ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 74)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1 Những thành công

Trong những năm qua Cục thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT và toàn thể CBCC trong ngành thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Nhờ vậy công tác thanh tra, kiểm tra cũng có nhiều thuận lợi và đạt được những thành công như sau:

- Việc lập kế hoạch và chọn doanh nghiệp để thanh tra, kiểm tra: Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng và quan tâm hơn, Tổng cục Thuế đã có văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ cuối quý IV của năm trước. Căn cứ vào đó, Cục Thuế đã phân loại doanh nghiệp theo quy mô, đánh giá theo mức độ rủi ro về thuế, phân tích thông tin về thuế của các doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, lãi, lỗ...vv. Từ đó, trình tự các bước lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sát thực tế và đúng theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.

- Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra: Việc thanh tra, kiểm tra đối tượngnộp thuế của Cục Thuế đều theo đúng quy trình và trình tự thủ tục quy định tại Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009; Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27 tháng 01 năm

2014. của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình thanh tra doanh nghiệp và Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình kiểm tra thuế.

- Khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cán bộ làm công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra dựa trên bộ tiêu chí rủi ro của Tổng Cục Thuế xây dựng đã phân

63

tích, đánh giá mức độ rủi ro từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra đều có dấu hiệu vi phạm về thuế, có số truy thu lớn. Khi tiến hành thanh tra tại đơn vị cán bộ thanh tra chỉ thanh tra những nội dung bất hợp lý trên báo cáo tài

chính đã được phân tích ban đầu. Từ đó, công tác thanh tra được thực hiện đúng trọng tâm, đúng nội dung; khắc phục được tình trạng thanh tra tràn lan, không trọng điểm, gây tốn kém, mất thời gian...vv.

- Thời gian một cuộc thanh tra được rút ngắn. Bình quân thời gian hoàn thành một cuộc thanh tra, kiểm tra là 4,93 ngày. Thời gian hoàn thành một cuộc thanh tra, kiểm tra ngày một ngắn, năm 2012 là 5,57 ngày, năm 2013 là 5,22 ngày và năm 2014

là 4,18 ngày. Trước đây một cuộc thanh tra thường kéo dài 30 ngày nhưng hiện tại chỉ từ 5 ngày đến 10 ngày; cuộc kiểm tra là 5 ngày nhưng hiện tại chỉ từ 3 ngày đến 5 ngày. Thời gian thanh tra, kiểm tra rút ngắn đồng nghĩa với năng suất lao động và hiệu quả cuộc thanh tra, kiểm tra được nâng lên.

- Số thuế truy thu và phạt bình quân tương đối cao ( 52,74 triệu đồng một doanh nghiệp), trong khi chi phí Cục Thuế bỏ ra hàng năm không đáng kể. Trong 3 năm Cục Thuế bỏ ra 1.423 triệu đồng và đã thu về được cho ngân sách nhà nước 130.103 triệu đồng, rõ ràng xét về mặt hiệu quả kinhtế hoạt động thanh tra, kiểm tra rất hiệu quả.

- Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã có tác dụng:

+ Góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế thông qua công tác xử lý vi phạm về thuế; Trước tiên là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thành lập “doanh nghiệp ma” để kinh doanh hoá đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Ngân sách nhà

nước. Góp phần làm cho việc thực thi các luật và chính sách thuế hiệu qủa hơn.

+ Số thuế truy thu và phạt qua công tác thanh tra, kiểm tra lớn, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành số thu ngân sách hàng năm của Cục Thuế. Từ năm 2012 đến năm 2014 thanh tra, kiểm tra được 2.467 lượt ĐTNT, số thuế truy thu và phạt là 130.103 triệu đồng (năm 2012 là 48.494 triệu đồng, năm 2013 là 39.428 triệu đồng, năm 2014 là 42.180 triệu đồng). Ngoài ra còn phát hiện 04 doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích mua bán hóa đơn, hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu để chiếm đoạt tiền

64

hoàn thuế của nhà nước, với số tiền chiếm đoạt 110.934 triệu đồng. Kết quả xử lý sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đúng chế độ, đúng chính sách được NNT đồng tình, thống nhất cao, qua khảo sát có 86% NNT và 83% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cho rằng các quyết định, kết luận xử lý sau thanh tra của cơ quan thuế là chính sác, đầy đủ, đúng thời gian quy định.

+ Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

+ Cùng với các biện pháp tuyên truyền hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần nâng cao dần tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành chính sách thuế của đối tượngnộp thuế. Nhờ các biện pháp xử lý vi phạm về thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra làm cho ĐTNT biết được những sai phạm của mình để khắc phục, họ tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt hơn, điều này thể hiện thông qua việc đối tượng thanh tra, kiểm tra hàng năm tăng liên tục trong khi đó số thuế truy thu và phạt giảm dần.

- Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra: Cục thuế xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của ngành thuế nên khi chuyển sang mô hình quản lý theo chức năng, ngành Thuế Kiên Giang rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra như luân chuyển cán bộ có trình độ, năng lực làm công tác thanh tra, kiểm tra. Số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có trình độ đại học và trên đại học tăng lên theo từng năm, số cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp được chuẩn hóa, giảm dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn; cử cán bộ lãnh đạo tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế tổ chức sau đó về tập huấn lại cho cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra. Nhờ vậy, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểmtra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra, về việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp (phân tích dọc, ngang, phân tích các tỷ suất...vv trên báo cáo tài chính) nên việc

thanh tra đối tượng nộp thuế rất có chất lượng. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp thì có 74% cho rằng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện đúng nghiệp vụ, truyền đạt tận tình chính sách pháp luật thuế cho doanh nghiệp, không gây cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp [phụ lục 4].

65

- Cơ quan thuế đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng và Quản lý thị trường.. để ngăn ngừa và phát hiện những hành vi vi phạm, tội phạm về thuế. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế và các chính sách khác có liên quan đến công tác quản lý thuế tại địa phương. Qua khảo sát có 63% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có ý kiến cho rằng cơ quan thuế đã phối hợp tốt với cơ quan ban ngành [phụ lục 3]. Công tác

phối hợp với các Chi cục Thuế và các phòng ban ngày càng tốt hơn, càng đi vào nề nếp, công việc được trôi chảy hơn (có 81% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đồng ý với đánh giá nêu ở trên[phụ lục 3]).

- Công tác giám định về thuế ngày càng được quan tâm hơn, lực lượng làm công tác giám định ban đầu chỉ có 05 người nhưng đến thời điểm hiện tại là 20 người. Hầu hết giám định viên đều có trình độ chuyên môn tốt, có đạo đức, do vậy các vụ việc được giám định rất chính xác và khách quan, đúng thời điểm, đúng thời gian theo yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định.

- Trong những năm qua ngành thuế Kiên Giang đã thực hiện việc cải cách, hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra theo đúng lộ trình của Tổng cục Thuế. Tiếp thu và có ý kiến xây dựng các quy trình thanh tra, kiểm tra, những quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách pháp luật, trong những năm qua, ngành thuế Kiên Giang đã tích cực ứng dụng khai thác phần mềm quản lý thuế, hoàn thiện và áp dụng chương trình quản lý rủi ro về thuế cho công tác thanh tra, kiểm tra từ đó góp phần làm tinh gọn các thủ tục về thuế ( có 50% doanh nghiệp khảo sát đồng ý các thủ tục biểu mẫu kê khai thuế được tinh gọn [phụ lục 4]).

2.4.2 Những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra

Một là: Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu, sắc thuế

nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời vào Ngân sách nhà nước. Vì vậy vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa chưa thật sự bảo đảm công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật thuế; Các hành vi gian lận về thuế lớn, đặc biệt là các hành vi phạm tội chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT không được làm rõ, kịp thời thu hồi đầy đủ vào cho Ngân sách nhà nước.

66

Hai là:Từ năm 2012 đến năm 2014, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra

của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang chưa cao, chưa có năm nào đạt chỉ tiêu kế hoạch Tổng cục Thuế giao về số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra. Năm 2012 đạt 85,09% kế hoạch, năm 2013 đạt 97,16% kế hoạch và năm 2014 đạt 97,47% kế hoạch. Việc không hoàn thành kế hoạch là do bộ phận thanh tra hàng năm thanh tra đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch. Năm 2012 chỉ đạt 44% kế hoạch, năm 2013 đạt 65% kế hoạch và năm 2014 đạt 51% kế hoạch Tổng cục Thuế giao. Công tác xử lý sau thanh tra chưa được tốt, tình hình nợ đọng thuế sau thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế Kiên Giang là rất lớn, từ năm 2012 đến năm 2014 là 60.771 triệu đồng, tương ứng với 46,71% số thuế truy thu và phạt theo kết luận và quyết định xử lý về thuế.

Ba là: Cục Thuế Kiên Giang còn lúng túng trong việc việc lập kế hoạch thanh

tra, kiểm tra; đánh giá chọn đối tượng để thanh tra, kiểm tra; phân tích các tiêu thức theo chiều ngang, chiều dọc, phân tích theo tỷ suất còn quá trừu tượng do vậy không bảo đảm đúng qui định; Các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tỷ lệ doanh nghiệp sai phạm khi thanh tra, kiểm tra chỉ đạt 99%.

Tổng cục Thuế đã ban hành bộ 21 tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế rất rõ ràng và cụ thể áp dụng cho toàn quốc, tuy nhiên việc cụ thể hóa bộ tiêu chí này áp dụng tại địa bàn Kiên Giang chưa làm đúng và đầy đủ nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro, như việc chọn tiêu chí động và phê duyệt tiêu chí không phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, hơn nữa việc gán các trọng số, xác định ngưỡng phân loại quy mô còn dựa vào cảm tính, chưa được nghiên cứu một cách khoa học, từ đó gây khó khăn cho việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Qua khảo sát có 47% cán bộ làm công tác thanh tra,

kiểm tra cho rằng bộ tiêu chí phục vụ cho việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chỉ đáp ứng được một phần, cần điều chỉnh thêm, 14% chưa tốt [phụ lục 3].

Hàng năm Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu kế hoạch thanh tra, tuy nhiên phòng thanh

tra chưa có biện pháp giao trách nhiệm cho các Chi cục Thuế và phòng Kiểm tra lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra do vậy rất khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp để thanh tra.

Việc lựa chọn doanh nghiệp để thanh tra, kiểm tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra là chưa khoa học, bỏ sót nhiều doanh

67

nghiệp lớn, nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có số thuế truy thu lớn, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Thuế, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư.

Bốn là: Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra mặc dù đã được cải

thiện và nâng cao hơn trước nhưng chưa đáp ứng theo yêu cầu cải cách hiện tại. Chẳng hạn, qua xem xét lại tính hiệu qủa trong các cuộc thanh tra đã thể hiện rõ sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ kế toán, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của cán bộ làm công tác thanh tra. Vì vậy, việc nghiên cứu tài liệu,

phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành thanh tra chưa sâu; chưa tìm hiểu, nắm bắt được các thông tin ngoài ngành về các đối tượng được thanh tra nên kết quả thanh tra đôi lúc chưa cao. Hiện nay một phần lớn cán bộ làm công tác

thanh tra, kiểm tra chỉ làm theo “lối mòn” của những người đi trước, thiếu tính sáng tạo, thiếu đầu tư suy nghĩ, mặc dù khi thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp thì không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, mỗi doanh nghiệp đều có những sai phạm

khác nhau.

Mặc dù nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra thiếu nhưng Cục Thuế vẫn chưa sử dụng một cách triệt để, còn để “thời gian chết” nhiều, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tính chuyên nghiệp không cao, ví dụ như đòan thanh tra sau khi kết

thúc thanh tra tại doanh nghiệp thì chỉ có cán bộ tổng hợp làm việc, còn lại những cán bộ khác rảnh rỗi, thay gì phải tiếp tục đi thanh tra các doanh nghiệp khác từ đó dẫn đến người thì làm việc suốt người thì không được phân công làm.

Vẫn còn trình trạng công chức thuế không đủ năng lực nhưng vẫn được bố trí làm công tác thanh tra, kiểm tra làm giảm năng suất và hiệu quả công việc, tăng rủi ro sai sót cho cuộc thanh tra, kiểm tra. Nghiêm trọng hơn là một số ít công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra có biểu hiện vụ lợi, kém ý thức và trách nhiệm, lợi dụng công tác để gây phiền hà, sách nhiễu, bắt bẻ doanh nghiệp, mặc dù sai phạm của doanh nghiệp là không đáng kể. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp có 14% doanh nghiệp cho rằng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra sách nhiễu doanh nghiệp, 12% doanh nghiệp cho rằng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp [phụ lục 4].

68

Năm là: Công tác phối hợp giữa các phòng, Chi cục thuế và các cơ quan ban

ngành chưa được hiệu qủa. Qui chế phối hợp giữa các phòng, ban, chi cục của Cục Thuế xây dựng đã lâu, nay bị lạc hậu. Việc phối hợp giữa bộ phận kê khai và bộ phận thanh tra, kiểm tra chưa tốt dẫn đến tình trạng doanh nghiệp kê khai thuế sai không được tuyên truyền nhắc nhở kịp thời đến khi thanh tra, kiểm tra mới phát hiện làm cho doanh nghiệp khó khắc phục. Trong năm 2013 để cho 04 doanh nghiệp thành lập với mục đích mua bán hóa đơn, hợp thức hóa thủ tục xuất khẩu hàng nông sản, hàng tiêu dùng qua đường biên giới Campuachia chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT 110.934 triệu đồng, một trong những nguyên nhân để chiếm đoạt tiền hoàn thuế là công tác phối hợp xác minh hóa đơn, thân nhân NNT chưa tốt.

Việc xử lý vi phạm hành chính sau thanh tra, kiểm tra chưa thống nhất từ Cục

Thuế xuống Chi cục, một số vụ việc xử lý chưa đúng quy định. Qua khảo sát còn 3%

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 74)