CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
3.3. Đánh giá thành công và hạn chế về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan
3.3.2. Một số kết quả đạt được trong phát triển kinh tế nông thôn
Trải qua gần ẳ thế kỷ thực hiện cụng cuộc chuyển đổi và hội nhập nền kinh tế Ba Lan nói chung và phát triển kinh tế nông thôn nói riêng vào ngôi nhà chung Liên minh châu Âu đã mang lại những dấu ấn hết sức ngoạn mục. Phát triển kinh tế nông thôn dựa vào lý thuyết nông thôn mới, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã được triển khai đồng bộ và áp dụng từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đối với khu vực kinh tế nông thôn. Trên cơ sở việc phân tích như vậy, khung chính sách và các chương trình, chính sách phát triển kinh tế nông thôn được
102
triển khai theo từng giai đoạn khác nhau đã tạo ra những điểm nhấn và đạt được những kết quả hết sức ấn tượng, cụ thể:
Thứ nhất, khu vực nông thôn Ba Lan đã có những bước chuyển biến hết sức ấn tượng.
Với mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2018 là 60%, là nước có mức tăng trưởng khu vực nông thôn cao nhất trong khối các nước OECD. Đóng góp của khu vực nông thôn tính theo giá trị trong giai đoạn hiện nay đã tăng hơn 60% so với thời điểm những năm 2000.
Như vậy, định hướng phát triển kinh tế nông thôn của Ba Lan theo lý thuyết nông thôn mới với việc giảm trợ cấp của chính phủ đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp thay vào là các động thái tăng nguồn đầu tư thông qua việc triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp với nguồn ngân sách hỗ trợ từ khu vực và phần đối ứng trong nước, thực hiện phân cấp trong quản lý từ Trung ương xuống địa phương, đa dạng hóa hoạt động phi nông nghiệp, khai thác tính sáng tạo trong cộng đồng dân cư …đã tạo ra những điểm nhấn, sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn.
Thứ hai, trong sản xuất nông nghiệp, chính sách tích tụ ruộng đất đã tạo ra sự thay đổi về phương thức sản xuất của các trang trại nông nghệp.
Quá trình tích tụ đất đai nông nghiệp khu vực nông thôn Ba Lan trong thời gian qua đã ghi nhận những kết quả hết sức to lớn, đóng góp vào sự tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp cũng như tạo tiền đề thu hút và phát huy được những hoạt động phi nông nghiệp. Một số kết quả cụ thể đã đạt được có thể kể đến như: (1) giảm thiểu được sự manh mún trong sản xuất với số lượng các trang trại nhỏ giảm đi, các trang trại lớn tăng lên (các trang trại có diện tích từ 2-3 ha với mức giảm từ 213 nghìn trang trại xuống 201nghìn trang trại năm 2016. Trong khi đó số lượng các trang trại có diện tích từ 20- 50 ha đã tăng từ 97 nghìn trang trại năm 2010 lên 102 nghìn trang trại năm 2016 và số trang trại lớn hơn 50 ha cũng tăng từ 27-34nghìn trang trại năm 2016); (2) tránh được các hiện tượng đầu cơ đất vì mục đích thương mại (quy định về chứng chỉ bằng cấp trong mua bán đất trang trại diện tích lớn); (3) hạn chế từng phần đối với sự thôn tính đất
103
từ các thương gia ở các nước thành viên cũ; (4) hoàn thiện hơn hệ thống luật về đất đai (sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm 1991 và năm 2016); (5) hoàn thiện hơn về quá trình cổ phần hóa các trang trại nhà nước từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch sang sở hữu tư nhân.
Thứ ba, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khu vực nông thôn
Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho 2,7 triệu nông dân ( chiếm 19% dân số Ba Lan) [107 ], đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày càng tăng .
Thứ tư, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các trang trại được bổ trợ bởi các chính sách, các sáng kiến trong phát triển kinh tế nông thôn
Việc thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi dành cho các trang trại sản xuất ( Chương trình vay vốn ưu đãi qua ngân hàng Bank Gospodarstwa Krajowego (BGK) trong thời gian qua đã giúp nâng cao khả năng năng tiếp cận tín dụng đối với các trang trại. Bên cạnh đó, chương trình tài chính vi mô của EU phối hợp với nguồn ngân sách của chính phủ Ba Lan cũng đã được triển khai ở cấp cộng đồng trong thời gian qua, đã tạo thuận lợi hơn cho các trang trại, doanh nghiệp tiếp cận.
Hỗ trợ chuyển đổi giữa các thế hệ trong các trang trại: Theo quy định thì các chủ trang trại cần phải chứng minh với các cơ quan chức năng về trình độ trong quản lý sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ cho các mục đích như nhận được hỗ trợ về giá nông sản cũng như khả năng mở rộng trang trại thông qua các hoạt động mua bán đất đai. Trong khi số lượng các chủ trang trại ở Ba Lan đa phần là những lao động trẻ ( trang trại gia đình) được thừa hưởng từ các thế hệ trước thường lúng túng trong quản lý. Vì vậy, những sáng kiến về trang bị kiến thức không chỉ là tập trung vào sản xuất mà Ba Lan còn hướng vào đào tạo những kỹ năng về quản lý tài chính, phương pháp lập ngân sách.
Thiết lập các trung tâm dịch vụ khuyến nông, dịch vụ tư vấn nông nghiệp: Các dịch vụ tư vấn nông nghiệp trong những năm gần đây đã chính thức được thiết lập ở hầu hết các khu vực nông thôn Ba Lan. Các trung tâm này có trách nhiệm tư vấn các phương thức sản xuất, lấy ý tưởng mới từ nghiên cứu nông nghiệp và thực hành
104
đổi mới để tạo ra các phương thức canh tác phù hợp với nhu cầu và khả năng của các trang trại. Trong khi các trang trại sản xuất nông nghiệp không chịu trả phí tư vấn, thì việc duy trì và vận hành của các tổ chức tư nhân ở Ba Lan trong thời gian qua thông qua việc đầu thầu dự án từ các chương trình tài trợ EU và chính phủ.
Hỗ trợ các trang trại ứng dụng đổi mới: Các trang trại Ba Lan thường có nguồn lực tài chính hạn chế, do vậy, rất khó để các trang trại này có thể mua hoặc áp dụng được những thành tựu khoa học công nghệ. Giải pháp cho vấn đề này có thể thấy đó là các chủ trang trại chủ động tham gia vào mạng lưới sáng kiến và hợp tác trao đổi[114]. Tập trung đầu tư ngân sách cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm làm động lực áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
Hỗ trợ mở rộng thị trường cho hàng nông sản: Các sản phẩm nông sản ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong khu vực đã chứng minh những thành công của các sáng kiến mà chính phủ Ba Lan thực thi trong thời gian qua. Chương trình này được triển khai từ khâu liên kết giữa các trang trại sản xuất đến việc tổ chức hội chợ, thiết lập chuỗi cung ứng…Ví dụ, chương trình kết nối các nhà cung ứng hàng nông sản đã tăng từ 20 nhóm cung ứng năm 2004 lên 1,137 nhóm vào năm 2015 (Wesołowska, 2016). Việc kết nối này không chỉ đảm bảo tăng ổn định sản lượng cung ứng hàng nông sản, mà quan trọng hơn là thúc đẩy quá trình đầu tư thiết bị máy móc nhằm mục đích bảo quản, lưu trữ và đóng gói các sản phẩm theo các quy chuẩn của khu vực.
Phát triển các chuỗi cung ứng ngắn hàng nông sản: Đây được xem là một giải pháp hết sức hữu ích nhằm giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho các trang trại sản xuất nhỏ. Các sản phẩm trong chuỗi được bán theo hình thức trực tiếp tại các trang trại cũng như các chợ nông sản cuối tuần tại các trung tâm thành phố.
Thứ năm, tỷ trọng đóng góp trong các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng cao Với việc áp dụng lý thuyết phát triển kinh tế nông thôn mới của OECD, trong đó thúc đẩy quá trình đa dạng hóa kinh tế nông thôn trong thời gian qua đã mang lại kết quả rất khả quan, cụ thể:
Tỷ trọng đóng góp của các hoạt động phi nông nghiệp ( Giá trị tạo ra từ các doanh nghiệp, trang trại sản xuất, du lich..) ngày càng tăng.
105
Sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế với các loại hình sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đang trở nên phổ biến.
Mở ra nhiêu hơn các cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện thu nhập…
Những kết quả này đã đưa thu nhập của người nông dân Ba Lan trong thời gian qua đã tăng bình quân 10,1%/ năm giai đoạn 2004- 2012 tương ứng bằng gần 70% thu nhập người dân đô thị, năm 2016 con số này là 82% thu nhập bình quân quốc gia [107].
Thứ sáu, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được cải thiện
Cơ sở hạ tầng nông thôn cứng và mềm đã được chứng minh bằng các lý thuyết mà NCS đã đề cập, là nhân tố quan trọng kết nối và đồng bộ hóa khu vực nông thôn với khu vực thành thị. Ứng dụng lý thuyết này, trong suốt thời gian qua, chính phủ Ba Lan đã tranh thủ những nguồn lực tài chính, các chương trình lớn của Ủy ban Châu Âu, cùng với việc phát huy nội lực, thực hiện các chương trình hợp tác công tư, khai thác nguồn lực từ các đơn vị tư nhân nhằm tập trung phát triển hệ thống giao thông nông thôn, hệ thông thông tin liên lạc, xử lý nước thải nông thôn… với những kết quả đã được phân tích ở trên, có thể thấy, hạ tầng nông thôn Ba Lan trong giai đoạn sau khi hội nhập EU đã có những cải thiện rõ rệt và từng bước tiệm cận với mặt bằng chung của EU 15.
Thứ bẩy, nguồn nhân lực lao động khu vực nông thôn ngày được cải thiện Tỷ lệ lao động qua đào tạo đại học khu vực nông thôn được cải thiện tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn giảm đáng kể từ 939 nghìn năm 2012 xuống 812 nghìn năm 2014. Xu hướng biến động việc làm đã có sự phân hóa mạnh với sự gia tăng tỷ lệ việc làm cho nhóm lao động trẻ từ 50.4 lên 50.9%.
Thứ tám, khuôn khổ hệ thống các chính sách được áp dụng vào khu vực nông thôn đã được điều chỉnh theo chuẩn chung của khu vực. Một số chính sách tiêu biểu có tác động lớn có thể kể đến là:
Chính sách chuyển dịch cơ cấu đất đai của Ba Lan : Với việc điều chỉnh luật đất đai 1991 và luật 2016, quá trình tích tụ đất đai ở Ba Lan đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng, xu hướng sở hữu đã dịch chuyển mạnh từ hình thức sở hữu
106
nhà nước sang sở hữu tư nhân. Quá trình này được thực hiện qua cổ phần hóa các trang trại nhà nước, hay những quy định ràng buộc về mua bán đất nông nghiệp đối với người nước ngoài… Kết quả của việc điều chỉnh chính sách này đã tạo ra sự dịch chuyển lớn về tích tụ với số lượng các nông trại nhỏ giảm dần, thay vào đó là sự gia tăng các trang trại quy mô lớn, cơ sở cho sản xuất lớn và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất. Thực hiện tự do hóa thị trường đất đai làm cơ sở thúc đẩy quá trình mua bán sát nhập các trang trại nông nghiệp.
Chính sách xúc tiến xuất nhập khẩu hàng nông sản: Hàng năm Bộ nông nghiệp Ba Lan xây dựng các chương trình xúc tiến xuất khẩu trong và ngoài nước, như chương trình TFF ( Try fine food) tập trung vào xúc tiến sản phẩm chất lượng cao, xây dựng logo, dán nhãn sản phẩm, áp dụng các quy chuẩn của EU về bảo hộ nguồn gốc sản phẩm PDO, bảo hộ chỉ dẫn địa lý PGI, bảo hộ các sản phẩm truyền thống TSG…
Chính sách bảo hiểm nông nghiệp của Ba Lan: Bảo hiểm nông nghiệp là một trong những công cụ quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững khu vực nông thôn trước những rủi ro, sự biến động bất thường của thời tiết. Nhà nước với vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm, thông qua các cơ quan, tổ chức kinh tế tài chính trực tiếp quản lý và giám sát các hoạt động bảo hiểm nông nghiêp, thực hiện đánh giá và hoàn thiện khung pháp lý luật bảo hiểm nông nghiệp. Các loại hình bảo hiểm phổ biến được áp dụng phổ biến là bảo hiểm mùa vụ, bảo hiểm vật nuôi.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp của Ba Lan: Phát triển nguồn nhân lực thông qua đổi mới giáo dục đào tạo đã tạo ra một tầng lợp nông dân trẻ và doanh nghiệp trẻ ở nông thôn giúp cho Ba Lan hết sức thành công trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn. Các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng cho lao động khu vực nông thôn được xây dựng dựa trên các bộ chỉ số để đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo. Linh hoạt thiết lập các khóa đào tạo bán thời gian đã tạo điều kiện cũng như phát huy tối đa khả năng tham dự của các lao động nông thôn. Thể chế hóa thành luật trong việc bắt buộc các chủ trang trại phải có các chứng chỉ quản lý. Tạo cơ chế hỗ trợ doanh
107
nghiệp, trang trại sản xuất phi nông nghiệp tạo việc làm, tạo ra những sáng kiến mới trong chia sẻ và tìm kiếm thông tin việc làm…
Cuối cùng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính: So với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là với các nước thành viên mới như Hungary, Slovakia…thì Ba Lan được đánh giá là quốc gia sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính hỗ trợ từ EU thông qua các chương trình như: Chương trình phát triển quốc gia National Development Plan 2004-2006, chương trình tái thiết hiện đại hóa nông thôn, chương trình phát triển nông thôn RDP. Từ giữa tháng 5/2004 đến 30/11/2015, Eu đã chuyển 22,45 tỷ euro, phí thành viên Ba Lan là 38,7 tỷ euro, cán cân dương với Ba Lan là 83.57 tỷ euro.