Vai trò của Nhà nước (Chính phủ, Bộ Tài chính)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 94)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1.1 Vai trò của Nhà nước (Chính phủ, Bộ Tài chính)

- Xây dựng và thực hiện chính sách thuế hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, vào vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nước.

- Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

83

- Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; hoàn thiện hệ thống chính sách thuếtheo hướng đồng bộ, thống nhất với định hướng phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phù hợp yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

- Chính sách thuế nên có tính ổn định, lâu dài, tránh chồng chéo.

- Việc thành lập doanh nghiệp hiện nay quá thông thoáng, tạo kẽ hở cho một số cá nhân lợi dụng sự thông thoáng này để thành lập doanh nghiệp mua bán hóa đơn bất hợp pháp để rút tiền của nhà nước. Để hạn chế việc này cần phải có cơ chế, chính sách ràng buộc chặt chẽ về vốn trong việc thành lập doanh nghiệp, như khi thành lập doanh nghiệp thì phải ký quỹ tại ngân hàng theo tỷ lệ phần trăm vốn đăng ký.

- Phải sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách thuế; pháp luật về quản lý thuế giai

đoạn 2015-2020 cụ thể như sau:

(1) Về thuế giá trị gia tăng:

- Hiện tại đối tượng không nộp thuế là 27 nhóm mặt hàng hóa, dịch vụ là quá nhiều, khó thực hiện. do vậy phải nghiên cứu giảm bớt sốlượng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; làm rõ nội dung, phạm vi các khái niệm “chịu thuế” và “không chịu thuế”, “không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thuế”; quy

định cụ thể thuế đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường…; hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới chỉ thực hiện phương pháp khấu trừ thuế.

- Hiện nay chúng ta còn 03 loại thuế suất thuế GTGT là 0% (đối với hoạt động xuất khẩu), 5% và 10% áp dụng tùy theo từng nhóm mặt hàng hóa, dịch vụ. trong

trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu khi bán hàng hóa không phải tính thuếGTGT đầu

ra nhưng khi mua hàng hóa vào thì được khấu trừ toàn bộ từ đó dẫn đến thiếu bình

đẳng giữa các thành phần kinh tế, do vậy phải từng bước giảm dần và tiến tới thống nhất còn 01 loại thuế suất thuế GTGT.

- Hiện nay tồn tại hai phương pháp tính thuếGTGT là phương pháp khấu trừ và

84

GTGT không khuyến khích cơ sở kinh doanh thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, mặt khác nótrái với bản chất của thuế GTGT là thuế gián thu liên hoàn và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Nếu pháp luật thuế GTGT xác định ngưỡng doanh thu chịu thuếthì phương pháp tính thuế trực tiếp sẽkhông có cơ sởđể tồn tại

- Quy định rõ ràng điều kiện được khấu trừ thuế, được hoàn thuế, tránh tình trạng thành lập “doanh nghiệp ma” chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước theo nguyên tắc xác định, chứng minh hàng hóa thực nhập, thực xuất, khi bán ra chịu thuế

GTGT thì mới được khấu trừ thuếGTGT đầu vào.

- Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính qui định đối tượng không

chịu thuế đối với các mặt hàng sau:

“- Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm

(urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;

- Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm

các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và

chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số U08/2010/NĐ-CPU ngày

5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1

Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNTngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn;...”.

Thuế GTGT là loại thuế gián tiếp, thu trên người tiêu dùng cuối cùng. Chính

sách đưa những mặt hàng này vào danh mục không chịu thuế mục đích khuyến khích

người tiêu dùng chủ yếu là nông dân. Nhưng theo tác giả nó phản tác dụng với chủ trương khuyến khích của nhà nước vì nếu những mặt hàng này không chịu thuế

GTGT thì những nhà sản xuất ra các mặt hàng này khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu vào để tổ chức sản xuất sẽkhông được khấu trừ thuếGTGT đầu vào, do vậy nhà sản xuất phải hạch toán khoản thuế GTGT không được khấu trừ này vào chi phí, làm

85

mức giá cao hơn so với trước đây, làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Về lâu dài theo tác giả nên sửa đổi điểm này để có lợi cho nông dân, khuyến khích nông dân nuôi trồng, sản xuất mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản.

(2) Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Hiện nay có ít nhất là 03 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN là Thông tư số 78/2014/TT-BTC; Thông tư số 151/2014/TT-BTC; Thông tư số

119/2014/TT-BTC, đề nghị Bộ tài chính nghiên cứu thống nhất theo một Thông tư để

dễ thực hiện.

- Thực hiện điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng

tích luỹđể đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Thống nhất chung một mức thuế suất thuế TNDN.

- Về chính sách ưu đãi đầu tư, nên cắt giảm chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với một số ngành nghềnhư khai thác tài nguyên, dịch vụ cầm cố, các dịch vụvui chơi

giải trí, nhà hàng, khách sạn…, các ngành nghềnày đầu tư vào bất kểđịa bàn nào cũng không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hoá, vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Thống nhất cho hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với tất cả các khoản thu nhập (thu nhập từ hoạt động SXKD chính, thu nhập từ hoạt động khác) của các doanh nghiệp đủđiều kiện được hưởng ưu đãi.

- Hiện nay chính sách về thuế TNDN mâu thuẫn với Luật kế toán về các chính sách xã hội, những chi phí được trừ, không được trừkhi xác định thu nhập chịu thuế. Do vậy cần bổsung quy định về các khoản chi phí được trừvà không được trừ khi xác

định thu nhập chịu thuế cho thống nhất với Luật Kế toán; bổsung các quy định để bao

quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thịtrường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là

86

chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá của các doanh nghiệp liên kết...

- Chính sách thuế TNDN phải bao hết các trường hợp xảy ra trong thực tế như quy định, hoàn thiện các căn cứ pháp lý về chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận, ban hành tỷ lệ lợi nhuận từng ngành nghề thuận tiện cho công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề về chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận, các văn bản pháp lý phải xây dựng thành luật, nghị định làm cho các biện pháp chế tài đủ mạnh để thực hiện.

- Cần có qui định chặt chẽ về chế độ chi trả tiền lương đối với các doanh nghiệp. Nên qui định bắt buộc doanh nghiệp phảiđăng ký lao động tại phòng lao động thương binh xã hội và phải trả tiền lương qua tài khoản ngân hàng, phòng lao động thương binh xã hội có trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp trong việc đóng bảo hiểm xã hội.

(3) Về thuế thu nhập cá nhân:

Nghiên cứu sửa đổi, bổsung theo hướng mở rộng cơ sở tính thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế về lâu dài phải căn cứ vào tình hình chi tiêu thực tế của từng cá nhân mà giảm trừ thông qua những hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ chứ không phải

như hiện nay là giảm trừ theo số tuyệt đối là 9.000.000đ đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam; sửa đổi, bổsung phương pháp tính thuếđối với từng khoản thu nhập theo hướng

đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tếđể nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh sốlượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế; thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động có tính tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ

thuế; điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.

Hiện nay chưa có các biện pháp chếtài đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện việc khấu trừ và nộp thuế TNCN vào NSNN theo từng lần phát sinh đối với khoản thu nhập chịu thuế trảcho ĐTNT, trong Luật thuế TNCN chỉ nêu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Vì thế, chính sách thuế TNCN cần phải qui định trách nhiệm và các biện pháp chếtài đối với trường hợp này.

87

(4) Về thuế tài nguyên [13]:

Nghiên cứu sửa đổi bổ sung thuế tài nguyên theo hướng: thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy chế biến sau; bảo vệ môi

trường trong quá trình khai thác khoáng sản...; sửa đổi bổ sung về giá tính thuế, thuế

suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.

(5) Về thuế bảo vệ môi trường [13]:

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật thuế bảo vệmôi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 nhằm khuyến khích doanh nghiệp người dân chuyển đổi hành vi sử dụng, tiêu dùng sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường, qua đó động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tiếp tục nghiên cứu bổ sung đối tượng

thu, điều chỉnh mức điều tiết nhằm góp phần hạn chế sử dụng những hàng hoá gây tác

động xấu đến môi trường sinh thái.

(6) Về pháp luật quản lý thuế:

Sau gần 10 năm triển khai, Luật Quản lý thuế ở Việt Nam đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách thuế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật này đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý cần phải sửa đổi, bổ sung cho

phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải thiện chất lượng dịch vụ công và cải cách hành chính. Theo tác giả thì cần sửa đổi một số điểm như sau:

- Vấn đề tranh chấp về thuế phải được xem là một bộ phận của quản lý thuế, nên xây dựng chế định tố tụng về thuế trong Bộ luật thuế và trao chức năng điều tra cho cơ quan thuế.

- Về việc xóa nợ thuế:Cần làm rõ hơn nhiều vấn đề.Đó là, về cơ chế xóa nợ tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản.Hiện tại, Luật Phá sản không ưu tiên giải quyết nợ tiền phạt mà chỉ thanh toán cho chủ nợ. Vì vậy, phải xem tiền nợ thuế, tiền phạt phải nộp là một trong những khoản phải thanh toán theo Luật Phá sản chứ không phải là khoản thanh toán sau cùng.

88

Do đó, cần sửa đổi thêm khoản 1 Điều 65 Luật Quản lý thuế theo hướng "khi tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không thanh toán được hoặc không thanh toán hết các khoản nợ (bao gồm các khoản nợ không đảm bảo và nợ thuế tiền phạt) thì áp dụng cơ chế xóa nợ thuế, tiền phạt mà doanh nghiệp đó phải nộp". Mặt khác, luật cũng cần xem xét lại cơ chế xóa nợ tự động hiện nay. Theo Điều 65 Luật Quản lý thuế 2006: Việc xóa nợ thuế được áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, Điều 86, 87 Luật Phá sản năm 2004 lại qui định: "không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ

chưa thanh toán nợ". Cần xem xét trách nhiệm của những cá nhân quản lý hoặc sở hữu

doanh nghiệp có hành vi làm giảm khả năng thanh toán nợ thuế hoặc lạm dụng cơ chế xóa nợ để chây ỳ nộp thuế là cần thiết.

- Việc xử lý vi phạm về thuế:

+ Việc xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế:

Theo qui định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11: “Người nộp thuế có

hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời

hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên

số tiền thuế chậm nộp”.

Theo qui định tại Điều 106 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế: “Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền

chậm nộp theo mức luỹ tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp …..”.

Như vậy trước đây nếu chậm nộp thuế thì sẽ bị “xử phạt” tính trên số tiền thuế chậm nộp.Kể từ ngày 01/7/2013 khoản tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chậm nộp không được xem là khoản tiền phạt mà được xem là khoản “tiền lãi do trả chậm”. mà theo qui định của Luật thuế TNDN thì tiền lãi liên quan đến hoạt động kinh doanh được tính vào chi phí SXKD trong kỳ như vậy không phù hợp với quan điểm chế tài do vi phạm chính sách thuế.

89

Theo tác giả, cần bổ sung qui định khoản tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chậm nộp không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Nếu qui định như vậy người vi phạm sẽ không lợi dụng việc chiếm dụng tiền thuế như là việc vay

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 94)