CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2 THANH TRA , KIỂM TRA THUẾ
1.2.1 Khái niệm và mục tiêucủa thanh tra, kiểm tra thuế 1.2.1.1 Khái niệm
Theo giáo trình nghiệp vụ thuế Học viện Tài chính, “Thanh tra thuế là Hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật” [18, tr.437].
Theo tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế năm 2008 của nhà xuất bản Hà Nội: “Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch phát sinh đến nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vũ nộp thuế của NNT nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội”.
“Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những chức năng cơ bản của cơ quan quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng thời làm cho NNT luôn ý thức rằng có một hệ thống luôn giám sát hiệu quả tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế” [31, tr.63].
1.2.1.2 Mục tiêu
Theo tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế năm 2008 [31, tr.64] của nhà xuất bản Hà Nội thì mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế là:
15
- Phát hiện , ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với NNT và cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan.
- Phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hở trong các văn bản pháp luật thuế để kịp thời đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và xác lập các căn cứ hoàn thiện chính sáchthuế cũng như cơ chế quản lý thuế.
- Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ khiếu nại về thuế, làm căn cứ cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế.
1.2.2 Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế
- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ theo pháp luật
Nguyên tắc họat động thanh tra phải tuân thủ theo pháp luật đòi hỏi từ việc ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, ra kết luận thanh tra đến việc xử lý kết luận thanh tra… đều phải thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật qui định, không được tùy tiện, không được xuất phát từ ý kiến chủ quan của cơ quan và chức danh quản lý. Khi xem xét, phân tích đánh giá, kết luận các họat động, hành vi của đối tượng thanh tra, không dựa vào những thiên kiến chủ quan, tùy tiện của các cá nhân người làm công tác thanh tra.
- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế phải chính xác, khách quan, trung thực Nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực này đòi hỏi trong họat động thanh tra thuế phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật hiện tượng theo đúng như vốn có, không suy diễn tùy tiện, chủ quan, không gán cho nó những chi tiết, những hậu qủa mà bản thân nó không có. Muốn vậy người cán bộ thanh tra phải tiếp cận với sự việc, phải trực tiếp quan sát, tìm hiểu sự việc cần thanh tra. Tính khách quan, trung thực trong thanh tra đòi hỏi một thái độ vô tư, một cách làm thận trọng, nó đối lập với tư tưởng chủ quan, áp đặt dẫn đến kết luận tùy tiện, thiếu chính xác.
- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế phải bảo đảm dân chủ, công khai, kịp thời Thực hiện nguyên tắc dân chủ thực chất là nguyên tắc lấy dân làm gốc, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong một nhà nước pháp quyền vì dân do dân.
16
Công khai là một nguyên tắc quan trọng trong họat động thanh tra. Bởi lẽ, có công khai mối thu hút và tạo điều kiện cho đông đảo quần chúng tham gia họat động thanh tra, theo phương châm ”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thông qua công khai mà công công tác thanh tra bảo đảm tính khách quan, chính xác hơn vì nó cho phép kịp thời điều chính, bổ sung, hòan thiện kết qủa thanh tra, làm cho kết luận thanh tra đúng đắn hơn, trung thực hơn. Tuy nhiên công khai phải đúng theo qui định của pháp luật.
Kịp thời là một nguyên tắc quan trọng trong họat động thanh tra, làm cho thanh tra có hiệu qủa, tạo lòng tin với nhân dân.
- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế không làm cản trở đến họat động bình thường của đối tượng nộp thuế
Xét trên phương diện tổng quát, mục đích cuối cùng của họat động thanh tra là bảo đảm sự phát triển ổn định và lành mạnh xã hội. Họat động bình thường ở đây là họat động trong khuôn khổ của pháp luật, do đó mọi hành vi họat động không bình thường phải được ngăn cản và xử lý kịp thời tạo môi trường bình đẳng giữa các ĐTNT với nhau, bảo đảm lợi ích của nhà nước, của nhân dân và của đốitượng nộp thuế.
1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế
Giúp thủ trưởng cơ quan Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi ngành Thuế quản lý. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm trangười nộp thuế hàng năm;
Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của các đơn vị khác chuyển đến; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra;
- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế; thanh tra, kiểm tracác trường hợp theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
17
- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra, kiểm tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;
- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế; Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;
- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế;
- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của mình chuyển cho các cơ quan khác có liên quan giải quyết;
- Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của cơ quan thuế cấp trên; Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra, kiểm tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế;
- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi mình quản lý;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan thuế giao.