Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 81)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế

Về chính sách:

- Hể thống chính sách thuế thường xuyên thay đổi, thiếu đồng bộ, chưa bao hết các trường hợp xảy ra trong thực tế như các căn cứ pháp lý về chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận chưa hoàn thiện, chưa ban hành tỷ lệ lợi nhuận từng ngành nghề thuận tiện cho công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề về chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận, các văn bản pháp lý chỉ ở mức độ Thông tư nên các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để thực hiện. Qua khảo sát có 60% doanh nghiệp khảng định chính sách thuế phức tạp [phụ lục 4], 49% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá chính sách thuế không ổn định và phức tạp [phụ lục 3]. Quy trình thanh tra chưa quy định cụ thể về các trường hợp đoàn thanh tra làm việc nhưng NNT không ký biên bản gây khó khăn cho công tác thanh tra; một số chính sách còn chồng chéo, chưa cụ thể, mâu thuẫn như theo hướng dẫn tại Điểm c, Khoản 2, Điều 15 Thông tư 06/2012/TT-BTC

thì đối vớitrường hợp những hóa đơn khi bị cơ quan thuế kiểm tra không chấp thuận cho khấu trừ thuế GTGT do chưa thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm kiểm tra thì khi có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vẫn được kê khai bổ sung khấu trừ thuế GTGT của những hóa đơn bị loại nêu ở trên. Hướng dẫn này mâu thuẫn với Khoản 1, Điều 34 Luật Quản lý thuế số 78/QH11: “ trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, NNT phát hiện hồ sơ kê khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng tới số thuế phải nộp thì được kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế”, Điểm a, Khoản 5, Điều 9 Thông tư 28/2011/TT-BTC quy định: “…Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế… nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ

quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT”. Một số

hướng dẫn còn chung chung chưa cụ thể, khó hiểu gây khó khăn cho xử lý sau thanh tra, kiểm tra như trường hợp công văn số 2474/TCT-CS của Tổng cục Thuế trả lời cho Cục Thuế Kiên Giang: Khoản thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế, khoản thu nhập này thuộc ngành nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp…. Các khoản thu nhập được bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác không liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp

70

được xem là khoản thu nhập khác……và các khoản thu nhập này không được hưởng

ưu đãi về thuế TNDN theo Điểm 2.6, Mục I, Phần H Thông tư 130/2008/TT-BTC” rõ

ràng rất khó hiểu vì doanh nghiệp bán hàng hóa (có đăng ký trong giấy đăng ký kinh doanh) muốn đạt doanh số, đạt sản lượng để được hưởng khuyến mãi thì phải bán với giá thấp, giá cạnh tranh để thu hút khách, như vậy trường hợp này liên quan trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phát sinh nhiều vấn đề về chính sách, phải xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế và các ngành có liên quan từ đó làm ảnh hưởng đến thời gian của cuộc thanh tra, kiểm tra, thậm chí vượt quá thời gian theo qui định của Luật Quản lý thuế và Luật Thanh tra.

- Việc xử lý vi phạm hành chính chưa rõ ràng, như theo quy định thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày công bố quyết định xử lý, vậy trong thời hạn 10 ngày có tính tiền phạt nộp chậm với số thuế truy thu do NNT khai sai và tiền phạt nộp chậm không.

Việc kê khai thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp đều liên quan đến chế độ kế toán, trong khi quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kế toán chưa ban hành thẩm quyền xử lý cho cơ quan thuế. Mỗi lần phát hiện doanh nghiệp vi phạm về chế độ kế toán đều phải chuyển sang ủy ban nhân dân huyện, tỉnh hoặc sở tài chính xử lý với nhiều mẫu biểu và thủ tục quy định gây tốn kém thời gian.

Qua khảo sát cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có 44% cho rằng văn bản hướng dẫn xử phạt về thuế chưa rõ ràng, còn chồng chéo, 31% cho rằng văn bản xử phạt vi phạm về thuế chưa đầy đủ [phụ lục 3].

- Hiện nay, khoản tiền thuế, tiền phạt nợ đọng chiếm trên 5% tổng số thu ngân sách trên địa bàn, ĐTNT chây ỳ nhưng không có biện pháp chế tài đủ mạnh để thu hồi, ngoài xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế hóa đơn, tài sản ( có 65% cán bộ thanh tra, kiểm tra cho rằng có thực hiện các biện pháp thu hồi nợ đọng nhưng chưa quyết liệt [phụ lục 3]). Việc áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thì thời gian tốn kém, thủ tục phức tạp làm cho ĐTNT tẩu tán tài sản, khó khăn cho công tác xử lý nợ. Bộ Luật Hình sự ở nước ta chưa qui định xử lý phạt tù đối với những ĐTNT chây ỳ thuế, chỉ

71

có Điều 164a quy định phạt tù đến 5 năm đối với hành vi mua bán hóa đơn hoặc Điều 161 quy định tội trốn thuế phạt tù đến 7 năm. Vì thế khi cơ quan Thuế chuyển hồ sơ ĐTNT chây ỳ nợ đọng sang cơ quan Công an thì khả năng thu hồi được rất hạn chế.

- Thủ tục thành lập doanh nghiệp thông thoáng; cơ chế phát hành quản lý hóa đơn, tự in hóa đơn; hình thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền (nhất là cửa khẩu Hà Tiên, Giang Thành và đường biển Phú Quốc); chính sách thanh toán, chuyển tiền qua biên giới... đã tạo điều kiện cho nhiều “doanh nghiệp ma” thực hiện hành vi mua bán hóa đơn lòng vòng khó kiểm soát, “xuất khẩu khống” một phần hoặc toàn bộ hàng hóa; tạo chứng từ thanh toán qua ngân hàng để đủ điều kiện khấu trừ hoặc đủ điều kiện hoàn thuế GTGT xuất khẩu qua đường tiểu ngạch; nạn buôn lậu trên vùng biển Tây Nam diễn ra hết sức phức tạp gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng.

- Mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra thuế liên quan đến nhiều sắc thuế trong khi các cuộc thanh tra, kiểm tra đều qui định thời gian cụ thể, mặt khác trong thời gian qua chính sách thuế thay đổi liên tục cùng với nhiều cơ chế của Chính Phủ; nhiều hệ thống văn bản pháp quy được ban hành, tuy nhiên nhiều văn bản còn chồng chéo chưa đồng nhất nên rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác thanh tra kiểm tra đặc biệt là công tác xử lý vi phạm hành chính sau thanh tra, kiểm tra.

- Cơ quan thuế chưa có chức năng điều tra: Hàng năm, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan Thuế phát hiện ĐTNT gian lận, vi phạm về thuế đã chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát Điều tra đề nghị phối hợp điều tra, khởi tố nhưng số vụ việc được điều tra xử lý còn ít, chiếm một phần nhỏ trong số hồ sơ cơ quan Thuế chuyển sang, chưa tạo tính răng đe, tính kịp thời trong xử lý vi phạm, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp.

- Mặc dù Luật Quản lý thuế ra đời và áp dụng vào năm 2007, quy trình thanh tra, kiểm tra đã thay đổi, hoàn thiện nhiều lần tuy nhiên quy chế giám sát đoàn thanh tra,

kiểm tra vẫn chưa có, hiện nay Cục Thuế Kiên Giang phải vận dụng quy chế giám sát đoàn thanh tra theo Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Thanh tra Chính phủ.

72

Công tác phối hợp:

- Công tác phối hợp giữa ngành Thuế - Kế hoạch Đầu tư - Hải quan – Ngân hàng

để quản lý những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những “doanh nghiệp ma”, các doanh nghiệp hoạt động “xuất khẩu khống”, các doanh nghiệp tạo chứng từ thanh toán qua ngân

hàng là hết sức khó khăn, phức tạp cần sự chủ động của ngành Thuế và sự quan tâm chỉ đạo của những người đứng đầu cơ quan Thuế.

- Công tác giám định tư pháp cho đến nay vẫn chưa có Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an, hướng dẫn cụ thể hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực thuế, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện nhất là các thủ tục, mẫu biểu...

- Quy chế phối hợp giữa Thuế và Công an được xây dựng năm 2007 cho đến nay nhiều nội dung không phù hợp với thực tiễn.

- Chưa xây dựng kịp thời quy chế phối hợp giữa bộ phận thanh tra, kiểm tra với bộ phận quản lý thu nợ - cưỡng chế nợ thuế và bộ phận kê khai thuế.

Các quy trình nghiệp vụ:

- Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành thay đổi liên tục trong khi đó quy trình kiểm tra ban hành theo quyết định số 528/QĐ-TCT từ năm 2008 đến nay vẫn chưa thay đổi để phù hợp với chính sách thuế. Qua khảo sát có 57% ý kiến của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cho rằng cần phải điều chỉnh trình tự thủ tục của quy trình thanh tra, kiểm tra [ phụ lục 3].

- Trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải ban hành nhiều thủ tục, biểu mẫu gây tốn kém, mất thời gian.

- Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra cho Cục Thuế quá cao, vượt quá khả năng, không phù hợp với thực trạng quản lý thuế tại địa phương, cụ thể giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra là 14,65% (trong đó thanh tra 1,65%, kiểm tra 13%) số doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, điều này không hợp lý bởi vì một số doanh nghiệp mặc dù được cấp mã số thuế nhưng không hoạt động, không phát sinh doanh thu, một số doanh nghiệp không thuộc diện kê khai thuế hoặc thuộc dạng ấn định thuế như

73

doanh nghiệp dịch vụ internet, doanh nghiệp đánh bắt hải sản, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý...trong khi lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra tăng không tương xứng, còn thiếu nhiều. Qua khảo sát có 69% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cho rằng Tổng cục Thuế giao kế hoạch về số lượng doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra là chưa phù hợp với thực tế [phụ lục 3].

- Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều doanh nghiệp chuyển giá, chuyển lợi nhuận một cách tinh vi như thành lập thêm doanh nghiệp trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp cũ sang, khi doanh nghiệp cũ hết thời gian hưởng ưu đãi về thuế hoặc liên kết chuyển giá trong nội bộ, dòng tộc...Đặc biệt là xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới như kinh doanh qua mạng điện tử làm cho công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều

khó khăn, đòi hỏi cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ giỏi về chuyên môn còn phải giỏi về ngoại ngữ, tin học và hiểu biết nhiều về lĩnh vực mình thanh tra, kiểm tra.

- Chưa có kho dữ liệu về chỉ số bình quân ngành, về định mức chung của những ngành nghề nhạy cảm, đặc biệt là thông tin về các đối tượng nộp thuế để làm cơ sở cho việc truy cập và phân tích một cách nhanh chóng, chính xác trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra. Việc phân tích thông tin chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ làm công tác thanh

tra, kiểm tra và những thông tin do doanh nghiệp cung cấp (nhiều khi bị sai lệch) nên đôi lúc kết luận rủi ro về thuế của doanh nghiệp chưa chính xác.

Về nhân sự làm công tác thanh tra, kiểm tra:

- Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm thuế tại tỉnh chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Cục Thuế chưa thành lập đội thanh tra ở một số Chi cục Thuế mặc dù đề án đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế triển khai. Hiện tại lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế chỉ có 156

người, chiếm 21,34% cán bộ công chức trong ngành (trong đó lực lượng làm công tác thanh tra chiếm 1,78%, lực lượng làm công tác kiểm tra chiếm 19,56%), trong khi Tổng Cục Thuế quy định tỷ lệ này phải đạt từ 30% trở lên. Mặt khác trình tự thủ tục của hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế rất chặt chẽ, dẫn đến nguồn nhân lực của ngành thuế Kiên Giang chưa đáp ứng được

74

yêu cầu để tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra bảo đảm về số lượng cũng như chất lượng. Qua khảo sát có 66% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cho rằng lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra chưa đủ về số lượng [phụ lục 3].

- Chưa thật sựthường xuyên quan tâm, giáo dục đạo đức cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra để họ trung thành với ngành thuế, có trách nhiệm, có trí tuệ và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụnhân dân (người nộp thuế) và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao.

Về phía người nộp thuế:

Người nộp thuế chưa chủ động tìm hiểu chính sách pháp luật về thuế, không ít NNT cố tình tìm cách để trốn thuế, né thuế, chiếm dụng tiền thuế. Qua khảo sát có 14% số doanh nghiệp cho rằng họ hiểu và nắm bắt chính sách pháp luật về thuế chưa được tốt [phụ lục 4].

Hiện nay phần lớn người tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Kiên Giang nói riêng khi đi mua hàng không lấy hóa đơn, đây là một thói quen mua hàng của chế độcũ, chếđộ nền kinh tế lạc hậu. Việc lấy hoá đơn gần như chưa hình thành, có nhiều

trường hợp được quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không đúng các quy định của thuế. Vềphía người tiêu dùng, cũng từ sự thiếu hiểu biết, họ tiếp tay một cách vô ý cho doanh nghiệp để thực hiện hành vi trốn lậu thuế.

Hơn nữa họ còn cảm thấy phiền hà khi lấy hóa đơn, và cũng không có động cơ giữ hoá

đơn để làm gì, không cảm thấy cần thiết. Đây là một sự yếu kém về khả năng nhận thức của công dân. Một phần cũng do việc xây dựng Luật quản lý về thuế còn thiếu, ví dụnhư ở nước Mỹ mỗi người dân đi mua hàng hoá họ phải lấy bằng được hoá đơn dù

giá trị lớn hay nhỏ để được cơ quan thuế khấu trừ thuế TNCN, nhưng ở nước ta thì

người dân không kinh doanh họ không cần lấy hoá đơn vì họ không phải nộp thuế, lấy

hoá đơn không có lợi cho họ, thậm trí phải trảgiá mua hàng cao hơn khi không lấy hoá

đơn.

Nền kinh tếnước ta chưa phải nền kinh tế tiên tiến hiện đại, phần lớn những giao dịch chưa được thực hiện bởi công nghệ kỹ thuật cao, nền kinh tế nước ta vẫn mang bản chất nền kinh tế tiền mặt. Gần như tất cả các hạch toán và giao dịch đều có thể

75

họ cũng muốn theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Điều này được các doanh nghiệp khai thác lập bộ hồsơ thanh toán giả tạo, không thực hiện đầy đủ chếđộ hóa đơn chứng từ và như vậy cơ quan thuếcũng rất khó phát hiện đểngăn chặn kịp thời những hành vi

đó.

Đối với các cá nhân các doanh nghiệp sử dụng hành vi “trao tay” trực tiếp những khoản thu bằng tiền mặt đã giúp họ trốn được một khoản tiền thuế lớn phải nộp. Giá trị

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)