Hình thức tổ chức phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Hình thức tổ chức phân luồng học sinh trung học cơ sở

- Thông qua dạy văn hóa, hoạt động tham quan, giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thông qua các môn học văn hóa, buổi tham quan, trải nghiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp, GV bám sát chương trình phổ thông mới bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực HS thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học

tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

- Thông qua hoạt động GDHN ở trường THCS: HS có kiến thức về môn học và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; biết cách tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân; biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực. Về kĩ năng, HS tự đánh giá được sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp; tìm kiếm được thông tin nghề, thông tin thị trường tuyển dụng lao động và các cơ sở đào tạo cần thiết; lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. Về thái độ, HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường để tăng thêm nhận thức về bản thân, nhận thức nghề nghiệp; tự tin thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Thông qua dạy học: Trong trường phổ thông, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV chủ nhiệm, GV bộ môn thông qua môn học hình thành cho HS khả năng tự chủ trong việc học tập tốt và lựa chọn nghề của HS trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của xã hội. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng HS THCS.

- Thông qua hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đó là các hoạt động theo chủ đề nghề nghiệp như: chủ đề nông nghiệp, chủ đề y tế, chủ đề công nghiệp… GV giúp HSKT lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động vui chơi, lồng ghép giữa chơi và học nhằm giúp các em có thể dễ dàng tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức một cách nhẹ nhàng.

- Thông qua hoạt động trải nghiệm: Thông qua hoạt động này, GV định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)