Vị trí, nhiệm vụ và vai trò của trường trung học cơ sở trong hoạt động phân luồng học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 22 - 25)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3. Hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở

1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và vai trò của trường trung học cơ sở trong hoạt động phân luồng học sinh

- Vị trí, nhiệm vụ của trường THCS

Theo Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐT) tại Điều 2. Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học quy định:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ

trưởng Bộ GDĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

2. Quản lý GV, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận HS; vận động HS đến trường; quản lý HS theo quy định của Bộ GDĐT.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho GV, nhân viên, HS tham gia hoạt động xã hội.

8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Vai trò của trường THCS trong hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THCS, GDHN được tích hợp vào các môn học, đồng thời được biên soạn thành một số chủ đề ở các môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong 2 năm học cuối cấp. Vai trò của trường THCS chính là định hướng nghề nghiệp và phân luồng HS, do vậy, GV THCS cần thực hiện đổi mới nội dung GDHN thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường. Mặt khác, đối với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, giáo dục trong trường THCS sẽ tăng cường cho HS THCS thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với từng địa phương.

Vai trũ của trường THCS càng được thể hiện rừ trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, nội dung GDHN tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của địa phương và của cả nước.

Phân luồng HS THCS tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người phù hợp năng lực của cá nhân và đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Trên bình diện của từng cá nhân, mỗi con người có một thiên hướng, năng lực, sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh khác nhau, phân luồng HS THCS không phải là ép buộc những HS THCS yếu thế về học lực và hoàn cảnh kinh tế về phía những phương thức học tập bất lợi, mà là tạo ra phương thức học phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của họ… phân luồng HS THCS còn đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu nhân lực cho phù hợp. Phân luồng HS THCS tạo điều kiện linh hoạt cho người học dễ dàng chuyển đổi giữa chương trình, trình độ đào tạo…

Trường THCS cần thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 07/2019/TT- BLĐTBXH ngày 07/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017 quy định về quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/4/2019, việc tuyển sinh trình độ cao đẳng được mở rộng thêm đối tượng là người tốt nghiệp THCS (quy định cũ yêu cầu phải tốt nghiệp THPT). Thời gian học được rút ngắn lại, các em vừa được học để hoàn thiện chương trình THPT, vừa có điều kiện sớm tạo dựng nghề nghiệp. Ngoài ra, theo quy định, đối tượng tốt nghiệp THCS đi học trung cấp nghề còn được miễn giảm học phí…

Vì vậy, nhà trường THCS phải tạo bước đột phá về chất lượng GDHN trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS THCS và THPT vào học các trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)