9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1 Môi trường bên ngoài
Những thuận lợi
Thành tựu 30 năm thực hiện đổi mới, nước ta đã thoát khỏi nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 2.028 USD/người, đưa nước ta vượt ra khỏi
nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp; cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực (năm 2014, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38%); giai đoạn 3 năm 2012 - 2014 kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm quốc nội tăng bình quân 5,54%/năm. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất
kinh doanh đến cuối năm 2014 là 67.823 doanh nghiệp, tăng 8,4% so với năm 2013;
trong năm 2014, cảnước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn
đăng ký là 432,2 nghìn tỷđồng, góp phần quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 150,1 tỷđô la, tăng 13,6% so với năm 2013 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện mở rộng nguồn thu, đồng thời thúc đẩy cơ quan thuế phải đẩy mạnh cải cách để nâng cao năng lực quản lý thuế.
- Hệ thống pháp luật đã được từng bước hoàn thiện theo hướng đầy đủ, công bằng, minh bạch, các thủ tục hành chính được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
77
- Hình thức giao dịch điện tửđã xuất hiện và có xu hướng ngày càng trở lên phổ
biến tạo điều kiện đểcác cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế phát triển một nền hành chính hiện đại cung cấp các dịch vụ điện tử đa dạng, phong phú, nhanh chóng
cho người dân và doanh nghiệp.
- Các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đã hình thành và có xu
hướng phát triển là yếu tố quan trọng hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về
thuế nhanh chóng, chính xác hơn; cơ quan thuế có điều kiện nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Những khó khăn
- Yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo hướng chú trọng chất lượng tăng trưởng, phân bổ nguồn lực hợp lý, cơ cấu sản xuất theo hướng đầu tư vào những ngành sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có khả năng cạnh tranh và liên kết trong quá trình tạo ra sản phẩm, đòi hỏi hệ thống thuế phải thay đổi phù hợp cả về thể chế chính sách, tổ chức bộmáy và phương thức quản lý hành chính thuế.
- Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc thực thi các cam kết, ràng buộc khi tham gia vào các tổ chức, cộng đồng kinh tế quốc tế và khu vực đòi hỏi hệ thống thuế
phải thay đổi nhằm tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy đầu tư; các công ty đa quốc gia có vai trò ngày càng lớn, quá trình quốc tế hóa sản xuất và
phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế đòi hỏi hệ thống thuế phải tăng cường quản lý, giám sát các đối tượng và lĩnh vực phức tạp trên để đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế.
- Khung pháp lý điều chỉnh theo sự vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống thuế; đòi hỏi hệ thống thuế phải có sự
vận động phát triển đồng bộ, thống nhất với sự vận động, phát triển của cả hệ thống chính sách quản lý nhà nước.
- Các rủi ro về an ninh mạng, yêu cầu bảo mật thông tin người nộp thuế, sự phát triển của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, trình độ quản lý của người nộp thuế ngày càng cao.
78
- Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao từ khối cơ quan quản lý
nhà nước trong đó có cơ quan thuế sang khối doanh nghiệp do sự chênh lệch về thu nhập giữa khối nhà nước và khối doanh nghiệp ngày càng tăng.
- Yêu cầu tạo điều kiện, tạo môi trường để phát triển phải đi liền với yêu cầu quản lý đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ và thống nhất.