Mục tiêu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1.2 Mục tiêu

Theo tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế năm 2008 [31, tr.64] của nhà xuất bản Hà Nội thì mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế là:

15

- Phát hiện , ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với NNT và cơ quan, tổ chức cá nhân

liên quan.

- Phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hở trong các văn bản pháp luật thuế để kịp thời đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và xác lập các căn cứ hoàn thiện chính sáchthuế cũng như cơ chế quản lý thuế.

- Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ khiếu nại về thuế, làm căn cứ cho việc xử lý

kịp thời những khiếu nại về thuế.

1.2.2 Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế

- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ theo pháp luật

Nguyên tắc họat động thanh tra phải tuân thủ theo pháp luật đòi hỏi từ việc ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, ra kết luận thanh tra đến việc xử lý kết luận thanh tra… đều phải thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật qui định, không được tùy tiện, không được xuất phát từ ý kiến chủ quan của cơ quan và chức danh quản lý. Khi xem xét, phân tích đánh giá, kết luận các họat động, hành vi của đối tượng thanh tra, không dựa vào những thiên kiến chủ quan, tùy tiện của các cá nhân người làm công tác thanh tra.

- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế phải chính xác, khách quan, trung thực

Nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực này đòi hỏi trong họat động thanh tra thuế phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật hiện tượng theo đúng như vốn có, không suy diễn tùy tiện, chủ quan, không gán cho nó những chi tiết, những hậu qủa mà bản thân nó không có. Muốn vậy người cán bộ thanh tra phải tiếp cận với sự việc, phải trực tiếp quan sát, tìm hiểu sự việc cần thanh tra. Tính khách quan, trung thực trong thanh tra đòi hỏi một thái độ vô tư, một cách làm thận trọng, nó đối lập với tư tưởng chủ quan, áp đặt dẫn đến kết luận tùy tiện, thiếu chính xác.

- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế phải bảo đảm dân chủ, công khai, kịp thời

Thực hiện nguyên tắc dân chủ thực chất là nguyên tắc lấy dân làm gốc, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong một nhà nước pháp quyền vì dân do dân.

16

Công khai là một nguyên tắc quan trọng trong họat động thanh tra. Bởi lẽ, có công khai mối thu hút và tạo điều kiện cho đông đảo quần chúng tham gia họat động thanh tra, theo phương châm ”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thông qua

công khai mà công công tác thanh tra bảo đảm tính khách quan, chính xác hơn vì nó cho phép kịp thời điều chính, bổ sung, hòan thiện kết qủa thanh tra, làm cho kết luận thanh tra đúng đắn hơn, trung thực hơn. Tuy nhiên công khai phải đúng theo qui định của pháp luật.

Kịp thời là một nguyên tắc quan trọng trong họat động thanh tra, làm cho thanh tra có hiệu qủa, tạo lòng tin với nhân dân.

- Họat động thanh tra, kiểm tra thuế không làm cản trở đến họat động bình

thường của đối tượng nộp thuế

Xét trên phương diện tổng quát, mục đích cuối cùng của họat động thanh tra là bảo đảm sự phát triển ổn định và lành mạnh xã hội. Họat động bình thường ở đây là họat động trong khuôn khổ của pháp luật, do đó mọi hành vi họat động không bình thường phải được ngăn cản và xử lý kịp thời tạo môi trường bình đẳng giữa các ĐTNT

với nhau, bảo đảm lợi ích của nhà nước, của nhân dân và của đốitượng nộp thuế.

1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế

Giúp thủ trưởng cơ quan Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi ngành Thuế quản

lý. Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm trangười nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của các đơn vị khác chuyển đến; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra;

- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo chương trình kế hoạch

thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế; thanh tra, kiểm tracác trường hợp theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

17

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra, kiểm tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;

- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, kiểm tra, chống

buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế; Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của mình chuyển cho các cơ quan khác có liên quan giải quyết;

- Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của cơ quan thuế cấp trên; Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra, kiểm tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế;

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi

mình quản lý;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan thuế giao.

1.3 QUI TRÌNH THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế là các trình tự và các bước công việc cụ thể bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết định thanh tra, kiểm tra thuế , một chương

trình thanh tra, kiểm tra thuế hay một kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế cụ thể. Ngoài công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm và công tác báo cáo thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra thuế thì thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm một loạt các bước lô gich với nhau từ lúc cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nhận hồ sơ cho đến khi hoàn thành, được thể hiện dưới dạng sơ đồnhư sau:

18

Sơ đồ 1.3: Qui trình thanh tra, kiểm tra thuế

Giao hồ sơ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra Rà soát hồ sơ tại bàn Liên hệ với: - Đối tượng nộp thuế. - Kế toán - Người đại diện Gặp mặt lần đầu với NNT - Phỏng vấn lần đầu.

- Tham quan cơ sở kinh doanh. - Xem xét sổ sách và chứng từ

Công việc thanh tra, kiểm tra

- Áp dụng những kỹ thuật thanh tra, kiểm tra

- Quy mô cuộc thanh tra, kiểm tra

Lập biên bản/ kiến nghị

- Phỏng vấn kết thúc.

- Xác nhận số liệu bằng biên bản

Báo cáo thanh tra, kiểm tra, kết luận và quyết định xử lý

19

1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ

1.4.1 Khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả là đạt được kết quả mong muốn nhưng sử dụng thời gian, công sức và nguồn lực một cách hợp lý nhất. dụng thời gian, công sức và nguồn lực một cách hợp lý nhất.

1.4.2 Hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm trathuế

Hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế phải được xem xét trên các góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.

- Hiệu quả kinh tế: Khai thác đầy đủ kịp thời các khoản thu theo Luật định về

thuế vào Ngân sách nhà nước.

- Hiệu quả xã hội: Công tác thanh tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.

- Hiệu quả chính trị : Là hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách kinhtế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Để đánh giá được hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế cần phải căn cứ

vào hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá. Chúng ta sẽ cùng xem xét hệ thống các tiêu chí đó trong mục tiếp theo.

1.4.3 Các tiêu chí đánh giá

Đểxác định được thanh tra thuế có hiệu quả hay không thì cần phải áp dụng các

tiêu chí đánh giá hiệu quả về mặt định lượng và định tính. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả là thước đo, là chuẩn mực đểđánh giá tác dụng, hiệu quả thanh tra thuế. Thực tế

trong thời gian qua, việc chưa áp dụng các tiêu chí hiệu quả vào đánh giá hoạt động

thanh tra đã phần nào chưa làm rõ được những ưu điểm và hạn chế của thanh tra thuế;

do đó, cần thiết phải chọn lọc và áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả (cảđịnh lượng

và định tính) trong đánh giá hoạt động thanh tra của CQT các cấp trong từng thời kỳ

và theo yêu cầu của công tác quản lý thuế.

Hiện tại, vẫn chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra được công nhận. Tuy nhiên, có thể ứng dụng hệ thống 16 tiêu chí của tác giả Nguyễn Xuân Thành, Viện chính sách công, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và 04

20

tiêu chí hiệu quả mà ngành thuế xây dựng theo chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuếđến năm 2010 để tham khảo, bao gồm:

Các tiêu chí định lượng

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:

+ Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng thanh tra, kiểm tra so với kế hoạch năm: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành về số lượng thanh tra tra, kiểm tra ĐTNT trong năm.

+ Số thuế truy thu bình quân một doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu của cuộc thanh tra, kiểm tra. Số thuế truy thu cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng của từng cuộc thanh tra, kiểm tra.

+ Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng số thu ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thất thu ngân sách nhà nước trong quá trình quản lý thuế của cơ quan thuế.

+ Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra, kiểm tra: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ số tiền thuế, tiền phạt được thu hồi so với số tiền thuế tiền phạt theo quyết định xử lý sau thanh tra.

+ Số tiền giảm lỗ sau thanh tra, kiểm tra: Qua thanh tra, phát hiện các chi phí hợp lý và không hợp lý để loại trừ từ đó làm giảm số lỗ của doanh nghiệp.

+ Số thuế được miễn giảm bị loại qua thanh tra, kiểm tra: Tổng số thuế qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế không chấp nhận miễn giảm thuế cho doanh nghiệp do doanh nghiệp kê khai ưu đãi về thuế TNDN không đúng qui định.

+ Chi phí thanh tra, kiểm tra bình quân: Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn được thể hiện ở số tiền bỏ ra để hoàn thành cuộc thanh tra, kiểm tra. Chi phí này thường là tiền lưu trú, tiền trợ cấp và tiền tàu xe công tác.

+ Tỷ lệ chi phí trên số thuế truy thu: chỉ tiêu này phản ánh khi nhà nước bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng tiền thuế.

21

+ Chỉ tiêu về thời gian thanh tra, kiểm tra bình quân một cuộc và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về thời gian thanh tra, kiểm tra: Thời gian thanh thanh , kiểm tra hoàn thành càng ngắn thì hiệu quả càng cao.

+ Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua thanh tra, kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/tổng số đối tượng được thanh tra, kiểm tra.

+ Số đơn thư khiếu nại về thuế sau thanh tra kiểm tra.

+ Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo các tiêu chí trên, tác giả còn đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra dựa vào việc so sánh các chỉ tiêu năm sau so với các năm trước để thấy rõ sự biến động của từng chỉ

tiêu.

Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra mà

không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủpháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng thanh tra, kiểm trathuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được thanh tra, kiểm tra (mức độ tái phạm).

+ Các hành vi vi phạm được phát hiện sau thanh tra: qua thanh tra đã thống kê được những hành vi vi phạm chủ yếu của ĐTNT từ đó đúc kết các kinh nghiệm để thực hiện thanh tra, kiểm tra được tốt hơn.

+ Các xu hướng thay đổi (tăng, giảm) các hành vi vi phạm sau thanh tra, kiểm tra. + Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng chi ĐTNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ĐTNT. Đánh giá tiêu chí này dựa vào việc xem xét tỷ lệ ĐTNT bị truy thu thuế và xử lý vi phạm hành chính.

+ Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin của NNT vào hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đánh giá lĩnh vực này dựa vào tiêu chí tỷ

22

lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong thanh tra, kiểm tra thuế; những vụ việc vi phạm được phát hiện xử lý.

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra được đánh giá theo quý, năm và được chia theo sắc thuế; hình thức thanh tra; theo ĐTNT và theo nội dung thanh tra, kiểm tra.

1.5 KINH NGHIỆM THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ CỤC THUẾNƯỚC TA

1.5.1 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của Anh [27]

- Về nhân sự làm công tác thanh tra thuế: Ở Anh yêu cầu phải có 2 bằng đại học (1 bằng đại học Kinh tế hoặc đại học Thuế và 1 bằng đại học Luật).

- Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm và nguồn lực để tiến hành

thanh tra:

Theo kinh nghiệm của cơ quan thuế Anh, phương pháp lập kế hoạch thanh tra hàng năm dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, việc lựa chọn đối tượng thanh tra theo tiêu

chí ĐTNT có độ rủi ro từ cao xuống thấp, thông thường kếhoạch thanh tra thuế được xây dựng theo cơ cấu:

+ 40% là khối lượng công việc thanh tra từ cơ quan thuế trung ương chỉ đạo xuống bên dưới thực hiện.

+ 10% đối tượng thanh tra lựa chọn ngẫu nhiên.

+ 50% đối tượng thanh tra là kế hoạch xây dựng của phòng thanh tra (Cục) và

Chi Cục. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, nguồn nhân lực cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc từ 25 -30% tổng số công chức toàn ngành. Trong từng bộ phận

thanh tra được chia thành 3 nhóm: nhóm xây dựng đềán, nhóm thu thập hồ sơ và phân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26)