CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.4 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TTKT THUẾ
1.4.3 Các tiêu chí đánh giá
Đểxác định được thanh tra thuế có hiệu quả hay không thì cần phải áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả về mặt định lượng và định tính. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả là thước đo, là chuẩn mực đểđánh giá tác dụng, hiệu quả thanh tra thuế. Thực tế trong thời gian qua, việc chưa áp dụng các tiêu chí hiệu quả vào đánh giá hoạt động thanh tra đó phần nào chưa làm rừ được những ưu điểm và hạn chế của thanh tra thuế; do đó, cần thiết phải chọn lọc và áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả (cảđịnh lượng và định tính) trong đánh giá hoạt động thanh tra của CQT các cấp trong từng thời kỳ và theo yêu cầu của công tác quản lý thuế.
Hiện tại, vẫn chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra được công nhận. Tuy nhiên, có thể ứng dụng hệ thống 16 tiêu chí của tác giả Nguyễn Xuân Thành, Viện chính sách công, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và 04
20
tiêu chí hiệu quả mà ngành thuế xây dựng theo chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuếđến năm 2010 để tham khảo, bao gồm:
Các tiêu chí định lượng
Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:
+ Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng thanh tra, kiểm tra so với kế hoạch năm: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành về số lượng thanh tra tra, kiểm tra ĐTNT trong năm.
+ Số thuế truy thu bình quân một doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu của cuộc thanh tra, kiểm tra. Số thuế truy thu cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng của từng cuộc thanh tra, kiểm tra.
+ Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng số thu ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thất thu ngân sách nhà nước trong quá trình quản lý thuế của cơ quan thuế.
+ Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra, kiểm tra: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ số tiền thuế, tiền phạt được thu hồi so với số tiền thuế tiền phạt theo quyết định xử lý sau thanh tra.
+ Số tiền giảm lỗ sau thanh tra, kiểm tra: Qua thanh tra, phát hiện các chi phí hợp lý và không hợp lý để loại trừ từ đó làm giảm số lỗ của doanh nghiệp.
+ Số thuế được miễn giảm bị loại qua thanh tra, kiểm tra: Tổng số thuế qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế không chấp nhận miễn giảm thuế cho doanh nghiệp do doanh nghiệp kê khai ưu đãi về thuế TNDN không đúng qui định.
+ Chi phí thanh tra, kiểm tra bình quân: Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn được thể hiện ở số tiền bỏ ra để hoàn thành cuộc thanh tra, kiểm tra. Chi phí này thường là tiền lưu trú, tiền trợ cấp và tiền tàu xe công tác.
+ Tỷ lệ chi phí trên số thuế truy thu: chỉ tiêu này phản ánh khi nhà nước bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng tiền thuế.
21
+ Chỉ tiêu về thời gian thanh tra, kiểm tra bình quân một cuộc và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về thời gian thanh tra, kiểm tra: Thời gian thanh thanh , kiểm tra hoàn thành càng ngắn thì hiệu quả càng cao.
+ Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua thanh tra, kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/tổng số đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
+ Số đơn thư khiếu nại về thuế sau thanh tra kiểm tra.
+ Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo các tiêu chí trên, tác giả còn đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra dựa vào việc so sỏnh cỏc chỉ tiờu năm sau so với cỏc năm trước để thấy rừ sự biến động của từng chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:
+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủpháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng thanh tra, kiểm trathuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được thanh tra, kiểm tra (mức độ tái phạm).
+ Các hành vi vi phạm được phát hiện sau thanh tra: qua thanh tra đã thống kê được những hành vi vi phạm chủ yếu của ĐTNT từ đó đúc kết các kinh nghiệm để thực hiện thanh tra, kiểm tra được tốt hơn.
+ Các xu hướng thay đổi (tăng, giảm) các hành vi vi phạm sau thanh tra, kiểm tra.
+ Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng chi ĐTNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ĐTNT. Đánh giá tiêu chí này dựa vào việc xem xét tỷ lệ ĐTNT bị truy thu thuế và xử lý vi phạm hành chính.
+ Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin của NNT vào hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đánh giá lĩnh vực này dựa vào tiêu chí tỷ
22
lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong thanh tra, kiểm tra thuế; những vụ việc vi phạm được phát hiện xử lý.
Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra được đánh giá theo quý, năm và được chia theo sắc thuế; hình thức thanh tra; theo ĐTNT và theo nội dung thanh tra, kiểm tra.
1.5 KINH NGHIỆM THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC