây dựng hệ thông chuỗi cung ứng nông sản, gắn kết trách nhiệm và tính giải trình của các nhà sản xuất với người tiêu dùng, duy trì và nâng cao về năng lực sản xuất nông nghiệp trong khi phải đảm bảo và tôn trọng những cam kết của mình trong chính sách đồng nhất và phát triển thương mại quốc tế.

Đặc biệt, yêu cầu về phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển bền vững với việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng cao về sản phẩm thực phẩm, các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh dịch tễ cao, chất lượng và phúc lợi xã hội ... đang đòi hỏi các chính sách phát triển kinh tế nông thôn phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra theo các chuẩn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại khu vực các nước thành viên EU, định hướng chính sách phát triển kinh tế nông thôn nhằm tập trung vào việc hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng nông sản, đặc biệt là chuối cung ứng thực phẩm ngắn đang được gấp rút triển khai, cụ thể, hội thảo về “chuỗi cung ứng ngắn và nông sản địa phương” do EU tổ chức tại Brusell ngày 20/4/2012 với mục đích tìm kiếm những giải pháp huy động tốt hơn tiềm năng kinh tế, xã hội và môi trường của chuỗi[ 87], tài trợ các dự án chuỗi cung ứng ngắn, kinh nghiệm của Italia, dự án Foodlink[ 87]. Thông điệp được đưa ra từ EU là

Chuỗi cung ứng ngắn là động lực của sự thay đối hướng đến phát triển bền vững ở cả hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Trong quy định 1305/2013 của chính sách phát triển nông thôn giai đoạn 2007-2013 của EU với 06 mục tiêu ưu tiên thì đã đề ra “ Cải thiện tính cạnh tranh của các trang trại bằng việc thúc đẩy các trang trại hội nhập tốt hơn vào chuỗi nông sản thông qua kế hoạch chất lượng, gia tăng giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy thị trường địa phương và chuỗi cung ứng nông sản ngắn.” [ 87]

47

Khung khổ chính sách phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 của Liên minh châu Âu với định hướng phát triển mô hình chuỗi cũng đã được chính thức thể chế trong các quy định hướng dẫn các nước thành viên thực hiện. Nhằm bổ trợ cho các hoạt động của chuỗi, các chính sách về xúc tiến sản phẩm nông sản, quy định về hệ thống nông sản địa phương, quy định về dán nhãn, đăng ký thương hiệu sản phẩm địa phương, quy định về công bố thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm, chức năng của chuỗi cung ứng cũng chính thức được chỉnh sửa và thông qua ở cấp nghị viện châu Âu.

Thứ sáu, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp

Đa dạng hóa các hoạt động trong phát triển kinh tế nông thôn ở hầu hết các nước phát triển trong những năm gần đây khi mà lý thuyết về “ mô hình nông thôn mới” chính thức được áp dụng. Theo lý thuyết này thì các quốc gia cần tăng đầu tư vào khu vực nông thôn hơn là trú trọng vào bao cấp, nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất cho từng khu vực.

Thực hiện phân cấp quản lý hành chính và thiết kế chính sách cho từng cấp (cấp trung ương, vùng và địa phương) và tăng cường sử dụng cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các khu vực công, tư và tự nguyện cho việc phát triển và thực hiện các chính sách địa phương và khu vực [110]. Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả đã chỉ ra các nước có nền công nghiệp phát triển (nhóm nước OECD) thì thu nhập của các hộ nông dân lại chủ yếu dựa vào các hoạt động ngoài nông nghiệp, chính vì vậy việc phát triển khu vực kinh tế nông thôn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều công cụ kinh tế mới.

Báo cáo OECD cũng đã chứng minh, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn không chỉ bị giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn bị chi phối bới các lĩnh vực công nghịêp và dịch vụ, như du lịch và chế tạo (Mandl et al, 2007) . Vì vậy, đa dạng hóa với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, thu hẹp khoảng cách nông thôn với đô thị, giảm thiểu sự di cư lao động nông thôn ra thành phố… là một trong những nội dung mà các nước phát triển nói chung và các nước đang phát triển nói riêng cần tập trung giải quyết.

Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ba lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)