CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
2.2. Phát triển kinh tế nông thôn
2.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế nông thôn
Thứ nhất, phát triển kinh tế nông thôn là một nhân tố trong phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn được hiểu là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế, xã hội và môi trường của cư dân khu vực nông thôn. Các chương trình phát triển nông thôn hướng tập trung vào cải thiện sinh kế, nâng cao phúc lợi cho những người nghèo, những người yếu thế ở nông thôn. Cùng với sự phát triển của xã hội, các chương trình phát triển nông thôn nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn nhân lực của địa phương. Sự thay đổi của các lý thuyết về phát triển kinh tế đã chứng minh phát triển nông thôn chỉ thực sự bền vững khi có sự tham gia tích cực của người dân trong các quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát tính hiệu quả của các hoạt động triển khai tại khu vực nông thôn.
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự phát triển của cả ba nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn. Trong sự tương tác như vậy, nội hàm phát triển kinh tế nông thôn là một bộ phận cấu thành của phát triển nông thôn, cần phải đảm bảo kết hợp một cách hài hòa các nhân tố phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất được hoàn thiện với việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hợp lý giữa nông công nghiệp và dịch vụ, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực, sáng tạo và đổi mới trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, cải thiện cơ sở hạ tầng cứng và mềm trong khu vực nông thôn.
Thứ hai, phát triển kinh tế nông thôn tạo ra sự hiện đại hóa khu vực nông thôn
Lý thuyết phát triển kinh tế phát triển hình thành trong những năm 1950-60 nhìn nhận sự phát triển như một quá trình tuyến tính. Ngành công nghiệp được coi
38
là động lực của tăng trưởng, còn nông nghiệp là ngành lạc hậu. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hóa được cho là yếu tố cơ bản của quá trình phát triển kinh tế, tính theo tỷ lệ tăng trưởng GDP. Phát triển kinh tế nông thôn trong mô hình của Rostow ở 5 giai đoạn phát triển được chuyển đổi từ khu vực tù đọng thành nơi cung cấp thực phẩm thông qua năng suất lao động cao hơn với việc áp dụng khoa học công nghệ nông nghiệp tiên tiên và cải thiện hạ tang nông nghiệp tạo ra nền kinh tế quy mô, tăng sản xuất lương thực và ổn định an ninh lương thực[139]... Các bằng chứng thực chứng cho thấy xu thế phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn này là các cuộc cách mạng xanh về phát triển nông nghiệp[133] và chương trình phát triển nông thôn tích hợp gắn kết giữa tăng trưởng sản xuất nông nghiệp với các vấn đề phát triển xã hội.
Thứ ba, phát triển kinh tế nông thôn hướng đến quá trình tự do hóa theo cơ chế thị trường
Những khiếm khuyết cần phải thay đổi bởi sự can thiệp quá sâu của chính phủ, gây ra tình trạng tham nhũng, thiếu minh bạch và bất bình đẳng gia tăng, là căn nguyên của tình trạng chậm phát triển ở hầu hết các quốc gia đang phát triển. Sự can thiệp quá mức của chính phủ đã phá vỡ nền kinh tế và cản trở sự cân bằng kinh tế cũng như phát triển kinh tế nông thôn.
Lý thuyết phát triển nông thôn đã chỉ rõ, chính phủ nên bãi bỏ trợ cấp, giảm chi tiêu công, hoãn trả và xóa nợ, tư nhân hóa các dịch vụ, điều chỉnh giá cả bị bóp méo và phi điều tiết thị trường. Lý luận này thực chứng cho những thay đổi về mặt chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở hầu hết các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Ba Lan và Việt Nam vào cuối những năm 80.
Thứ tư, phát triển kinh tế nông thôn gắn với quá trình đa dạng hóa kinh tế nông thôn
Sự thành công trong phát triển kinh tế nông thôn ở hầu hết các nước phát triển trong những năm gần đây đều tập trung các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng hóa các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động phi nông nghiệp nhằm tạo việc làm và cải thiện cuộc sống người dân khu vực nông thôn. Ở hầu hết các nước phát triển thuộc OECD thì mức độ phát
39
triển kinh tế nông thôn đã đạt mức độ cao hơn khi mà các hoạt động như dịch vụ, du lịch nông thôn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó, các nước đang phát triển thì vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp đang trở thành xu hướng chủ đạo ở các nước này.
Thứ năm, phát triển kinh tế nông thôn hướng đến sự phân cấp trong quản lý Phương thức tiếp cận trong phát triển kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch rõ ràng theo hướng tiếp cận mệnh lệnh hành chính từ trên xuống chuyển sang hướng tiếp cận từ dưới lên với việc phân cấp quản lý cho các chính quyền địa phương. Xu hướng tập trung các nguồn lực của nhà nước bằng hình thức hỗ trợ được chuyển sang các hình thức đầu tư cũng như phát huy và thực hiện các sáng kiến, nguồn lực của người dân khu vực nông thôn trong phát triển kinh tế nông thôn.
Hoạt động phân cấp trong quản lý theo lý thuyết nông thôn mới cũng chứng minh tính hiệu quả trong quản lý, tính giải trình, minh bạch trong các hoạt động xây dựng và phát triển khu vực nông thôn, đồng thời, quá trình phân cấp này sẽ tạo ra sự chủ động hơn cho cấp địa phương, phát huy được mức độ sáng tạo trong cộng đồng khu dân cư.
Thứ sáu, phát triển kinh tế nông thôn hướng đến sự bền vững
Một nền nông nghiệp theo hướng bền vững là sản xuất ra các sản phẩm không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Xã hội càng phát triển thì phát triển kinh tế nông thôn càng phải đòi hỏi sản xuất và cung ứng những sản phẩm đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng và không gây ra ô nhiễm môi trường;
40
đảm bảo đạt được năng suất, chất lượng và sản lượng cao đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội về sản phẩm nông nghiệp; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, sạch sẽ, không tồn dư các chất độc; cải thiện nguồn thu nhập của người nông dân khu vực nông thôn.
Phát triển kinh tế nông thôn đảm bảo được tính bền vững tức là thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thiện các cơ chế nhằm tạo động lực phát triển các hoạt động phi nông nghiệp, sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực tại địa phương bao gồm các yếu tố về lao động, đất đai và nguyên vật liệu cho sản xuất.
Tóm lại: Đặc điểm chung của phát triển kinh tế nông thôn là một quá trình phán ánh sự thay đổi các mối quan hệ kinh tế trong địa bàn khu vực nông thôn. Xu thế chung của tiến trình này cũng không nằm ngoài các lý thuyết về sự phát triển, nhưng ở góc độ hẹp hơn tức là gắn liền địa bàn khu vực nông thôn. Phát triển và phát triển kinh tế nông thôn đều có một điểm chung chính là sự thay đổi, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp một cách đa dạng giữa các nhân tố trong tiến trình của sự phát triển.
Các nhân tố tham gia và quyết định sự phát triển bền vững kinh tế nông thôn trong các chính sách chính là: Sự đồng thuận của các tầng lớp cư dân sống trong khu vực nông thôn, những đóng góp có phản biện của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, những điều chỉnh về mặt chính sách của chính phủ, sự giám sát có hiệu quả của các cơ quan đoàn thể địa phương, sự đóng góp về mặt tài chính của các nhà tài trợ, doanh nghiệp tư nhân, các Hiệp hội kinh doanh…