Lập kế hoạch phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Lập kế hoạch phân luồng học sinh trung học cơ sở

Trong quá trình phân luồ̀̀̀ng HS THCS rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng là người đứng đầu tập thể. Dựa trên điều kiện thực tế của trường học, Hiệu trưởng là người giám sát việc lên kế hoạch chương trình giảng dạy, giúp triển khai các hoạt động dạy học và phân luồng HS, giải pháp quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học và phân luồng HS THCS. Hiệu trưởng phải thực hiện các nội dung sau:

- Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phân luồng HS THCS từ năm học trước.

- Xây dựng mục tiêu phân luồng HS THCS căn cứ trên tình hình kinh tế́́ - xã hội của địa phương, nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

- Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện phân luồng HS THCS. - Xây dựng kế hoạch nêu ra những biện pháp để thực hiện mục tiêu phân luồng HS THCS.

- Kế hoạch nêu được thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, lực lượng tham gia và kết quả đạt được, nguyên nhân của những hạn chế.

Việc lập kế hoạch thông qua việc điều tiết chỉ tiêu đào tạo cho các luồng. Sau khi tốt nghiệp THCS, HS có 4 luồng có thể lựa chọn là học lên THPT, vào

học Trung cấp chuyên nghiệp, học tại Trung tâm GDNN - GDTX. Dựa trên nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm, các địa phương xây dựng các chỉ tiêu đào tạo phù hợp cho từng luồng.

Bằng việc giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở giáo dục sau cấp THCS là biện pháp quản lý phân luồng tương đối mạnh của các cấp quản lý. Với việc giảm chỉ tiêu đầu vào của luồng THPT, tăng chỉ tiêu cho các luồng còn lại như Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, Trung tâm GDNN - GDTX sẽ làm cho lượng HS được phân bố theo như mục tiêu phân luồng đã đề ra.

Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề phù hợp với tiến bộ kĩ thuật, công nghệ trong sản xuất, với trình độ HS THCS theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với yêu cầu của người sử dụng lao động.

Đối với các trường THCS cần xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phân luồng HS THCS cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của các hoạt động phân luồng HS THCS; kế hoạch xác định các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch phân luồng HS THCS; Xác định các lực lượng tham gia vào hoạt động phân luồng HS của nhà trường nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài nhà trường tham gia vào các hoạt động phân luồng HS của nhà trường.

Hoạt động xây dựng kế hoạch phân luồng HS THCS ở nhà trường cần có sự tham gia của các bên liên quan như: ban giám hiệu, hội đồng trường, toàn thể GV, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở, cấp Phòng, các doanh nghiệp trên địa bàn, cộng đồng dân cư và các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)