Việc áp dụng qui trình thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.2 Việc áp dụng qui trình thanh tra, kiểm tra

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2009 đến năm 2014, Tổng cục Thuế đã ban hành Qui trình thanh tra thuế kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009; Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27 tháng 01 năm

2014 và Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008.

Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã vận dụng các qui trình này vào hoạt động thanh tra, kiểm tra từ khâu lập kế hoạch thanh

42

tra, kiểm tra đến khâu báo cáo kết quả bảo đảm tạo sự thống nhất trong ngành thuế nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận thuế, đồng thời nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra và góp phần cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế. Việc áp dụng qui trình thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được thực hiện với bốn bước cơ bản như sau:

Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành thanh tra,kiểm tra tại Cục Thuế Kiên Giang

Bước 1: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế do Cục Thuế tỉnh Kiên Giang xây dựng hàng năm trên cơ sở các quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của Tổng cục Thuế. Theo đó

Công tác thanh tra phải đạt 1,65% và kiểm tra phải đạt 13% tổng số doanh nghiệp mà ngành thuế Kiên Giang quản lý. Phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra khoa học, dựa trên hệ thống 21 tiêu chíđánh giá mức độ rủi ro về thuế mà ngành thuế

Bước 1: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Bước 2: Tổ chức phân tích

chuyên sâu và làm các thủ tục tiến hành thanh tra

Bước 3: Tổ chức thanh tra, kiểm tra

Bước 4: Báo cáo việc thực hiện kế hoạch và kết quả

43

đã xây dựng [Phụ lục 1], mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của ĐTNT và đặc biệt dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể các tiêu chí lựa chọn ĐTNT để thanh tra, kiểm tra được xây dựng trên cơ sở như sau:

- Những cơ sở SXKD có dấu hiệu rủi ro về thuế như:

 Nộp hồ sơ kê khai thuế thường không đầy đủ các biểu mẫu kèm theo hoặc nộp hồ sơ kê khai thuế không đúng hạn.

 Kê khai thuế sai sót, kê khai thuế không trung thực, tờ khai phải điều chỉnh nhiều lần.

 Không nộp đầy đủ số thuế phải nộp theo kê khai và nộp thuế chậm thường xuyên.

 Có dấu hiệu bất thường về kê khai thuế các tháng, các năm với nhau.  Cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm.

- Những cơ sở SXKD bị lỗ liên tục nhiều năm liền hoặc có số thuế GTGT âm liên tục nhưng không đề nghị hoàn.

- Những cơ sở SXKD có sự biến động về kê khai thuế của NNT qua các năm, doanh thu, lợi nhuận tăng giảm thất thường.

- Những cơ sở SXKD nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế.

- Những cơ sở SXKD có doanh thu và số thuế nộp lớn và những cơ sở SXKD có

tiềm lực về tài chính.

- Lựa chọn cơ sở SXKD để thanh tra, kiểm tra theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên, của thủ trưởng đơn vị và những cơ sở SXKD có khiếu nại tố cáo.

Tổng hợp những tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế, Cục Thuế chọn ĐTNT để thanh

tra, kiểm tra theo các cấp độ rủi ro từ cao xuống thấp.

Bước 2: Tổ chức phân tích chuyên sâu ĐTNT

Để tránh kéo dài thời gian cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, không gây

44

khi thanh tra, kiểm tra cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải phân tích chuyên sâu để xác định trọng tâm, trọng điểm từ đó xác định đúng các nội dung, hình thức và thời gian để tiến hành thanh tra, kiểm tra tại ĐTNT.

Sau khi phân tích chuyên sâu, tiến hành làm các thủ tục để thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra và ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Để bảo đảm khách quan, trung thực, thực hiện đúng qui định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, mỗi đoàn thanh tra được cử một giám sát đoàn.

Bước 3: Tổ chức thanh tra, kiểm tra tại cơ sở ĐTNT

- Công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.

- Sau khi công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại cơ sở NNT, đoàn thanh tra yêu cầu NNT cung cấp và tiếp nhận các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, tờ khai thuế và các văn bản giải trình có liên quan đến nội dung ghi trong quyết định thanh tra.

Sau khi tiếp nhận bước đầu, đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện đối chiếu với các báo cáo đã gửi đến cơ quan thuế để thực hiện kiểm tra sơ bộ về:

 Hình thức các báo cáo của đối tượng nộp thuế;

 Kiểm tra, tính toán các số liệu phản ánh trên từng báo cáo;

 Kiểm tra mối liên hệ giữa các căn cứ để lập số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo thuế?

Tiếp theo sẽ thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, cụ thể:

 Tiến hành so sánh với kết quả phân tích đã tiến hành tại cơ quan thuế, tìm ra những biến động bất thường và yêu cầu doanh nghiệp giải thích đưa ra các bằng chứng để chứng minh;

 Phân tích ngang báo cáo tài chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu;

45

 Phân tích dọc báo cáo tài chính chính là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các

báo cáo để rút ra kết luận;

 So sánh các yếu tố trên báo cáo tài chính, báo cáo kết quả SXKD và trên báo cáo thuế.

- Khi cần thiết đoàn thanh tra có kế hoạch xác minh cụ thể xin ý kiến người ra Quyết định thanh tra.

- Tổng hợp những bất hợp lý qua quá trình so sánh, đối chiếu và đưa ra các quyết định giải quyết sau đó lập các biên bản thanh tra, kiểm tra.

Bước 4: Báo cáo kết quả và việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm

tra

Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị chậm nhất 03 ngày làm việc các

thành viên phải có báo cáo gửi trưởng đoàn, sau đó trưởng đoàn tập hợp cáo cáo người ra quyết định và giám sát đoàn thanh tra chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị. Cuối tháng, quý, năm bộ phận tổng hợp, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra về cấp trên.

2.2.2. Kết quảcủa công tác thanh tra, kiểm tra thuế 2012-2014

2.2.2.1 Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Nhìn chung từ năm 2012 đến năm 2014, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang chưa cao, chưa có năm nào đạt chỉ tiêu kế hoạch Tổng cục Thuế giao về số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra. Năm 2012 đạt 85,09% kế hoạch, năm 2013 đạt 97,16% kế hoạch và năm 2014 đạt 97,47% kế hoạch. Việc không hoàn thành kế hoạch là do bộ phận thanh tra hàng năm thanh tra đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch. Năm 2012 chỉ đạt 44% kế hoạch, năm 2013 đạt 65% kế hoạch và năm 2014 đạt 51% kế hoạch Tổng cục Thuế giao. Tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra tăng liên tục qua các năm, đây là do sự nỗ lực phấn đấu hết mình của cán bộ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra và sự quan tâm chỉ

46

đạo sâu sắc của ban lãnh đạo Cục Thuế đã tạo điều kiện tăng cường về con người cũng như vật chất phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra của đơn vị.

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ hoàn thànhkế hoạch thanh tra, kiểm tra. Nguồn: Cục thuế Tỉnh Kiên Giang.

Năm 2012:

Theo quyết định số 42/QĐ-TCT ngày 16/01/2012, năm 2012 Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu thanh tra cho Cục Thuế tỉnh Kiên Giang là 89 doanh nghiệp và kiểm tra là 716 doanh nghiệp. Trong năm đã thực hiện thành công 685 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đạt 85% kế hoạch (thanh tra được 39 doanh nghiệp, đạt 44% kế hoạch, kiểm tra được 646 doanh nghiệp, đạt 90% kế hoạch). Năm 2012 không hoàn

thanh kế hoạch thanh tra, kiểm tra do lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra vừa thiếu lại vừa yếu. Do mới chuyển sang mô hình thanh tra, kiểm tra theo chức năng do vậy Cục Thuế chưa quan tâm đúng mức, chưa chủ động bố trí đầy đủ cán bộ thanh tra,

kiểm tra. Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phần lớn chưa được tập huấn nghiệp vụ, làm việc chưa năng động, chưa mang tính tự lực, tự chủ trong công tác. Cụ thể như

47

Bảng 2.3:Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2012.

STT Chỉ tiêu Kế hoạch

được giao Số DN đã thanh tra, kiểm tra thành KH (%) Tỷ lệ hoàn

1 Thanh tra 89 39 44%

Doanh nghiệp vừa 6 3 50%

Doanh nghiệp nhỏ 83 36 43%

2 Kiểm tra 716 646 90%

Doanh nghiệp vừa 37 37 100% Doanh nghiệp nhỏ 679 609 90%

Tổng cộng 805 685 85%

Nguồn: Cục thuế Tỉnh Kiên Giang Năm 2013:

Năm 2013 Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu thanh tra cho Cục Thuế tỉnh Kiên Giang là 95 doanh nghiệp và kiểm tra là 786 doanh nghiệp. Trong năm đã thực hiện thành công 856 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đạt 97,16% kế hoạch (thanh tra được 62 doanh nghiệp, đạt 65% kế hoạch, kiểm tra được 794 doanh nghiệp, đạt 101% kế hoạch). Cục Thuế Kiên Giang không hoàn thành kế hoạch năm 2013 là do lĩnh vực thanh tra doanh nghiệp không đạt kế hoạch làmảnh hưởng đến chỉ tiêu chung

toàn ngành. Trong năm 2013 phòng thanh tra chọn doanh nghiệp thanh tra chú trọng đến doanh nghiệp có số thu lớn, doanh nghiệp lớn do vậy thời gian thanh tra kéo dài, trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế, cán bộ thanh tra được gửi đi tập huấn ngắn hạn nhiều nên thiếu cán bộ để thành lập đoàn thanh tra, hơn nữa trong năm phải tập chung nhiều trong lĩnh vực giám định thuế, xác minh hóa đơn bất hợp pháp do công an chuyển hồ sơ sang. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra có bước đột phá hơn năm 2012, tăng hơn năm 2012 là 12,6% tương ứng với 171 doanh nghiệp và tiến sát với mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm. Cụ thể như sau:

48

Bảng 2.4:Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2013

STT Chỉ tiêu được gKế hoạch iao Số DN đã thanh tra, kiểm tra thành KH (%) Tỷ lệ hoàn

1 Thanh tra 95 62 65%

Doanh nghiệp vừa 7 2 29%

Doanh nghiệp nhỏ 88 60 68%

2 Kiểm tra 786 794 101%

Doanh nghiệp vừa 57 57 100% Doanh nghiệp nhỏ 729 737 101%

Tổng cộng 881 856 97,16%

Nguồn: Cục thuế Tỉnh Kiên Giang. Năm 2014:

Theo quyết định số 88/QĐ-TCT ngày 10/02/2014, năm 2014 Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu thanh tra cho Cục Thuế tỉnh Kiên Giang là 108 doanh nghiệp và kiểm tra là 842 doanh nghiệp, cao hơn chỉ tiêu năm 2013 là 69 doanh nghiệp. Trong năm đã thực hiện thành công 871 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đạt 97,47% kế hoạch (thanh tra được 55 doanh nghiệp, đạt 51% kế hoạch, kiểm tra được 871 doanh nghiệp, đạt 103% kế hoạch). Mặc dù Cục Thuế Kiên Giang không hoàn thành

kế hoạch năm 2014 nhưng số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra tăng hơn năm 2013 là 0,31% tương ứng với 70 doanh nghiệp và tiệm cận với mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm. Cụ thể như sau:

Bảng 2.5:Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2012.

STT Chỉ tiêu được giaoKế hoạch Số DN đã thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ hoàn thành KH (%)

1 Thanh tra 108 55 51%

Doanh nghiệp vừa 28 28 100% Doanh nghiệp nhỏ 80 27 34%

2 Kiểm tra 842 871 103%

Doanh nghiệp vừa 58 58 100% Doanh nghiệp nhỏ 784 813 104%

Tổng cộng 950 926 97,47%

49

2.2.2.2 Kết quả thực hiện truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra

Từ năm 2012 đến năm 2014 Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã thanh tra, kiểm tra được 2.467 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số tiền thuế truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính là 130.103 triệu đồng, trong đó: Thanh tra 156 doanh nghiệp truy thu và phạt 48.045 triệu đồng, kiểm tra được 2.311 doanh nghiệp truy thu và phạt 82.057 triệu đồng, bình quân mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra truy thu và phạt 52,74 triệu đồng. Đặc biệt mỗi cuộc thanh tra truy thu và phạt 307,98 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Kết quả truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2012- 2014 . Đơn vị tính: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Số DN thanh tra, kiểm tra Số thuế truy thu Số tiền phạt Tổng cộng truy thu và phạt Tổng cộng truy thu và phạt BQ/DN 1 Thanh tra 156 34.002 14.043 48.045 307,98 2 Kiểm tra 2.311 63.074 18.984 82.057 35,51 Tổng cộng 2.467 97.076 33.027 130.103 52,74

Nguồn: Cục Thuế Kiên Giang Năm 2012:

Bảng 2.7: Kết quả thựctruy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra thuế năm 2012.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT Chỉ tiêu thanh tra, Số DN

kiểm tra Số thuế truy thu Số tiền phạt Tổng cộng truy thu và phạt Tổng cộng truy thu và phạt BQ/DN 1 Thanh tra 39 15.711 6.822 22.534 577,79 2 Kiểm tra 646 20.620 5.340 25.960 40,19 Tổng cộng 685 36.332 12.162 48.494 70,79

50

Năm 2012 Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thanh tra, kiểm tra được 685 doanh nghiệp truy thu và phạt 48.494 triệu đồng, bình quân một doanh nghiệp truy thu và phạt 70,79 triệu đồng. Trong đó thanh tra được 39 doanh nghiệp truy thu và phạt 22.534 triệu đồng, kiểm tra được 646 doanh nghiệp truy thu và phạt 25.960 triệu đồng. Năm 2012 số thuế truy thu và tiền phạt bình quân một doanh nghiệp cao (577,79 triệu đồng/ doanh nghiệp) do công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều đổi mới, áp dụng triệt để quy trình thanh tra từ khâu lập kế hoạch thanh tra đến khâu tổ chức thanh tra. Xác định chính xác đối tượng thanh tra dựa vào bộ tiêu chí xác định rủi ro về thuế do Tổng cục Thuế mới triển khai lần đầu tại Việt Nam. Năm 2012 phòng thanh tra chú trọng đến việc thanh tra các doanh nghiệp lớn, có số thuế truy thu cao và có nhiều rủi do về thuế.

Năm2013:

Bảng 2.8: Kết quả truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra thuế năm 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu thanh tra, Số DN

kiểm tra Số thuế truy thu Số tiền phạt Tổng cộng truy thu và phạt Tổng cộng truy thu và phạt BQ/DN 1 Thanh tra 62 7.956 3.087 11.042 178,10 2 Kiểm tra 794 21.656 6.729 28.386 35,75 Tổng cộng 856 29.612 9.816 39.428 46,06

Nguồn: Cục Thuế Kiên Giang.

Năm 2013 Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thanh tra, kiểm tra được 856 doanh nghiệp truy thu và phạt 39.428 triệu đồng, bình quân một doanh nghiệp truy thu và phạt 46,06 triệu đồng. Trong đó thanh tra được 62 doanh nghiệp truy thu và phạt 11.042 triệu đồng, kiểm tra được 794 doanh nghiệp truy thu và phạt 28.386 triệu đồng. Mặc dù số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra lớn hơn năm 2012 là 171 doanh nghiệp nhưng số thuế truy thu và số tiền phạt vi phạm về thuế thấp hơn năm 2012 là 9.066 triệu đồng. Số thuế truy thu và số tiền phạt bình quân một doanh nghiệp thấp hơn so với năm 2012 là 24,73 triệu đồng, tương ứng với 35%. Nguyên nhân do những

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53)