9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.5.4 Khả năng vận dụng vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Việt Nam nó
nói chung và tại Cục Thuế Kiên Giang nói riêng
Công tác kiểm tra, thanh tra là một chức năng cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Kinh nghiệm công tác kiểm tra, thanh tra của các nước và các Cục thuế ở Viêt Nam nêu trên cho thấy mô hình tổ chức và cách thức hoạt động có khác nhau nhưng có những điểm chung:
33
- Các tiêu chí quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra là ngăn ngừa, xử lý sai phạm, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
- Hoạt động kiểm tra, thanh tra được phân loại và phân cấp rõ ràng, đảm bảo khép kín và phát huy được tác dụng của tổ chức thanh tra các cấp.
- Công cụ đắc lực phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra là: Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con người trong việc tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Kết luận thanh tra, kiểm tra thuếđược thực thi nghiêm túc bởi hệ thống các cơ quan Nhà nước cùng vào cuộc.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và cải cách công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại một số nước trên thế giới và một số Cục Thuế tại Việt Nam, những nộidung có thể vận dụng để thực hiện thành công chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế ở Việt Nam nói chung và ở Cục thuế Kiên Giang nói riêng trong thời gian tới
là:
- Xây dựng mô hình tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng chuyên môn hoá
cao. Các tổ chức thanh tra NNT mới được cơ cấu theo hướng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình thanh
tra, kiểm tra.
- Chuẩn hoá lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế cả về số lượng và chất lượng.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích rủi ro một cách khoa học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế.
- Áp dụng tốt các qui trình thanh tra, kiểm trathuếđể nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra thuế.
Tóm tắt chương 1:
Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tổng quan tình hình nghiên cứu trước đây, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đây là những lý thuyết căn bản nhất liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Qua đó tác giả đã
34
nêu lên những kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại một số nước trên thế giới và một số Cục Thuế tại Việt Nam và khả năng vận dụng những kinh nghiệm này vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Việt Nam nói chung và tại Cục Thuế Kiên
35
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2012-2014 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ KIÊN GIANG
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy Cục Thuế Kiên Giang theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày
14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo mô hình quản lý theo chức năng gồm có 15 đơn vị trực thuộc là các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố và 12 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục Thuế. Cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng tính đến thời điểm tháng 12 năm 2014 là 811 người (trong biên chế là 731người, nhân viên hợp đồng theo Nghị Định 68/CP của Chính Phủ là 80 người). So với biên chế được giao đơn vị còn thiếu là 29 biên chế:
Các phòng chức năng thuộc Cục Thuế Kiên Giang:
Có 12 phòng được bố trí như sau:
(1). Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ;
(2). Phòng Kê khai và kế toán thuế;
(3). Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
(4). Phòng Kiểm tra thuế;
(5). Phòng Thanh tra thuế; (6). Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; (7). Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân; (8). Phòng Kiểm tra nội bộ;
(9). Phòng Quản lý các khoản thu từ đất; (10). Phòng Tổ chức cán bộ;
36 (11). Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ ;
(12). Phòng Tin học.
Các Chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế Kiên Giang:
Có 15 Chi cục thuế được bố trí ở các huyện, thị xã và thành phố theo địa bàn hành chính cấp huyện.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Cục thuế Tỉnh Kiên Giang.
Nguồn: Cục thuếTỉnh Kiên Giang
37
Nhiệm vụ thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang bao gồm:
(1). Thu từ hoạt động SXKD.
(2). Các khoản thu khác: Thuế thu nhập cá nhân, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường, thu từ bán tài sản nhà nước…
(3). Các khoản phí, lệ phí.
Tổng thu ngân sách nhà nước 03 năm (2012- 2014) của tỉnh Kiên Giang là 14.352,743 tỷ đồng, đạt 107% so với dự toán UBND tỉnh và tăng 59% so với 03 năm
(2009-2011), bình quân mỗi năm tăng 16,5%. Trong đó:
- Tổng thu năm 2012 là 4.024,203 tỷ đồng, đạt 105% dự toán UBND tỉnh, tăng 18% so cùng kỳ.
- Tổng thu năm 2013 là 5.049,745 tỷ đồng, đạt 108% dự toán UBND tỉnh và tăng 25% so cùng kỳ.
- Tổng thu năm 2014 là 5.253,1 tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán UBND tỉnh và tăng 4% so cùng kỳ.
Cụ thể kết quả thực hiện dự toán thu từ năm 2012 đến 2014như sau:
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện dự toán thu từ năm 2012 đến 2014.
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN 2012-2014 THỰC HIỆN
2012-2014 TỶ LỆ HOÀN THÀNH (TH/DT%) TỶ LỆ HOÀN THÀNH SO VỚI CÙNG KỲ (%) Tổng cộng 13.430.000 14.352.743 107% 159% 1 Khu vực QDTW 660.000 657.370 100% 102% 2 Khu Vực QD ĐP 610.000 635.417 104% 119% 3 Khu vực ĐTNN 585.000 662.159 113% 197% 4 Khu vực CTN-NQD 3.447.000 3.067.588 89% 156% 5 Thuế TNCN 1.015.000 985.595 97% 166% 6 Các loại khu vực, sắc thuế khác 7.113.000 8.344.614 117% 168%
Nguồn: Tác giả tổng hợptừ báo cáo tổng kết của Cục Thuế Kiên Giang.
2.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ
38
2.2.1.1 Công tác tổ chức trong hoạt động thanh tra, kiểm tra
Theo mô hình quản lý thuế hiện nay, ĐTNT tự căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ kê khai của mình và căn cứ vào các quy định pháp luật thuế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, chủ động nộp thuế cho nhà nước theo đúng thời hạn quy định của pháp luật. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai nộp thuế của ĐTNT trừ khi phát hiện sai sót, vi phạm hoặc các dấu hiệu không chấp hành luật thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để ĐTNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của ĐTNT và thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế của ĐTNT. Trong cơ chế quản lý thuế mới, chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng trọng tâm của Cục thuế Kiên Giang. Lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi phải tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng cán bộ thuế tham gia công tác thanh tra, kiểm tra sẽ tăng lên đáng kể, tổ chức các Phòng, Đội kiểm tra, thanh tra tại Cục thuế, Chi cục thuế sẽ tăng lên, được quy định rộng hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra ĐTNT đã phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan thanh tra thuế các cấp theo hướng: Thanh tra Tổng Cục thuế tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, quy trình thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ thanh tra ĐTNT tại các Cục thuế có số lượng ĐTNT lớn và trực tiếp thanh tra các ĐTNT lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp, có chi nhánh trên toàn quốc hoặc có các hoạt động giao dịch quốc tế. Kiểm tra, thanh tra Cục thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra ĐTNT theo địa bàn quản lý và hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ kiểmtra Chi cục Thuế tổ chức hoạt động kiểm tra trên địa bàn. Cuối
cùng, kiểm tra tra Chi cục Thuế thực hiện kiểm tra ĐTNT theo địa bàn quản lý. Hoạt động thanh tra, kiểm tra ĐTNT được tổ chức tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Trong nhiều năm qua Cục Thuế Kiên Giang luôn xác định công tác thanh tra, kiểm tra là hết sức quan trọng không chỉ góp phần chống thất thu ngân sách, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế mà còn góp phần giáo dục ý thức chấp hành chính sách pháp luật về thuế cho nhân dân. Vì vậy việc củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ làmcông tác thanh tra, kiểm tra thuế luôn được Ban lãnh đạo Cục Thuế quan tâm
39
đúng mức. Năm 2012 cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế là 146 người, năm 2013 là 149 người và năm 2014 là 156 người, chiếm 21,34% trên tổng số cán bộ công chức biên chế trong ngành. Hiện tại hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang gồm có 01 phòng Thanh tra, một phòng Kiểm tra thuộc văn phòng Cục Thuế và 15 đội kiểm tra thuế thuộc 15 Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Số lượng, cơ cấu lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế
STT NỘI DUNG THUẾCỤC CHI CỤC THUẾ CỘNGTỔNG CƠ CẤU THEO
TRÌNH ĐỘ 1 NĂM 2012 35 111 146 100% Trong đó: 0 - Trình độ trên đại học 1 1 0,7% - Trình độ đại học 34 74 108 74,0% - Trình độ CĐ, TC 37 37 25,3% 2 NĂM 2013 33 116 149 100% Trong đó: 0 - Trình độ trên đại học 2 2 1,3% - Trình độ đại học 31 85 116 77,9% - Trình độ CĐ, TC 31 31 20,8% 3 NĂM 2014 33 123 156 100% Trong đó: - Trình độ trên đại học 2 1 3 1,9% - Trình độ đại học 31 95 126 80,8% - Trình độ CĐ, TC 27 27 17,3%
Nguồn: Cục Thuế Kiên Giang
Qua bảng thống kê lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang cho thấy lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm có tăng về số lượng cũng như chất lượng đào tạo.
Về số lượng, năm 2012 tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra là 146 người, năm 2013 tăng lên 149 người , tăng tương ứng với 2% so với năm 2012 và năm 2014 tăng lên 156 người, tăng tương ứng với 5% so với năm 2013.
40
Đồ thị 2.1: Số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra qua các năm. Nguồn: Cục thuế Tỉnh Kiên Giang
Về chất lượng, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học năm 2012 là 109 người, chiếm 74,7% tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; năm 2013 tăng lên 118 người, chiếm 79,2% tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra và năm 2014 tăng lên 129 người, chiếm 82,7% tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Trong khi số lượng và tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có trình độ cao đẳng, trung cấp ngày càng có xu hướng giảm dần, năm 2012 là 37 người, chiếm 25,3% tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; năm 2013 giảm xuống còn 31 người, chiếm 20,8% tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra và năm 2014 còn 27 người, chiếm 17,3% tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có nghiệp vụ chuyên môn tốt, có thời gian công tác
trong ngành thuế từ 05 năm trở lên chiếm 67% [phụ lục 3].
Tại Chi cục Thuế cán bộ làm công tác kiểm tra có trình độ đại học, trên đại học tăng liên tục qua các năm, năm 2012 là 74 người, năm 2013 là 85 người và năm 2014 là 96 người, trong khi cán bộ kiểm tra có trình độ cao đẳng, trung cấp giảm dần qua các năm, năm 2012 là 37 người, đến năm 2014 chỉ còn 27 người.
41
Đồ thị 2.2: Chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra quacác năm. Nguồn: Cục thuế Tỉnh Kiên Giang.
Cục Thuế tỉnh Kiên Giang luôn xác định chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cuộc thanh tra, kiểm tra. Nếu cuộc thanh tra, kiểm tra có hiệu quả, chất lượng cao đòi hỏi cán bộ thanh tra, kiểm tra phải “vừa hồng, vừa chuyên”, hiểu biết chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và chính sách pháp luật thuế nói riêng. Bởi vì đây là lực lượng giúp nhà quản lý hay thủ trưởng cơ quan thuế ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thuế, phát hiện những kẽ hở của chính sách pháp luật về thuế để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Có thể nói lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra là một (tay đấm thép” của ngành thuế. Vì vậy hầu hết cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại Kiên Giang được đào tạo, bồi dưỡng khá tốt về lĩnh vực kế toán, chính sách thuế, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật xử phạt vi phạm hành chính... Áp dụng tốt các quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, ngoài ra lực lượng này còn được đào tạo cơ bản về tin học, ngoại ngữ.
2.2.1.2 Việc áp dụng qui trình thanh tra, kiểm tra
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2009 đến năm 2014, Tổng cục Thuế đã ban hành Qui trình thanh tra thuế kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009; Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27 tháng 01 năm
2014 và Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008.
Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã vận dụng các qui trình này vào hoạt động thanh tra, kiểm tra từ khâu lập kế hoạch thanh
42
tra, kiểm tra đến khâu báo cáo kết quả bảo đảm tạo sự thống nhất trong ngành thuế nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận thuế, đồng thời nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra và góp phần cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế. Việc áp dụng qui trình thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được thực hiện với bốn bước cơ bản như sau:
Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành thanh tra,kiểm tra tại Cục Thuế Kiên Giang
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế do Cục Thuế tỉnh Kiên Giang xây dựng hàng năm trên cơ sở các quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của Tổng cục Thuế. Theo đó
Công tác thanh tra phải đạt 1,65% và kiểm tra phải đạt 13% tổng số doanh nghiệp mà ngành thuế Kiên Giang quản lý. Phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra khoa học, dựa trên hệ thống 21 tiêu chíđánh giá mức độ rủi ro về thuế mà ngành thuế
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Bước 2: Tổ chức phân tích
chuyên sâu và làm các thủ tục tiến hành thanh tra
Bước 3: Tổ chức thanh tra, kiểm tra
Bước 4: Báo cáo việc thực hiện kế hoạch và kết quả
43
đã xây dựng [Phụ lục 1], mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của ĐTNT và đặc biệt dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể các tiêu chí lựa chọn ĐTNT để thanh tra, kiểm tra được xây dựng trên cơ sở như sau:
- Những cơ sở SXKD có dấu hiệu rủi ro về thuế như: