Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo ở huyện Đại Từ
Đại từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Phú Lương;
phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2019, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,59%; giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt 9.100 tỉ đồng, vượt 15,13% so với kế hoạch; tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước thực hiện gần 220 tỉ đồng, vượt trên 47% kế hoạch giao; tạo việc làm tăng thêm cho gần 3.500 lao động, vượt gần 11% so với kế hoạch; tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,23% so với năm 2018.
Năm 2020, huyện Đại Từ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như:
Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống thấp hơn 1,3%; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào huyện; tăng cường quảng bá cho thương hiệu Chè Đại Từ… [24].
Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc là dự án lớn của tỉnh với tiềm năng về du lịch, dự án mở rộng bãi thải mỏ than Khánh Hòa, dự án mở rộng phía trước khu Di tích lịch sử Quốc gia 27/7, khu dân cư 1A, 1B thị trấn Hùng Sơn, dự án của ngành điện, dự án đường Cù Vân - An Khánh - Phúc Hà… với khu dân cư số 1, thị trấn Hùng Sơn (giai đoạn 1) và khai trương Chợ trung tâm huyện Đại
Từ sở hữu các dịch vụ và tiện ích như: Trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà trẻ, trường mầm non quốc tế, chợ trung tâm, bể bơi ngoài trời, công viên cây xanh, quảng trường… cũng tạo ra thời cơ trong liên kết đào tạo về du lịch, dịch vụ, y tế, GDĐT.
Công ty Núi Pháo Mining đã giải quyết phần lớn nhu cầu việc làm cho người dân tại huyện Đại Từ, “Núi Pháo Mining đã tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động” [11], Núi Pháo Mining đã dành nhiều mối quan tâm vào việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là lao động địa phương vừa tốt nghiệp THCS với yêu cầu thực hiện một số công việc có tính chất không phức tạp, có khả năng ứng dụng kỹ thuật vào công việc. Công ty Núi Pháo Mining sẽ tổ chức đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động để đảm nhiệm một số công việc có tính chất phức tạp.
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Đại Từ
Tính đến năm học 2018 - 2019, huyện Đại Từ có 97 đơn vị trường học với trên 1.168 lớp và hơn 35.700 HS, trong đó có 31 trường THCS, 33 trường tiểu học, 33 trường mầm non, nhiều trường học trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Giai đoạn 2016 - 2019, toàn huyện đã xây mới được gần 60 nhà hai tầng, trên 400 phòng học, đầu tư gần 10 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị dạy học các khối lớp…
Ngành GDĐT huyện đã tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân huyện quan tâm đầu tư xây dựng trường học nhằm tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục đồng đều trên địa bàn toàn huyện. Ưu tiên xây dựng trường học là mục tiêu hàng đầu, huyện Đại Từ đã dành phần lớn kinh phí từ ngân sách để đầu tư xây dựng trường lớp khang trang, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho giáo dục để đảm bảo nhu cầu học tập của HS.
Bên cạnh đáp ứng về cơ sở vật chất, điều kiện quan trọng mang tính quyết định đối với chương trình giáo dục phổ thông mới là đội ngũ CBQL, GV.
Ngành GDĐT đã và đang trong quá trình chuẩn bị nội dung tập huấn từ Bộ, Sở,
thông qua đội ngũ cán bộ cốt cán. Các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới về nội dung cấu trúc chương trình, chuyên môn tiếp tục được triển khai đến các CBQL, GV tới các nhà trường, đội ngũ GV. Phòng GDĐT đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với nhà giáo, đảm bảo toàn bộ cán bộ, GV, nhân viên yên tâm công tác, cống hiến lâu dài cho sự nghiệp giáo dục. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV gắn với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bảng 2.1. Quy mô phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
TT Quy mô phân luồng HS THCS
Năm học
2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019
SL % SL % SL %
1
Tổng số HS hoàn thành chương trình giáo dục THCS
2168 99,9 2223 100 2102 99,9
2 Số HS vào THPT 1600 73,8 1600 71,97 1500 76,26 3 Số HS vào trường
PTDTNT tỉnh 16 0,7 18 0,8 17 0,8
4
Số HS vào Trung tâm GDNN - GDTX huyện, tỉnh
158 7,28 184 8,27 173 8,23
5 Số HS vào Trung
cấp chuyên nghiệp 8 0,36 18 0,81 51 2,42
6 Số HS vào cơ sở
dạy nghề 4 0,18 45 2,02 103 4,9
7 Số HS nghỉ học THCS 382 17,6 358 16,1 258 12,27 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ năm 2019
Năm học 2016 - 2017, trong tổng số 2.168 HS hoàn thành chương trình giáo dục THCS có 1.600 HS vào THPT; 16 HS vào trường Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh, 158 HS vào Trung tâm GDNN - GDTX huyện, tỉnh; 8 HS vào trung cấp chuyên nghiệp; 4 HS vào cơ sở dạy nghề; 382 HS nghỉ học sau THCS.
Năm học 2017 - 2018, trong tổng số 2.223 HS hoàn thành chương trình giáo dục THCS có 1.600 HS vào THPT; 18 HS vào trường Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh, 184 HS Trung tâm GDNN - GDTX huyện, tỉnh; 9 HS vào trung cấp chuyên nghiệp; 45 HS vào cơ sở dạy nghề; 358 HS nghỉ học sau THCS.
Năm học 2018 - 2019, trong tổng số 2.102 HS hoàn thành chương trình giáo dục THCS có 1.500 HS vào THPT; 17 HS vào trường Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh, 173 HS Trung tâm GDNN - GDTX huyện, tỉnh; 51 HS vào trung cấp chuyên nghiệp; không có HS vào cơ sở dạy nghề; 258 HS nghỉ học sau THCS.
Như vậy, luồng vào THPT qua 3 năm học chiếm đa số, luồng vào GDNN, GDTX qua 3 năm là gần 200 HS, số HS nghỉ học sau THCS qua 3 năm giảm từ 382 HS xuống còn 258 HS vào năm học 2018 - 2019. Số HS nghỉ học phần lớn trở thành lao động tự do.
Như vậy, trong 3 năm học chỉ có từ 7,28% đến 8,27% số HS vào Trung tâm GDNN - GDTX huyện, 0,36% đến 2,42% số HS vào Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh; 0,18% đến 4,9% số HS vào cơ sở dạy nghề. Kết quả phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ chưa đáp ứng mụ̣c tiêu phân luồng HS THCS theo Đề án GDHN và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025: Theo Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, “Đến năm 2020, cả nước phấn đấu ít nhất 30% HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp”.
Nguyên nhân do nhận thức của cha mẹ HS, người dân và xã hội, cộng đồng đối với công tác GDNN chưa đúng, coi học nghề ít có tương lai phát triển; đội ngũ chuyên trách công tác hướng nghiệp cũng là một rào cản lớn khiến việc phân luồng HS THCS gặp khó khăn.
- Về đội ngũ GV, CBQL:
Bảng 2.2. Trình độ GV, CBQL các trường THCS huyện Đại Từ
Trình độ Thành phần
Tổng
số Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Giáo
viên Cán bộ quản lý
Số lượng 61 53 8 0 219 16
Tỷ lệ (%) 86,9 13,1 0,0 72,7 5,4
Nguồn: Phòng GDĐT huyện Đại Từ năm 2019 Kết quả bảng 2.2 cho thấy: số GV và CBQL có trình độ đại học chiếm 86,9%; số GV, CBQL có trình độ thạc sĩ chiếm 13,1%; CBQL và GV có trình độ tiến sĩ chiếm 0,0%. Các nhà trường cần có xây dựng kế hoạch để quy hoạch xây dựng đội ngũ GV THCS trong những năm tới. Các trường cần tăng cường chất lượng đội ngũ GV hơn nữa thông qua việc cử đi học nâng cao trình độ đúng chuyên môn và nâng cao chất lượng GV.
Trong những năm qua, Phòng GDĐT huyện Đại Từ đã đầu tư 215,847 triệu đồng cho việc nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho các trường THCS và mua sắm, đầu tư thiết bị dạy học theo chương trình phổ thông mới; trong đó đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường đạt chuẩn qui định. Các trường có đủ phòng học đáp ứng nhu cầu dạy và học.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng