Các lực lượng tham gia phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Các lực lượng tham gia phân luồng học sinh trung học cơ sở

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: Có trách nhiệm lớn trong việc tổ chức thực hiện dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới dạy học truyền thụ nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực HS, lấy HS làm trung tâm cho mọi hoạt động nhằm tổ chức phân luồng HS THCS hiệu quả.

- GV chủ nhiệm: GV chủ nhiệm phải thiết kế các tiết hướng nghiệp để giúp HS nhận thức được các thành tố quan trọng cần thiết trước khi xác định nghề nghiệp phù hợp như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng xã hội hay các giá trị cá nhân. Đối với từng em, GV chủ nhiệm cần theo dõi, trò chuyện giúp HS khám phá được điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, thuận lợi và khó khăn trong gia đình cũng như xu hướng xã hội của nơi các em sống hoặc toàn xã hội để phân luồng HS. Muốn làm được như vậy, GV chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng với HS, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy.

- GV bộ môn: GV bộ môn bên cạnh khả năng thực hiện kĩ năng hướng dẫn HS nội dung tri thức môn học, từ đó phát hiện năng lực và học lực của HS, định hướng HS học lên THPT. GV bộ môn còn phải có năng lực hướng nghiệp để phân luồng HS, giúp HS quyết định chọn nghề vừa phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội.

- GV làm công tác hướng nghiệp: Hướng nghiệp ở trường THCS là công tác nhằm phân luồng HS sau tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho các em. Thực hiện tốt công tác này không những có ý nghĩa quan trọng với cá nhân, gia đình HS trong việc xác định tương lai, sự nghiệp mà còn góp phần cho sự phát triển xã hội. Do vậ̣y, GV hướng nghiệp cần tổ chức được các cuộc hội thảo để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp giới thiệu ngành nghề. Điều này sẽ thu hút được sự quan tâm của HS khi các em được trực tiếp trao đổi, giải đáp những thắc mắc từ phía các trường đại học, cao đẳng mà các em mong muốn sau này. GV cần tư vấn hiệu quả cho từng cá nhân HS giúp các em hiểu rõ hơn những vấn đề, thắc mắc của riêng các em xoay quanh việc chọn trường, chọn nghề. Cung cấp cho HS các website có thông tin nghề, giúp các em rèn luyện tính tích cực, tự tìm hiểu và giải quyết thắc mắc của bản thân thông qua thông tin nghề nghiệp đã được cung cấp… Một số kĩ năng cũng được GV triển khai hiệu quả như: Giúp HS lập kế hoạch nghề nghiệp. HS đã được GV trợ giúp giải tỏa những khó khăn, lo lắng, băn khoăn trong quá trình chọn nghề phù hợp. Các em đã xác định được mục tiêu bản thân, được tạo điều kiện tham gia vào hoạt động ngoại khóa và tham gia phục vụ cộng đồng để tạo thêm cơ hội nghề nghiệp. Đặc biệt, HS được khuyến khích quyết định nghề nghiệp, đánh giá quyết định nghề nghiệp có thực sự phù hợp với bản thân các em hay không...

- Gia đình HS làm tốt công tác phân luồng không chỉ mang lại cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn giúp HS và gia đình tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc và công sức khi khả năng học tập của các em không đáp ứng được theo nội dung, chương trình giáo dục phổ thông. Gia đình cha mẹ cần có sự phối hợp với nhà trường để thực hiện phân luồng HS bằng cách nâng cao nhận thức cho HS về vấn đề đại học không phải là con đường duy nhất để các em lập nghiệp. Để các em bước vào đời mà học nghề cũng là hành trang vững chắc để các em có chỗ đứng trong xã hội.

- Tăng cường sự tham gia của các cơ sở GDNN, doanh nghiệp tham gia GDHN, định hướng phân luồng HS phổ thông đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tăng cường sự phối hợp giữa trường THCS với các cơ sở GDNN - GDTX, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho GDHN và định hướng phân luồng HS phổ thông.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ công tác GDHN cho HS phổ thông.

1.4. Quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)