Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 109)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra

Điều chỉnh cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tếtheo hướng: - Cơ cấu lại nguồn nhân lực: Tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung nhiều người nộp thuế là các doanh nghiệp. Bảo đảm lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra chiếm từ 30% đến 35% tổng số cán bộ công chức trong ngành, đặc biệt cần tăng cường thêm cán bộ cho bộ phận làm công tác thanh tra (hiện tại bộ phận này chỉ có 13 người), đảm bảo yêu cầu quản lý thuế theo

chức năng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra: Theo kinh nghiệm của các nước cũng như các Cục Thuế ở Việt Nam đều có yêu cầu cao đối với việc tuyển chọn thanh tra, kiểm tra viên. Người được tuyển chọn thường phải đào tạo

qua đại học trở lên. Riêng ở các Cục Thuế tại Việt Nam thì phải có ít nhất 5 năm kinh

nghiệm trong ngành thuế. Ở Anh yêu cầu phải có 2 bằng đại học (1 bằng đại học Kinh tế hoặc đại học Thuế và 1 bằng đại học Luật). Do vậy Cục Thuế Kiên Giang phải tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại phòng thanh tra, phòng kiểm tra Cục Thuế; bố trí, sắp xếp lại nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra cấp Chi cục Thuế cho phù hợp. Bảo đảm 100% cán bộ làm làm công tác thanh tra, kiểm tra có

trình độ đại học khối các ngành kinh tế trở lên và am hiểu về các luật, chính sách có liên quan.

- Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực theo chất lượng, chiều sâu theo cấp độ (cấp cao, cấp trung, cấp chuyên viên) để đảm bảo xây dựng được một đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có trình độchuyên môn sâu trong lĩnh vực quản lý thuếnói chung, lĩnh vực thanh tra, kiểm tra nói riêng.

- Tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển đảm bảo mục tiêu phát triển đội

ngũ cán bộ công chức thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyên sâu. Xây dựng và triển

khai thí điểm cơ chế đánh giá hiệu quả công việc kết hợp với bố trí, sử dụng luân phiên, luân chuyển cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

98

- Thành lập đội thanh tra ở những Chi cục Thuế có số thu lớn, nhiều doanh nghiệp hoạt động như Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc, huyện, Kiên Lương, huyện Châu Thành... đảm bảo điều kiện theo quy định của Luật Thanh tra.

3.3.2.4 Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin

Bên cạnh việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, Cục Thuế phải chú trọng đến công tác tin học, tích cực triển khai phần mềm ứng dụng tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế, theo đó tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ chính sách pháp luật thuế

của NNT.

Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện toàn bộ trên ứng dụng

để bảo đảm tính khách quan, lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao để xây dựng kế

hoạch thanh tra, kiểm tra. Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của

phương pháp truyền thống (kế hoạch lập nhanh hơn, chính xác hơn, toàn diện hơn và khách quan hơn so với phương pháp truyền thống).

Cục Thuế chỉ đạo cho các bộ phận liên quan rà soát, nhập dữ liệu đầu vào cho phần mềm ứng dụng “hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra” (TTR) và “hệ thống ứng dụng báo cáo tài chính” (BCTC) để có nguồn dữ liệu đầu vào cho việc triển khai mở

rộng ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro của NNT để lập kế hoạch thanh tra thuế

(TPR) tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế.

Hiện nay một số doanh nghiệp lớn hầu hết áp dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong quản lý và hạch toán kế toán, nếu các doanh nghiệp này cố tình gian lận thì

để đối phó, bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế cần phải biên chế một số chuyên gia tin học giỏi, chuyên thanh tra, kiểm tra trên phần mềm để có thể hỗ trợ thanh tra các loại hình doanh nghiệp này. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, cán bộ thanh tra, kiểm tra có thể truy cập vào dữ liệu của NNT bao gồm các loại tờ khai, lần khai bổ sung, số lần không kê khai, số lần nộp chậm, lỗi kê khai sai, các vi phạm hành chính, bị truy

thu…để cán bộ thanh tra, kiểm tra có thể khai thác, nắm bắt được tình hình vi phạm kê khai, có dấu hiệu bất thường trong kê khai, nộp thuế của NNT.

99

Hiện nay Tổng cục Thuế đã có phần mềm hỗ trợ xác minh hóa đơn vì thế Cục Thuế nên triển khai tra cứu ứng dụng phần mềm này cho toàn Cục Thuế để trả lời xác

minh được nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế mà không phải tốn nhiều thời gian và cán bộđể tìm hồsơ lưu đểđối chiếu xác minh.

3.3.2.5 Xem xét công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng

năm

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Việc lựa chọn đối

tượng nộp thuế để thanh tra, kiểm tra hàng năm phải chuyển từ không có kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra có kế hoạch tổng thể và chi tiết. Kế hoạch này không cứng nhắc mà phải tùy thuộc vào mức độ rủi ro thất thu về thuế của từng ngành nghề, từng

địa bàn cụ thể. Như thanh tra, kiểm tra đối tượng nào? Thuộc lĩnh vực, ngành nghề

nào? Thanh tra theo nội dung gì? Toàn diện hay không toàn diện?

- Phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra khoa học, dựa trên hệ thống 21 tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro về thuế mà ngành thuế đã xây dựng, mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của ĐTNT và đặc biệt dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ

làm công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể hóa bộ tiêu chí này áp dụng tại địa bàn Kiên

Giang đúng và đầy đủ nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro, như việc chọn tiêu chí động và phê duyệt tiêu chí phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Việc gán các trọng số, xác định ngưỡng phân loại quy mô phải được nghiên cứu một cách khoa học. - Đối với Cục thuế Kiên Giang khi gán các trọng sốcho các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần chú ý đến tiêu chí tỷ lệ lợi nhuận chịu thuế trên doanh thu, tỷ suất giá vốn trên doanh thu, số thuế GTGT phải nộp trên doanh thu của các doanh nghiệp vì trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, nhiều khoản chi phí phát sinh khó kiểm soát do không có qui định rõ ràng và cụ thể dẫn đến dễ bị lợi dụng để trốn thuế.

- Qua cơ sở đúc kết kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố khác, Cục thuế Kiên Giang có thể lưu ý thêm một số trường hợp sau để bổ sung vào bộ tiêu chí đánh giá,

phân tích rủi ro của Cục Thuế cho phù hợp: cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên

100

động kinh doanh bất động sản, xây dựng; kinh doanh thương mại, dịch vụ; cơ sở kinh

doanh thay đổi trụ sở từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở vềtrước; cơ sở kinh doanh có sựthay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở vềtrước.

- Đối với những doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết chuyển giá, chuyển lợi nhuận Tổng cục Thuế chưa xây dựng được tiêu chí rủi ro này, trước mắt Cục Thuế rà soát lại toàn bộ doanh nghiệp có dấu hiệu liên kết để xây dựng thêm bộ tiêu chí rủi ro

“tiêu chí tĩnh” trên cơ sở những thông tin thu thập như sau:

+ Thông tin từ hồsơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế về các bên tham gia góp vốn nhằm xác định mối quan hệ liên kết giữa các bên tham gia góp vốn hoặc các doanh nghiệp của các bên tham gia góp vốn.

+ Thông tin từ các chỉtiêu đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp.

+ Thông tin từ bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp xem đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp là ai? Có quan hệ gì với doanh nghiệp?

+ Thông tin từ quá trình quản lý thuế để phát hiện các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp có rút vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác trong thời gian dưới 12 tháng.

- Ngay từ cuối Quí III hàng năm lực lượng thanh tra, kiểm tra phải phân tích mức

độ rủi ro thất thu về thuế trên cơ sở các phần mềm hỗ trợ “TPR, BCTC, TTR” để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải

đồng bộ trên toàn Cục Thuế để thuận tiện cho việc duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tránh sự trùng lặp.

- Giao chỉ tiêu thanh, tra kiểm tra cho các Chi cục Thuế, xem đây là một trong những tiêu chí đểđánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của đơn vị.

Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra hằng năm mà

Cục Thuế có thể lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh, kiểm tra là những doanh nghiệp có

điểm rủi ro cao nhất và một phần lựa chọn ngẫu nhiên trong phạm vi các doanh nghiệp

101

sẽ tiến hành đối chiếu với kết quả đã phân tích dự báo trước đó. Sau đó tiếp tục điều chỉnh bộ tiêu chí cho phù hợp để ngày càng phát hiện đúng các đối tượng có rủi ro cao về thuế.

3.3.2.6 Nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ khi tiến hành thanh tra,

kiểm tra thuế

- Thanh tra, kiểm tra nên nhằm vào đối tượng nộp thuế theo các mức độ sai phạm về thuế. Tức là thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không làm tốn kém không cần thiết cho cơ quan thuế.

- Tiến tới áp dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra gián tiếp trên cơ sởứng dụng công nghệ máy tính (thanh tra, kiểm tra trên máy tính), giảm bớt thanh tra dựa trên chứng từ sổ sách.

- Việc thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế của Cục Thuế đều theo đúng quy

trình và trình tự thủ tục quy định tại Quyết định số74/QĐ-TCT ngày 27 tháng 01 năm

2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình thanh tra doanh nghiệp và Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục

trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình kiểm tra thuế. Trước khi thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra; phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên trong đoàn; chuẩn bị đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra, kiểm tra báo cáo, đềcương phải gửi trước cho đối tượng thanh tra để họ chuẩn bị cung cấp thông tin cho đoàn thanh tra, kiểm tra làm việc.

- Trong suốt quá trình thanh tra, kiểm tra tại đơn vị phải ghi nhật ký cụ thể, từng

ngày đểtrưởng đoàn nắm bắt được tiến độ công việc hàng ngày và kiểm soát được nội dung và trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra. Tránh việc làm tùy tiện, thiếu trách nhiệm, không đúng trọng tâm, trọng điểm.

- Việc kết luận thanh tra phải chi tiết cụ thể. Hiện các biên bản và bản kết luận thanh tra còn chung chung nên khó xử lý, dễ gây hiểu lầm, có thểrơi vào tình trạng kết luận theo cảm tính của người thanh tra.

102

3.3.2.7 Tổ chức tốt công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra thuế

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra thuế được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, Cục thuế Kiên Giang cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tượng thanh tra, kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra thuế. Những trường hợp cố tình không thực hiện quyết định xử lý, Cục thuế Kiên Giang cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử lý khi cần thiết đảm bảo pháp luật thuếđược thực hiện nghiêm minh.

Hiện nay Tổng cục Thuếchưa có quy trình xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra,

trước mắt tiếp tục thực hiện theo sự phân công của lãnh đạo Cục thuế, bộ phận thanh tra, kiểm tra phải theo dõi, đôn đốc thu từđối tượng được thanh tra, kiểm tra trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày công bố quyết định xử lý. Sau đó lập danh sách ĐTNT chưa

nộp tiền ghi trong quyết định xử lý về bộ phận quản lý thu nợ, cưỡng chế nợ. Trong thời gian qua các bộ phận phối hợp tương đối nhịp nhàng, tuy nhiên gánh nặng dồn vào bộ phận quản lý thu nợ, cưỡng chế nợ, trong khi bộ phận này nhân sự có giới hạn. Theo tác giảđểtang cường công tác xử lý sau thanh tra cần phải:

- Bộ phận thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý của đối tượng thanh tra, kiểm tra trong vòng 90 ngày, kể từ ngày công bố quyết

định xử lý. Nếu đối tượng được thanh tra, kiểm tra không thực hiện thì bộ phận thanh tra, kiểm tra bàn giao cho bộ phận quản lý thu nợ, cưỡng chế nợ. Trong vòng 90 ngày

đầu, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm mở sổtheo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý. Việc đôn đốc thực hiện bằng điện thoại liên hệ trực tiếp đến

người đại diện của doanh nghiệp, sau khi liên hệ lần 1 và lần 2 doanh nghiệp chưa

thực hiện thì ban hành văn bản đốc thu do ban lãnh đạo đơn vị trực tiếp ký. Nếu dùng biện pháp này, sau 90 ngày kể từ ngày công bố quyết định xử lý mà doanh nghiệp vẫn không thực hiện thì bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế chuyển hồ sơ sang bộ phận quản lý thu nợ, cưỡng chế nợ thực hiện theo qui trình quản lý nợ.

- Bộ phận quản lý thu nợ, cưỡng chế nợ hàng tháng tiếp nhận danh sách, hồ sơ

103

từ ngày ban hành quyết định xử lý để áp dụng các biện pháp xử lý nợ đọng theo qui trình.

3.3.2.8 Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra

Thời gian qua công tác thanh tra, kiểm tra hàng quý, năm chưa được sơ, tổng kết kịp thời, hiện tại Cục Thuế lồng ghép vào báo cáo tổng kết công tác thuế của ngành. Theo tác giả, việc làm này chưa phù hợp với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra. Theo tác giảđịnh kỳhàng quý, năm Cục Thuế tỉnh Kiên Giang

nên có báo cáo chuyên đề về công tác kiểm tra, thanh tra thuế, báo cáo này sẽ nêu lên những ưu điểm và hạn chế qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế, tổng hợp những

vướng mắc đã được lãnh đạo thông qua tại buổi họp giải quyết vướng mắc và những kinh nghiệm qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế thực tiễn của cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế (những sai phạm mà trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuếđã

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 109)