Những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 77)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.4.2 Những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra

Một là: Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu, sắc thuế

nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời vào Ngân sách nhà nước. Vì vậy vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa chưa thật sự bảo đảm công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật thuế; Các hành vi gian lận về thuế lớn, đặc biệt là các hành vi phạm tội chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT không được làm rõ, kịp thời thu hồi đầy đủ vào cho Ngân sách nhà nước.

66

Hai là:Từ năm 2012 đến năm 2014, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra

của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang chưa cao, chưa có năm nào đạt chỉ tiêu kế hoạch Tổng cục Thuế giao về số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra. Năm 2012 đạt 85,09% kế hoạch, năm 2013 đạt 97,16% kế hoạch và năm 2014 đạt 97,47% kế hoạch. Việc không hoàn thành kế hoạch là do bộ phận thanh tra hàng năm thanh tra đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch. Năm 2012 chỉ đạt 44% kế hoạch, năm 2013 đạt 65% kế hoạch và năm 2014 đạt 51% kế hoạch Tổng cục Thuế giao. Công tác xử lý sau thanh tra chưa được tốt, tình hình nợ đọng thuế sau thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế Kiên Giang là rất lớn, từ năm 2012 đến năm 2014 là 60.771 triệu đồng, tương ứng với 46,71% số thuế truy thu và phạt theo kết luận và quyết định xử lý về thuế.

Ba là: Cục Thuế Kiên Giang còn lúng túng trong việc việc lập kế hoạch thanh

tra, kiểm tra; đánh giá chọn đối tượng để thanh tra, kiểm tra; phân tích các tiêu thức theo chiều ngang, chiều dọc, phân tích theo tỷ suất còn quá trừu tượng do vậy không bảo đảm đúng qui định; Các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tỷ lệ doanh nghiệp sai phạm khi thanh tra, kiểm tra chỉ đạt 99%.

Tổng cục Thuế đã ban hành bộ 21 tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế rất rõ ràng và cụ thể áp dụng cho toàn quốc, tuy nhiên việc cụ thể hóa bộ tiêu chí này áp dụng tại địa bàn Kiên Giang chưa làm đúng và đầy đủ nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro, như việc chọn tiêu chí động và phê duyệt tiêu chí không phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, hơn nữa việc gán các trọng số, xác định ngưỡng phân loại quy mô còn dựa vào cảm tính, chưa được nghiên cứu một cách khoa học, từ đó gây khó khăn cho việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Qua khảo sát có 47% cán bộ làm công tác thanh tra,

kiểm tra cho rằng bộ tiêu chí phục vụ cho việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chỉ đáp ứng được một phần, cần điều chỉnh thêm, 14% chưa tốt [phụ lục 3].

Hàng năm Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu kế hoạch thanh tra, tuy nhiên phòng thanh

tra chưa có biện pháp giao trách nhiệm cho các Chi cục Thuế và phòng Kiểm tra lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra do vậy rất khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp để thanh tra.

Việc lựa chọn doanh nghiệp để thanh tra, kiểm tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra là chưa khoa học, bỏ sót nhiều doanh

67

nghiệp lớn, nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có số thuế truy thu lớn, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Thuế, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư.

Bốn là: Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra mặc dù đã được cải

thiện và nâng cao hơn trước nhưng chưa đáp ứng theo yêu cầu cải cách hiện tại. Chẳng hạn, qua xem xét lại tính hiệu qủa trong các cuộc thanh tra đã thể hiện rõ sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ kế toán, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của cán bộ làm công tác thanh tra. Vì vậy, việc nghiên cứu tài liệu,

phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành thanh tra chưa sâu; chưa tìm hiểu, nắm bắt được các thông tin ngoài ngành về các đối tượng được thanh tra nên kết quả thanh tra đôi lúc chưa cao. Hiện nay một phần lớn cán bộ làm công tác

thanh tra, kiểm tra chỉ làm theo “lối mòn” của những người đi trước, thiếu tính sáng tạo, thiếu đầu tư suy nghĩ, mặc dù khi thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp thì không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, mỗi doanh nghiệp đều có những sai phạm

khác nhau.

Mặc dù nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra thiếu nhưng Cục Thuế vẫn chưa sử dụng một cách triệt để, còn để “thời gian chết” nhiều, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tính chuyên nghiệp không cao, ví dụ như đòan thanh tra sau khi kết

thúc thanh tra tại doanh nghiệp thì chỉ có cán bộ tổng hợp làm việc, còn lại những cán bộ khác rảnh rỗi, thay gì phải tiếp tục đi thanh tra các doanh nghiệp khác từ đó dẫn đến người thì làm việc suốt người thì không được phân công làm.

Vẫn còn trình trạng công chức thuế không đủ năng lực nhưng vẫn được bố trí làm công tác thanh tra, kiểm tra làm giảm năng suất và hiệu quả công việc, tăng rủi ro sai sót cho cuộc thanh tra, kiểm tra. Nghiêm trọng hơn là một số ít công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra có biểu hiện vụ lợi, kém ý thức và trách nhiệm, lợi dụng công tác để gây phiền hà, sách nhiễu, bắt bẻ doanh nghiệp, mặc dù sai phạm của doanh nghiệp là không đáng kể. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp có 14% doanh nghiệp cho rằng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra sách nhiễu doanh nghiệp, 12% doanh nghiệp cho rằng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp [phụ lục 4].

68

Năm là: Công tác phối hợp giữa các phòng, Chi cục thuế và các cơ quan ban

ngành chưa được hiệu qủa. Qui chế phối hợp giữa các phòng, ban, chi cục của Cục Thuế xây dựng đã lâu, nay bị lạc hậu. Việc phối hợp giữa bộ phận kê khai và bộ phận thanh tra, kiểm tra chưa tốt dẫn đến tình trạng doanh nghiệp kê khai thuế sai không được tuyên truyền nhắc nhở kịp thời đến khi thanh tra, kiểm tra mới phát hiện làm cho doanh nghiệp khó khắc phục. Trong năm 2013 để cho 04 doanh nghiệp thành lập với mục đích mua bán hóa đơn, hợp thức hóa thủ tục xuất khẩu hàng nông sản, hàng tiêu dùng qua đường biên giới Campuachia chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT 110.934 triệu đồng, một trong những nguyên nhân để chiếm đoạt tiền hoàn thuế là công tác phối hợp xác minh hóa đơn, thân nhân NNT chưa tốt.

Việc xử lý vi phạm hành chính sau thanh tra, kiểm tra chưa thống nhất từ Cục

Thuế xuống Chi cục, một số vụ việc xử lý chưa đúng quy định. Qua khảo sát còn 3% các quyết định thường xuyên bổ sung, sửa đổi, 14% quyết định ban hành chưa đúng thời gian qui định [phụ lục 3].

Chưa tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương để tổ chức tốt công tác

phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan Công an, cơ quan cấp phép đầu tư, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Ngân hàng... dẫn đến việc phát hiện vi phạm của NNT chưa kịp thời. Có 63% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cho rằng phối hợp không thường

xuyên và 7% cho rằng phối hợp chưa tốt [phụ lục 3].

Sáu là: Công tác tuyên truyền hỗ trợ thực hiện chưa tốt, văn bản trả lời vướng

mắc của doanh nghiệp thời gian kéo dài, văn bản trả lời còn chung chung, chưa cụ thể, không đi vào trọng tâm của vấn đề mà NNT muốn hỏi, một số văn bản còn chồng chéo, không thống nhất về cùng một nội dung. Có 50% doanh nghiệp có ý kiến rằng công tác truyên truyền, trả lời chính sách thuế cho NNT chưa rõ ràng, còn chồng chéo, khó thực hiện; 26% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền chưa đầy đủ [phụ lục 4].

Bảy là:Việc áp dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra

chưa được khai thác triệt để lý do công tác quản lý chưa được đồng bộ, dữ liệu NNT không đầy đủ. Qua khảo sát có 53% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cho rằng việc thu thập thông tin tốt nhưng chưa đầy đủ [phụ lục 3].

69

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 77)