KINH NGHIỆM THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 34)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.5 KINH NGHIỆM THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ CỤC THUẾNƯỚC TA

1.5.1 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của Anh [27]

- Về nhân sự làm công tác thanh tra thuế: Ở Anh yêu cầu phải có 2 bằng đại học (1 bằng đại học Kinh tế hoặc đại học Thuế và 1 bằng đại học Luật).

- Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm và nguồn lực để tiến hành

thanh tra:

Theo kinh nghiệm của cơ quan thuế Anh, phương pháp lập kế hoạch thanh tra hàng năm dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, việc lựa chọn đối tượng thanh tra theo tiêu

chí ĐTNT có độ rủi ro từ cao xuống thấp, thông thường kếhoạch thanh tra thuế được xây dựng theo cơ cấu:

+ 40% là khối lượng công việc thanh tra từ cơ quan thuế trung ương chỉ đạo xuống bên dưới thực hiện.

+ 10% đối tượng thanh tra lựa chọn ngẫu nhiên.

+ 50% đối tượng thanh tra là kế hoạch xây dựng của phòng thanh tra (Cục) và

Chi Cục. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, nguồn nhân lực cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc từ 25 -30% tổng số công chức toàn ngành. Trong từng bộ phận

thanh tra được chia thành 3 nhóm: nhóm xây dựng đềán, nhóm thu thập hồ sơ và phân tíchthông tin, nhóm thanh tra trực tiếp.

- Những nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện công tác thanh tra thuế ở nước Anh:

23

+ Trong quá trình thu thập hồ sơ và phân tích thông tin nghiêm cấm công chức đến trực tiếp đơn vị để yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán.

+ Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện doanh nghiệp trốn thuế, tránh thuế trong kỳ kiểm tra thì công chức thanh tra có thể xem xét lại tờ khai thuế trong vòng 6

năm (đối với thanh tra toàn diện) hoặc 2 năm (đối với thanh tra theo chuyên đề). - Về thời gian cho một cuộc thanh tra: Thời gian cho công chức thu thập tài liệu phân tích thông tin cho 1 bộ hồ sơ thông thường từ 4 đến 6 tuần (30 ngày đến 45

ngày). Thời gian thanh tra đối tượng nhỏ thông thường khoảng 6 tháng/1 cuộc thanh

tra. Thời gian thanh tra đối tượng lớn là 1 năm/1 cuộc thanh tra. Đối với trường hợp có luật sư tham gia (điều tra) thời gian 2 năm/1 cuộc điều tra.

- Đối với chếđộ báo cáo: Định kỳ 6 tháng công chức thu thập tài liệu phân tích thông tin và tổ kiểm tra đối tượng phải báo cáo bằng văn bản về tiến độ triển khai và mức độ hoàn thành công việc được phân công cho trưởng bộ phận. Trên cơ sở nội

dung báo cáo trưởng bộ phận có nhận xét và ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

Kinh nghiệm thanh tra ở nước Úc [27]

Một trong những mốc đáng ghi nhớ trong sự phát triển của hệ thống thuế Ôxtrâylia (ATO) là việc chuyển sang thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế (TKTN),

theo đó, người nộp thuếchịu trách nhiệm tự xác định nghĩa vụ thuế của mình và được khích lệ để tuân thủ tự giác. Năm 1986-1987, cơ quan thuế ATO tiến hành các bước ban đầu để thực hiện cơ chế TKTN. Trên thực tế, hệ thống thuế mới đã chứng minh được tính ưu việt của nó so với hệ thống thuế trước đây. Tuy vẫn còn một số hạn chế

về mặt pháp ý, song hệ thống thuế theo TKTN của ATO cũng thể hiện một số kinh nghiệm trong quá trìnhthanh tra người nộp thuếnhư sau:

- Yêu cầu cần có của một thanh tra viên: Một công chức thuế muốn trở thành

một thanh tra viên yêu cầu kiến thức cầnphải có bắt buộc gồm:

+ Sự am hiểu vềLuật, bao gồm luật thuế, luật thương mại và các luật khác.

+ Kiến thức sâu vềlĩnh vực kếtoán, nắm vững các nguyên tắc kế toán. + Có phong cách giao tiếp với Ngườinộp thuế, với đồng nghiệp.

24 - Thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp:

+ Thẻ thanh tra thể hiện quyền lực cao nhất của cơ quan thuế. Dưới quyền lực của thẻ thanh tra là các thông báo của cơ quan thuếyêu cầu NNT xuất trìnhcác tài liệu thông tin theo yêu cầu. Cơ quan thuế có thể gửi các thông báo đến ngân hàng để yêu cầu cung cấp thông tin như số Tài khoản, số tiền … và ngân hàng không có quyền từ chối thông báo của cơ quan thuế.

+ Trong quá trình thanh tra, việc thu thập thông tin là vô cùng quan trọng. Do đó

ATO đã ban hành sách quy định quyền của thanh tra viên, quyền của người nộp thuế.

Khi công chức đi thanh tra có thể mang theo sách này để cung cấp, tuyên truyền cho

người nộp thuế (sách này có nhiều thứ tiếng khác nhau, kể cả tiếng Việt).

+ Khi thanh tra không phải thanh tra tất cả các vấn đề của người nộp thuế mà

chỉ thanh tra một vài vấn đề qua đánh giá rủi ro và chỉ thực hiện thanh tra trên cơ sở

các vấn đề rủi ro đã được đánh giá. Trong quá trình phân tích nếu phát hiện ra vấn đề

gì phải thanh tra, công chức thanh tra chỉ được thanh tra vào những nội dung đó, nếu

trong quá trình thanh tra phát hiện thêm vấn đềgì, công chức thanh tra phải báo cáo bổ sung nội dung cần thanh tra.

+ Khi doanh nghiệp thấy việc thanh tra kéo dài hoặc gây phiền hà cho doanh nghiệp thì có quyền đề nghị Uỷ ban giải quyết khiếu nại xem xét dừng cuộc thanh tra. Khi xem xét nếu thấy đề nghị của doanh nghiệp là hợp lý Uỷ ban giải quyết khiếu nại quyết định trong vòng 30 ngày sau cơ quan thuế phải kết thúc thanh tra.

Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của Mỹ [26]

Hệ thống thuế Mỹ chia thành hai cấp độ là thuế liên bang (thuế trung ương) và thuế bang (thuế địa phương). Chính sách thuế cũng như quản lý thuế liên bang và thuế bang hoàn toàn độc lập, tách biệt. Chính sách thuế liên bang do Quốc hội ban hành. Cục thu nội địa Mỹ chịu trách nhiệm thực thi trong toàn nước Mỹ. Là một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Ngân Khố Mỹ chịu trách nhiệm quản lý các sắc thuế liên bang. Trong công tác quản lý thuế, Cục thu nội địa Mỹ có mục tiêu "Lấy đối tượng nộp thuế

25

Công tác thanh tra kiểm tra của Cục thu nội địa được chia làm nhiều cấp độ, trong đó chú trọng tới việc nghiên cứu mô hình, nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành công nghiệp cũng như xu hướng gia tăng của đối tượng nộp thuế để lựa chọn công tác thanh tra kiểm tra.

Để tiến hành công tác thanh tra kiểm tra có kết quả hàng năm Cục nội địa thực hiện công tác đánh giá rủi ro để lựa chọn đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Đây là bước tất yếu cần phải thực hiện để tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra và dựa trên

các tiêu chí : Tiêu chí 1: Đảm bảo tính công bằng. Tiêu chí 2: Tính điểm DIF là hệ thống tính điểm dựa trên phương pháp phân tích thống kê sử dụng nhiều biến số có liên quan đến nhau (Ví dụ: thu nhập, quy mô tài sản, và một số đặc tính của tờ khai) để ra các kết quả logic là số thuế phải nộp sẽ dao động trong khoảng bao nhiêu. Tiêu chí 3: Chương trình ưu tiên thanh tra để chú trọng vào thanh tra đối với những đối tượng có nhiều nghi ngờ. Tiêu chí 4: Kết quả chương trình nghiên cứu quốc gia sau đó đối chiếu với các thông tin lưu trữ về đối tượng nộp thuế để từ đó phân tích và phân loại các nghi vấn để ra các quyết định kiểm tra, thanh tra theo nguồn lực cán bộ hiện có.

Chương trình thanh tra kiểm tra: Là chương trình phổ biến nhất và huy động nhiều cán bộ nhất. Công tác thanh tra kiểm tra được thực hiện dưới hai hình thức: Thư

từ trao đổi: Trong trường hợp vấn đề nghi vấn, cần kiểm tra đơn giản và phạm vi hẹp ,

có thể đưa ra kết luận trong vài giờ, không cần xem kỹ số sách chứng từ. Kiểm tra,

thanh tra trực tiếp: Trong trường hợp vấn đề phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, có thể

mất vài tuần. Nhằm sử dụng nguồn lực cán bộ có hiệu quả hơn, các cán bộ được huy động kiểm tra, thanh tra trực tiếp phải ở trình độ cao hơn các cán bộ thực hiện kiểm tra qua thư từ trao đổi.

Để hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế, tại cục thu nội địa Mỹ còn hình thành ban điều tra hình sự chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm về thuế mang tính hình sự, cưỡng chế thuế và điều tra các vụ việc liên quan đến rửa tiền và làm tiền giả, Ban cưỡng chế thu nợ về thuế của các đối tượng nộp thuế.

1.5.2 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế tại một số Cục Thuế trong nước

26 16T

Thứ nhất, 16Tcông tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với

việc giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác thanh, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ thanh tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thường xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Đối với những trường hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chưa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phương án giải quyết phù hợp.

16T

Thứ hai, 16Tcoi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển

khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quanthuế.

Đối với công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, được triển khai bằng phương pháp tính điểm rủi ro từ năm 2010 với 11 tiêu chí đến năm 2014 Cục Thuế TP. Hà Nội đã sử dụng 45 tiêu chí. Điểm mới trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tranăm 2014 của Cục Thuế TP. Hà Nội là giao cho 1 phòng thanh tra chịu trách nhiệm đầu mối gán điểm rủi ro cho 100% các DN hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuế và các bộ phận kê khai kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn DN thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra,

thanh tra.

Đối với công tác thanh tra, sau khi nhận kế hoạch được giao các phòng ban thanh tra đã triển khai phân tích bước 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch thanh tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu như doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghề kinh

27

doanh, số năm chưa được thanh tra, kiểm tra để tiếp tục định hướng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch.

16T

Thứ ba, 16Ttăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.

Xác định đây là việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục thuế TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.

16T

Thứ tư, 16Ttăng cường công tác giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

Việc làm này cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau thanh tra, kiểm tra thông qua hệthống các biểu mẫu được chuẩn hóa.

16T

Thứ năm, 16Ttăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra,

kiểm tra.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kếkhai thuế của người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…

16T

Thứ sáu, 16Ttăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra.

Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện.

Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của Cục thuế Vĩnh Phúc [11]

Có thể nói công tác thanh tra kiểm tra tại Cục Thuế Vĩnh phúc đã được triển khai thực hiện một cách chặt chẽ, bài bản và đạt được kết quả tích cực. Trong quá trình

thanh tra, kiểm tra cũng có những tồn tại hạn chế nhất định về phía cơ quan thuế và phía NNT. Đặc biệt những sai phạm mà NNT mắc phải là rất tinh vi, phức tạp; trong

28

khi thời gian thực hiện một cuộc thanh tra kiểm tra có giới hạn, cho nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra kiểm tra. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy thanh

tra, kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng công việc và số doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm tại Cục Thuế Vĩnh Phúc.

Tổng cục Thuế xác định công tác thanh tra là rấtquan trọng, năm 2014 là năm mà kinh tế tiếp tục được đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn, tình hình triển khai nhiệm vụ thu NSNN của ngành thuế cũng rất nặng nề. Công tác Thanh tra kiểm tra thuế tại doanh nghiệp được Tổng cục Thuế giao thực hiện là 94 DN; kế hoạch kiểm tra thuế tại DN là 596 DN. Trong đó tập trung vào thanh tra các DN lớn, DN ĐTNN nhiều năm chưa được thanh tra, các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, các DN có ưu đãi miễn giảm thuế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác có rủi ro cao về thuế. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trên, Cục thuế đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp chủ yếu đó

là:

Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, giao chỉ tiêu thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đối với các phòng và các Chi cục Thuế. Triển khai phân tích rủi ro và kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT cho các phòng và các Chi cục Thuế, trên cơ sở kế hoạch được giao và đặc thù hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý, tổ chức triển khai tốt công tác thanh tra kiểm tra. Trong đó tăng cường kiểm tra các chuyên đề như: Kiểm tra theo quy trình kiểm tra hóa đơn đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kinh doanh mua bán hóa đơn; Kiểm tra chuyên đề DN lỗ, âm thuế kéo dài; Chuyên đề kiểm tra trước hoàn thuế; Chuyên đề kinh doanh vận tải; chuyên đề kinh doanh sắt thép phế liệu; chuyên đề khác đất đá, cát sỏi…

Phối hợp tốt với các phòng Kê khai, Tin học thường xuyên rà soát quản lý chặt chẽ NNT, phân loại giám sát NNT có dấu hiệu kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế đồng thời có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chống thất thu cho NSNN; Chỉ đạo gắn trách nhiệm với các đoàn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 34)